Xuân Diệu

Xuân Diệu

XUÂN DIỆU – ÔNG HOÀNG CỦA NHỮNG ÁNG THƠ TÌNH.

Xuân Diệu(2/2/1916) là một trong những nhà thơ tiêu biểu trong phong trào thơ mới của Việt Nam. Là “nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới”( theo Hoài Thanh). Có rất nhiều tác phẩm của Xuân Diệu được đông đảo công chúng yêu thơ đón nhận nồng nhiệt. Thậm chí có những câu thơ của ông được nhắc đi nhắc lại nhiều lần: Ví dụ như “ Yêu là chết ở trong lòng một ít”, “Thà một chút huy hoàng rồi chợt tắt. Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.”Vậy chúng ta  hãy cùng tìm hiểu đôi nét về nhà thơ tài hoa này nhé!

Tiểu sử sự nghiệp Xuân Diệu

Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu ,quê gốc ở làng Trảo Nha,huyện Can Lộc ,tỉnh Hà Tĩnh nhưng sinh ra và lớn lên tại Bình Định.

Năm 1927,ông theo học ở Quy Nhơn.Sau đó ,ông theo học tú tài ở Thừa Thiên Huế.

Năm 1937,Xuân Diệu học luật ở Hà Nội.

Cuối năm 1940 ,ông làm viên chức ở Mỹ Tho ,Tiền Giang.

Xuân Diệu là thành viên thứ 7 cũng là thành viên cuối cùng của nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Một trong những tổ chức văn nghệ sĩ tiêu biểu và nổi tiếng nhất ở miền Bắc thời kỳ bấy giờ. Ông là cây bút chủ đạo trong mục Thơ Mới trên báo Ngày Nay – tờ báo của Tự lực văn đoàn. Bên cạnh sáng tác thơ ca,ông còn tham gia viết báo, phê bình văn học ,dịch sách…

Xuân Diệu
Xuân Diệu

Cuộc đời của Xuân Diệu gắn bó với giấy bút và được mọi người nhận xét là người vô cùng chăm chỉ tỉ mỉ trong công việc. Ông từng nói rằng “Nhà văn tồn tại ở tác phẩm. Không có tác phẩm thì nhà văn ấy coi như đã chết.”.Ông thích lối sống gọn gàng ngăn nắp,chỉn chu.Thời gian trong ngày ông dùng vào việc viết lách cho các tờ báo và cần mẫn sáng tác thơ ca .

Đọc thêm  Cảm nhận hình tượng người anh hùng thời Trần qua Thuật hòai và Cảm hoài

Năm 1944, Xuân Diệu tham gia vào phong trào Việt Minh. Trong kháng chiến,ông di tản lên chiến khu Việt Bắc tham gia sổi nổi vào phong trào văn hóa, văn nghệ. Và làm thư ký tòa soạn tạp chí  Văn Nghệ. Hòa Bình lập lại Xuận Diệu về sống và làm việc tại Thủ Đô Hà Nội tới khi qua đời năm 1985.

Ông đã được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về văn học nghệ thuật năm 1996.

Là cây đại thụ trong nền thơ ca Việt Nam,bởi vậy di sản sáng tác của ông để lại vô cùng đồ sộ với hơn 450 bài thơ,truyện ngắn.Ngoài ra còn số lượng lớn những bài bút ký,phê bình văn học ,trường ca,và rất nhiều bài báo…

Một số tác phẩm tiêu biểu của Xuân Diệu

Thơ Xuân Diệu

+ Thơ thơ(46 bài)

+ Gửi hương cho gió(51 bài)

+ Ngôi sao(1954, 41 bài)

+ Hội nghị  non sông(1946)

+ Riêng chung(1960 ,49 bài)

Văn xuôi Xuân Diệu

+ Phấn thông vàng(1939)

+ Trường Ca(1945)

+ Việt Nam nghìn dặm

Tiểu luận phê bình Xuân Diệu

+Thanh niên với quốc dân

+Tiếng thơ

+Ba thi hào dân tộc.

