Kiểu bài: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
Đề: Cuộc đời Nguyễn Trãi có ảnh hưởng gì đến sự nghiệp văn học của ông?
Dàn ý
– Quê quán:
Gốc ở Chí Linh (Hải Dương) – vùng quê có phong cảnh nên thơ, hữu tình.
– Gia đình:
Cha là Nguyễn Phi Khanh — học trò nghèo. Mẹ là Trần Thị Thái ~ con gái quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, dòng dõi quý tộc. Thuở nhỏ Nguyễn Trãi sống cùng ông ngoại. Khi ông ngoại mất, về sống với cha. Được nhận sự giáo dục của những nhân cách cao đẹp (ông ngoại và cha). „
-Cuộc đời:
Thời đại đầy biến động dữ đội, từ cuối đời Trần, trải qua đời Hô, thời đấu tranh chống ách Minh thuộc cho tới đầu đời Lê.
+ Năm 1400, Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh, cùng cha ra làm quan với nhà Hồ
+ Năm 1407, giặc Minh sang xâm lược nước ta, Hồ Quý Li bị bắt sang Trung Quốc. Nguyễn Trãi theo Lê Lợi, dâng Bình Ngô sách, viết các loại văn thư, chiếu lệnh…
+ Năm 1427, cuộc kháng chiến thắng lợi, Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo.
+ Từ 1429 — 1433, giúp Lê Lợi soạn thảo nhiều bài chiếu: Chiếu cầu hiền tài; Chiếu cấm các đại thần, tổng quản cùng các quan ở viện, sảnh, cục tham lam, lười biếng; Chiếu cho Tư Tề quyền nhiếp chính quốc chính. Chiếu giáng Tư Tề làm quận vương, đặt con thứ là Nguyên Long nối nghiệp; Chiếu uê uiệc làm bài Hậu tự huấn để răn bảo thái tử; Chiếu bàn về phép tiền tệ…
+ Năm 1435, ông viết cuốn Dư địa chí.
+ Năm 1439, Nguyễn Trãi cáo quan về Côn Sơn ở ẩn, viết nhiều thơ cơ. Nổi tiếng có Côn Sơn ca và các sáng tác thơ Nôm (Quốc âm thi tập).
+ Năm 1440, Lê Thái Tông triệu ông ra làm quan. Ông viết bài biểu ơn dâng lên vua.
+ Năm 1442, Nguyễn Trãi bị thảm họa tru di tam tộc.
– Nhận xét, đánh giá:
Nguyễn Trãi là con người mẫu mực về sự gắn bó giữa văn nghệ và cuộc sống.
Bài làm
Làm nên tên tuổi của một tác gia văn học có nhiều yếu tố, một trong số đó chính là yếu tố cuộc đời. Và văn nghiệp của Nguyễn Trãi – ngôi sao Khuê trên bầu trời văn học dân tộc – cũng Ít nhiều chịu ảnh hưởng từ chính cuộc đời thăng trầm của ông.
Nguyễn Trãi (1380 — 1442) quê gốc ở làng Chi Ngại, huyện Phượng Nhỡn, (nay thuộc huyện Chí Linh – Hải Dương), sau đời đến làng Ngọc Ổi, huyện Thượng Phúc (nay là Nhị Khê – Hà Tây).
Nguyễn Trãi sinh ra trong một gia đình có truyền thống Nho học. Cha là Nguyễn Ứng Long – một học trò nghèo, nổi tiếng hay chữ. Mẹ là Trần Thị Thái — con gái quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, dòng dõi quý tộc. Năm 1385, Trần Nguyên Đán về trí sĩ ở Côn Sơn, đem theo cả Nguyễn Trãi về đấy. Lớn lên bên ông ngoại, Nguyễn Trãi may mắn nhận được một sự giáo dục tuyệt vời. Từ năm 1390, sau khi ông ngoại mất, Nguyễn Trãi về Nhị Khê ở với cha, tiếp tục được cha dạy dỗ.
Nguyễn Trãi sống trong thời đại đầy biến động dữ đội, từ cuối đời Trần, trải qua đời Hô, thời đấu tranh chống ách Minh thuộc cho tới đầu đời Lê.
Năm 1400, Hồ Quý Li cướp ngôi nhà Trần, Nguyễn Trãi đi thi và đỗ Thái học sinh. Hai cha con Nguyễn Trãi cùng ra làm quan với nhà Hồ. Năm 1407, giặc Minh cướp nước ta. Cha Nguyễn Trãi (đúc này đã đổi tên thành Nguyễn Phi Khanh) cũng bị giặc bắt theo Hồ Quý Li về Trung Quốc. Nguyễn Trãi muốn trọn đạo hiếu bèn đi theo cha nhưng Nguyễn Phi Khanh khuyên con nên trở về tìm cách rửa nhục cho nước, trả thù cho cha. Trên đường trở về, Nguyễn Trãi bị giặc bắt và giam lỏng ở Đông Quan. Sau trốn khỏi Đông Quan và tìm đường vào giúp Lê Lợi. Nguyễn Trãi dâng Lê Lợi Bình Ngô sách. Ông cũng nhân danh Lê Lợi viết những thư từ giao thiệp với tướng Minh. Những bức thư đó về sau được tập hợp dưới cái tên Quân trung từ mệnh tập — một tác phẩm có tính chiến đấu mạnh mẽ và có tác dụng lớn trong việc đánh vào tỉnh thần quân địch.
Năm 1427, cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, Nguyễn Trãi. thay mặt Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo —- bản Tuyên ngôn độc lập, áng hùng văn vào bậc nhất trong lịch sử nước nhà.
