Tràng Giang

Phân tích bài thơ Tràng Giang ( Huy Cận )

Tràng Giang – Phân tích Tràng Giang – Soạn bài Tràng Giang

Nếu như đã từng một lần đứng trước những dòng sông vào những buổi chiều ta, chắc chắn trong lòng mỗi chúng ta đều có những cảm xúc vô cùng dạt dào,da diết. Đó có thể là nỗi buồn vô định trước bao la mây trời sông nước,cũng có thể là nỗi nhớ quê hương,gia đình. Với nhà thơ Huy Cận cũng vậy, Đứng trước dòng sông Hồng mặn mà phù sa vào lúc hoàng hôn,cảm xúc dâng trào. Để rồi chàng thanh niên 20 tuổi khi ấy đã viết lên những dòng thơ vô cùng thi vị và giàu cảm xúc.

Bài thơ Tràng Giang

Bài thơ  “Tràng giang” ra đời như là tiếng lòng của một chàng thi sĩ đa sầu đa cảm .Và cũng là tiếng lòng của rất nhiều thế hệ nghệ sĩ lúc bấy giờ.Bài thơ là sáng tác tiêu biểu nhất của Huy Cận giai đoạn trước năm 1945, được in trong tập Lửa thiêng.Xuyên suốt bài thơ , nỗi buồn bao trùm từng câu từng chữ .Nỗi buồn ấy vô định và mêng mông ,chất chứa trong đó cả nỗi buồn thời cuộc .

Huy Cận (1919-2005) sinh ra ở bên dòng sông Ngàn Sâu tỉnh Hà Tĩnh. Ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu trong phong trào thơ mới. Gắn liền với giai đoạn này còn có rất nhiều tên tuổi nhà thơ nổi bật như Chế Lan Viên ,Xuân Diệu ,Tế Hanh,Vũ Đình Liên …

Tràng Giang
Tràng Giang

Sáng tác của Huy Cận cũng có những sự chuyển biến rõ rệt theo tình hình của đất nước. Có thể chia thành 2 giai đoạn lớn :Trước năm 1945 là một tâm hồn nhiều cảm xúc, chủ yếu viết về cái tôi cá nhân và những nỗi buồn da diết,sâu thẳm.

Sau năm 1945 ,với sự chuyển biến của đất nước, Khi ánh sáng cách mạng như là mặt trời chân lý chiếu rọi .Nhà thơ dường như cũng tìm cho mình một niềm vui mới,cảm xúc mới.Niềm vui đã hân hoan trở lại như “Đoàn thuyền đánh cá” ra khơi với không khí hào sảng,hạnh phúc. Niềm vui cá nhân,niềm tin yêu cuộc sống hòa quyện trong niềm vui to lớn của dân tộc .

Trong sự nghiệp sáng tác của Huy Cận , “Tràng giang “ vẫn là một bài thơ tiêu biểu và độc đáo nhất. Mở đầu với những câu thơ rất da diết,chất chứa biết bao nỗi niềm:

“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

Con thuyền xuôi mái nước song song”.

Chỉ với hai câu thơ thôi, Nhưng đủ để vẽ lên trước mắt chúng ta một bức tranh vô cùng bao la và rộng lớn. Đó là cảnh một dòng sông rất rộng và cũng rất dài. Từng lớp sông nối đuôi nhau trôi rất lặng lẽ. Từ”gợn“gợi ra chúng ta rất nhiều liên tưởng. Nhìn sông thôi cũng đủ gợn ra rất nhiều cảm xúc trong lòng con người. Nỗi buồn ở đây không chỉ đơn thuần mà là trùng trùng, điệp điệp, từng lớp này đến lớp khác nối tiếp nhau.

Đọc thêm  Phân tích bài thơ Vội Vàng

Trên dòng sông mênh mông đó xuất hiện hình ảnh một con thuyền. Dường như là buổi chiều nên con thuyền cũng nghỉ ngơi xuôi theo con nước, không còn căng buồm rẽ sóng nhộn nhịp như buổi sáng nữa. Con thuyền để “xuôi “ giống như mặc dòng nước trôi. Hay chính là cảm xúc bất lực,muốn thả trôi cuộc đời mình,phó mặc cho số phận của người nghệ sĩ.