+Hồ Xuân Hương ,bà chúa thơ Nôm.

Phân tích chữ tình trong thơ Xuân Diệu 

Không phải tự dưng mà người đời phong cho ông biệt danh “Ông hoàng thơ tình”.Bởi với Xuân Diệu ,ngày nào còn tồn tại trên cõi đời này là còn tha thiết với tình yêu.

Tình yêu đối với Xuân Diệu lúc nào cũng tươi mới ,căng tràn,nồng nàn và da diết. Ông lúc nào cũng sợ tuổi xuân qua đi ,sợ già ,sợ không còn cái sức sống của tuổi trẻ. Để rồi vội vàng ,hấp tấp nắm giữ mọi thứ:

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Anh Thơ

“Tôi muốn tắt nắng đi cho  màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại cho hương đừng bay xa”

“Trích bài thơ Vội vàng”

Hay câu thơ:

“Mau với chứ!Vội vàng lên với chứ!

Em em ơi :tình non sắp già rồi!”

Ông muốn sống cuồng nhiệt nhất có thể ,sống hết mình ,yêu hết mình. Ông không muốn mỗi ngày trôi qua trong sự tẻ nhạt và vô vị,muốn làm tất cả để không phải hối hận về sau:

“Thà một chút huy hoàng rồi chợt tối.

Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”

“Trích bài thơ Giục Gĩa”

Ông là người luôn khao khát yêu và được yêu ,với ông tình yêu luôn vô tận và cũng vô cùng khó hiểu.Tình yêu mang đến cho con người vô vàn những cung bậc cảm xúc:vui,buồn,thương,ghét,nhớ nhung…Ai cũng đi tìm cách để cắt nghĩa tình yêu,Xuân Diệu cũng không phải là ngoại lệ. Ông cũng muốn biết tình yêu là gì?Và rồi ông  nhận ra rằng: Tình yêu ngọt ngào đôi khi đến từ những khoảnh khắc bình yên,giản dị nhất.

“Làm sao cắt nghĩa được tình yêu!

Có khó gì đâu,một buổi chiều

Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt,

Bằng mây nhè nhẹ,gió hiu hiu…”

“Trích bài thơ Vì sao”

Đôi khi ,lại là tiếng lòng nhiều trăn trở đi tìm lý lẽ của tình yêu.Là phút bùi ngùi khi nhận ra rằng tình yêu không phải lúc nào cũng mang đến cho ta hạnh phúc .Sẽ có lúc phải khổ đau vì tình yêu khi nhận ra sự thật cay đắng:

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Bằng Việt

“Yêu là chết ở trong lòng một ít
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu
Cho rất nhiều, song nhận chẳng bao nhiêu;
Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết.”

“Trích bài thơ Yêu”

Với nhà thơ tài hoa Xuân Diệu ,chữ tình không chỉ gói gọn trong tình yêu đôi lứa mà mở rộng hơn với tình người. Đó là những thương cảm với cuộc đời của những con người có số phận éo le ,bất hạnh như trong bài “Lời kỹ nữ”

“Em sợ lắm . Giá băng tràn mọi nẻo .
Trời đầy trăng lạnh lẽo suốt xương da .
Người giai nhân bến đợi dưới cây già,
Tình du khách : thuyền qua không buộc chặt”.

Xuân Diệu đến với thơ ca như một cuộc dạo chơi nhưng không hề hời hợt. Thơ ông có nét gì đó rất “Tây” ở lối gieo vần,gieo chữ. Là tiếng lòng thực nhất,sống động nhất của con người. Mọi thứ trong ông đều phóng khoáng,tự do không hề bị trói buộc bởi những quy tắc,luật lệ khô cứng.Chính ông là người đã thổi một làn gió mới vào nền thơ ca Việt Nam lúc bấy giờ.

Giống như nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã từng nhận định: “Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt. Muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình.Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn tha thiết.”

Scroll to Top