Trong công cuộc xây dựng đất nước vừa được giải phóng, Nguyễn Trãi đã có nhiều đóng góp lớn, tuy chức vụ của ông chưa phải là chức vụ chủ chốt nhất trong triều để ông có thể thi thố hết tài năng. Ông đã khuyên Lê Lợi kêu gọi những người hiển tài ra giúp nước và năm 1429 thay nhà vua viết Chiếu cầu hiền tòi, Năm 1430, ông thay nhà vua viết Chiếu cấm các đại thần, tổng quản cùng các quan ở viện, sảnh, cục tham lam, lười biếng. Năm 1431, ông thay nhà vua viết tờ Chiếu cho Tư Tê quyên nhiếp chính quốc chính. Năm 1433, Tư Tê vì cuồng dại, ngớ ngẩn, không đương nổi việc nước, bị giáng xuống làm quận vương, ông thay nhà vua viết tờ Chiếu giáng Tư Tế làm quận vương, đặt con thứ là Nguyên Long nối nghiệp. Ông cũng lại thay nhà vua làm tờ Chiếu uê uiệc làm bài Hậu tự huấn để răn bảo thái tử, Chiếu bàn về phép tiền tệ.. Những bài chiếu này đã nêu cao quan điểm nhân nghĩa, cần kiệm của Nguyễn Trãi trong vấn để “trị nước, yên dân”.
Trải qua nhiều năm đi khắp nơi trong nước, tham gia vào phong trào của nhân dân, rồi sau lại tham gia quản lí nhà nước, Nguyễn Trãi hiểu biết nhiều về Tổ quốc, về dân tộc. Dựa vào vốn hiểu biết ấy, năm 1485, ông viết cuốn Dư địa chí – bộ sách địa lí thể hiện niềm yêu mến quê hương, niềm hào về khí thiêng sông núi, về sự giàu có của đất nước.
Năm 1439, Nguyễn Trãi dâng sớ xin về trí sĩ ở Côn Sơn. Côn Sơn lại chính là nơi quê tổ của họ Nguyễn vì cả dãy núi này thuộc vào địa phận xã Chi Ngại, huyện Phượng Nhỡn, lại là nơi thuở nhỏ Nguyễn Trãi từng sống với ông ngoại. Ở đấy, Nguyễn Trãi đã sáng tác bài Côn Sơn ca nổi tiếng:
Côn Sơn hữu tuyển,
Kì thanh lãnh lãnh nhiên
Ngỗ dĩ vi câm huyền
Côn Sơn hữu thạch
Vũ tẩy đài phô bích
Ngô dĩ vi đạm tịch.
Nham trung hữu tùng
Vanh lí thúy đông đồng
Ngô ư thị hồ ẩn tức kì trung
Côn Sơn có suối
Tiếng nước chảy rì rầm
Ta coi làm đàn cẩm
Côn Sơn có đá
Mưa dội, rêu phô
Ta coi làm chiếu thẩm
Trên đèo có thông
Muôn dặm biếc mông lung,
Ta thảnh thơi nằm nghỉ bên trong
Cũng trong thời kì này ông đã sáng tác phần lớn thơ Nôm của mình (về sau được tập hợp trong Quốc âm thi tập). Cảnh trí tuyệt đẹp nơi Côn Sơn đã đi vào những sáng tác của Nguyễn Trãi nguyên hình, nguyên sắc:
Am rợp, chim kêu, hoa sẽ động
Song âm, hương tiễn, khói sơ tàn
Mưa thu tưới ba đường cúc
Gió xuân đưa một luống lan
(Ngôn chí, bài 16)
Cây rợp, tán che am mát,
Hồ thanh, nguyệt hiện bóng trăng tròn
Cò nằm, hạc lặn nên bầu bạn,
Ủ ấp cùng ta làm cái con.
(Ngôn chí, bài 20)
Nguyễn Trãi tuy tuổi đã già và tạm rút lui về cảnh điển viên nhưng nguồn ưu ái của ông không bao giờ vơi cạn. Lúc nào ông cũng lo nghĩ cho dân, về nước, và buồn vì một nỗi chưa thực hiện được lí tưởng của mình:
Ta ắt lòng bằng Văn Chính nữa
Vui, sơ chẳng quản đeo âu
(Ngôn chí, bài 18)
Bui một tấc lòng ưu ái cũ,
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông.
(Thuật hứng, bài 5)
Năm 1440, Lê Thái Tông triệu Nguyễn Trãi ra làm quan. Nguyễn Trãi tin rằng đây là lúc quyển thần đã bị dẹp thì có thể thi thố hoài bão của mình. Trong bài biểu tạ ơn dâng lên vua, ông viết:
Thương thân như ngựa đến tuổi già, còn kham rong ruổi;
Cho thân như thông qua rét càng dạn tuyết sương
Quân ngôn mặc kệ gièm pha
Thánh ý cứ bên tín nhiệm
Khiến cho suy nát trở lại quang hoa.
Nhưng không thể ngờ rằng chỉ đến năm 1442, Nguyễn Trãi đã phải chịu thảm họa tru di tam tộc – một oan án lớn nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
Không ít người đã băn khoăn: Một người suốt đời chiến đấu vất vả như Nguyễn Trãi sao lại có thì giờ viết nhiều văn, làm nhiều thơ như thế. Nhưng phải thấy rằng chính vì suốt đời chiến đấu nên Nguyễn Trãi mới viết được nhiều như vậy. Ông viết để đánh giặc, để xây dựng đất nước, để phê phán những mặt tiêu cực trong triều đình, để tu dưỡng, giữ vững phẩm chất của mình. Ở Nguyễn Trãi, có thể tìm thấy một sự mẫu mực về sự gắn bó giữa văn nghệ và cuộc sống.