Trong 2 câu thơ này việc  sử dụng liên tiếp từ láy “điệp điệp,song song” càng làm nổi bật thêm nhiều lớp cảm xúc của nhà thơ. Cảm xúc ấy chất chứa chứ không đơn thuần là chỉ một nỗi buồn giản đơn.Tiếp theo dòng cảm xúc ấy là hai câu thơ:

“Thuyền về nước lại sầu trăm ngả

Củi một cành khô lạc mấy dòng”.

Thuyền và nước gắn bó với nhau, Nay thuyền về nghỉ ngơi thì dòng nước bỗng nhiên  “sầu trăm ngả”. Một sự đối lập của 2 chuyển động “thuyền về” và “nước ở lại “ gợi lên trong lòng chúng ta sự chia ly ,ngăn cách. Ở đây biện pháp ẩn dụ được sử dụng vô cùng hiệu quả.

Nhà thơ lấy hình ảnh con nước để biểu thị cho tâm trạng của con người. Nỗi buồn sầu về kiếp người, về cuộc sống,nỗi sầu nhớ quê hương. Và cả nỗi sầu cho hoàn cảnh,thực trạng  của đất nước. Hình ảnh “ củi một cành khô” xuất hiện như càng làm tăng thêm sự hiu hắt, cô quạnh cho khung cảnh bến sông buổi chiều tà.

Biện pháp đảo ngữ trong câu này đã khắc họa rõ nét thêm cảm xúc chất chứa của tác giả. Củi đã khô héo lại chỉ có một cành,không phải trôi nữa mà là “ lạc” giữa trăm ngàn con sóng .Không biết nó sẽ trôi về đâu, một cảm giác vô định xuất hiện .

Ở khổ thơ tiếp theo đây, chúng ta lại tiếp tục bắt gặp rất nhiều hình ảnh gần gũi và chất chứa nhiều cảm xúc:

“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

Nắng xuống trời lên sâu chót vót

Sông dài trời rộng bến cô liêu”

Đứng ở bờ sông, nhà thơ nhìn vào giữa dòng thấy cô đơn và não nề quá. Ông đảo mắt nhìn sang bên bờ xa xăm ,như là sự  kiếm tìm một chút hy vọng về một niềm tươi mới nào đó. Nhưng rồi mọi thứ cũng không khá hơn bao nhiêu, Thậm chí còn ảm đạm và sầu não hơn nữa. Đó là hình ảnh những cồn cát nhỏ lơ thơ trong gió .Là âm thanh lấp ló đâu đó trong không gian về một làng chài xa. Về một phiên chợ chiều hiu hắt bóng người ,hàng quán đìu hiu,thưa thớt người mua.

Đọc thêm  Hình tượng người phụ nữ trong các sáng tác của Nguyễn Du

Buổi chiều rồi mà ,nhịp sống dường như chậm lại ,tĩnh lặng hơn. Nhà thơ lại tiếp tục đưa ánh nhìn của mình lên bầu trời và đảo qua một lượt khung cảnh xung quanh.

Hình ảnh nối tiếp nhau với những chuyển động đối lập xuất hiện : Nắng xuống,trời lên,sông dài và biển rộng .Còn có hình ảnh nào miêu tả sự bao la,vô tận của đất trời bằng hình ảnh “sông và biển”.

Còn có sự chuyển động nào sinh động và rõ nét bằng ánh nắng buổi chiều. Sự quan sát vô cùng tinh tế của nhà thơ còn thể hiện ở chỗ : Đó là khi hoàng hôn buông xuống,mặt trời từ từ khuất núi thì ánh nắng cũng chuyển động xuống theo. Lúc ấy sẽ thấy bầu trời trở nên vô cùng cao và rộng lớn hơn. Chỉ mấy câu thơ thôi mà chúng ta cảm nhận như một thước phim quay chậm đang chuyển động trước mắt. Thật sống động và bao la ,rộng lớn.

Tuy nhiên đứng trước sự bao la ,rộng lớn ấy,con người càng cảm thấy mình nhỏ bé và lạc lõng. Nỗi buồn càng lúc càng não nề hơn. Chưa dừng lại ở đây, nhà thơ lại dẫn dắt chúng ta vào một lớp cảm xúc khác:

Bèo dat về đâu hàng nối hàng

Mêng mông không một chuyến đò ngang

Không cầu gợi chút niềm thân mật

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

Lại một sự chuyển động tiếp nữa, những cây bèo dạt từng hàng nhưng không biết về đâu. Chỉ biết lững lờ như vậy giữa dòng nước mà thôi cũng không có lấy một chuyến đò nào ở trên sông nữa.

Nhịp sống đã dừng lại, nhưng nhà thơ vẫn tiếp tục kiếm tìm trong một chiều hư vô ấy: Có chút ấm áp,thân mật nào không. Nhưng câu trả lời chỉ là “lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng. Cảnh vật nối tiếp cảnh vật,không có một chút nào đó để người nghệ sĩ bấu víu vào, để kéo họ ra khỏi nỗi buồn sâu thẳm. Đại thi hào Nguyễn Du đã từng có câu thơ vô cùng nổi tiếng:

“Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Quả thật rất đúng với những cảm xúc của nhà thơ Huy Cận trong bài thơ này. Một khi lòng người đã buồn thì nhìn cảnh đâu cũng sẽ là tẻ nhạt,là đìu hiu,trống vắng. Và một khi lòng đã sầu mà gặp cảnh sông nước buổi chiều tà thì nỗi sầu đó càng não nề hơn.

Và khổ thơ cuối cùng như là sự miêu tả tận cùng của nỗi sầu đó:

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh mỏi bóng chiều sa

Trên bầu trời chiều khi nắng tắt,những đám mây trắng bạc xuất hiện từng lớp ,từng lớp..Màu trắng gợi cho chúng ta sự mênh mông và bao la của bầu trời. Hình ảnh cánh chim xuất hiện vô cùng thi vị và giàu cảm xúc .Cánh chim đã mỏi sau một ngày bay lượn trên bầu trời. Hay chính là lòng người đã mệt mỏi giữa dòng chảy cuộc đời trăm lối.

Đọc thêm  Tóm tắt Truyện Lục Vân Tiên

Cánh chim từ lâu đã là một điển tích vô cùng độc đáo được sử dụng phổ biến trong thơ Đường.Thể thơ thất ngôn Đường luật được sử dụng càng làm tăng thêm nét cổ điển và chiều sâu cho bài thơ .

Và rồi cuối bài nhà thơ đã đưa ra lý do cho nỗi buồn xuyên suốt ,sầu não đó chính là :

“Lòng quê dợn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.”

Nỗi nhớ ở đây phải hiểu một cách rộng hơn trong tình hình của đất nước lúc bấy giờ. Trước năm 1945 là một giai đoạn vô cùng đau thương của dân tộc. Khi mà chế độ thực dân nửa phong kiến cai trị. Giữa một bên là chế độ phong kiến cổ hủ và lạc hậu,một bên là chính sách cai trị tàn bạo của bọn thực dân Pháp.

Tình cảnh chung của tầng lớp nghệ sĩ bấy giờ là cảm giác chán chường,bất lực trước thời cuộc. Là cảm giác đứng trên chính quê hương của mình mà bị cùm kẹp,không được tự do.Cái cảm giác “nhớ” ở đây có thể hiểu là nỗi nhớ nhà, nhớ gia đình nhưng cũng có thể lớn hơn là nỗi nhớ quê hương,dân tộc.

Nhìn thấy cảnh đất nước giày xéo, đau thương như vậy,nhìn thấy những phong trào cách mạng giai đoan này bị đàn áp dã man, người nghệ sĩ không khỏi bùi ngùi. Họ chỉ biết tìm đến thiên nhiên, đến vũ trụ bao la để giãi bày tâm hồn mình.

Một sự khủng hoảng lớn về cảm xúc. Hình ảnh “khói hoàng hôn “ sao mà chất chứa biết bao, gợi cho chúng ta liên tưởng đến những câu thơ vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Thôi Hiệu trong bài “Hoàng hạc lâu”

 “Quê hương khuất bóng hoàng hôn

Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai”

“Tràng giang” một bài thơ vô cùng đẹp và trang nhã cả về tứ thơ và hình ảnh. Ẩn sau đó là rất nhiều lớp cảm xúc sâu thẳm của nhà thơ. Huy Cận đã mang đến cho chúng ta những hình ảnh vô cùng gần gũi ,thân quen .Một khung cảnh buồn tiêu điều,sầu não. Gợi lên sự bé nhỏ ,cô đơn của con người trước đất trời bao la.Nhưng sâu xa hơn hết đó là tình yêu quê hương đất nước dạt dào.

Scroll to Top