Tiểu sử nhà thơ Bùi Giáng
Nhà thơ Bùi Giáng sinh ngày 17.12.1926. Quê gốc : xã Vĩnh Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, mất ngày 7.10.1908 tại bệnh viện Chợ Rẫy, TP Hồ Chí Minh. Ngoài tên thật và bút danh Bùi Giáng, ông còn dùng nhiều bút danh khác như Trung niên thi sĩ, Thi sĩ buổi hoàng hôn, Người chân trâu và Bùi Giáng Búi. Thuở nhỏ, ông học tiểu học tại thị xã Hội An. học trung học tại TP Huế với nhiều giáo sư danh tiếng như Đào Duy Anh, Hoài Thanh, Trần Đình Đàn… Trong kháng chiến chống Pháp, lúc đầu ông tham gia bộ đội ở Quảng Nam, sau có ra Liên khu IV, rồi vào Sài Gòn ghi danh học Đại học Văn khoa. Nhưng chủ yếu ông dành hầu hết thì giờ để tự học, tự nghiên cứu và phiên dịch. Vào khoảng những năm 60. ông có nhận dạy một số giờ về Pháp văn và Việt văn cho một vài trường tư thục trung học ở Sài Gòn. Bùi Giáng thông thạo các ngôn ngữ Pháp, Anh, Đức, Hán và hoạt động trên nhiều lĩnh vực nghiên cứu, sáng tác, dịch thuật, hội họa nhưng cơ bản nhất, ông vẫn được bạn đọc biết đến ở lĩnh vực thơ văn sáng tác.
Tác phẩm của nhà thơ Bùi Giáng
Tác phẩm thơ có tác tập thơ sau đây : Mưa nguồn (1962), Lá hoa cồn (1963), Ngàn thu rớt hột (1962), Màu hoa trên ngàn (1963), Bài ca quần đảo (1962), Sa mạc phát tiết (1969), Sa mạc trường ca (1969), Rong rêu (1970), Đêm ngóng trăng (1972) và nhiều tập văn khác .
Bùi Giáng được dư luận coi là một “hiện tượng” trong văn học công khai ở miền Nam trước 1975. Ông sống tự do, phóng túng, không màng đến mọi thiết yếu ở đời. Ông làm thơ như sống và sống như làm thơ. Có thể nói Bùi Giáng là nhà thơ sung sức nhất về số lượng thi
ca của nửa miền Nam nước Việt trong vài thập kỷ. Thơ ông đa dạng vớii cách sử dụng ngôn từ có ca dao, có Đường thì, có Nguyễn Du, Homère, Hoderlin, có Khổng Tử và Heirdeger, có cô thôn nữ xứ Quảng và có nàng Marilyn Monro mà ông coi là Mống Hột ở Holyood, có đời thường và có siêu hình. Ông đã hoá giải mọi sự vật trong thơ ông. Ngay thể thơ lục bát truyền thống cũng được nhà thi sĩ làm mới, thổi vào đó hồn thơ của riêng ông : “Hỏi quê rằng biển xanh dâu, Hỏi tên rằng mộng ban đầu đã xa, Ta về rũ áo mù sa, Trút quần phong nhụy cho tà huy bay”. Ông từng nói về cảnh sống và cách làm thơ của mình trong một bức thư gửi cho một người bạn như sau : “Bước vào cõi Apollon thì bước theo thể điệu Dionysos. Mà lúc đi vào vũ trụ Dionysos thì Trung niên thi sĩ lại đi bằng thể điệu bàn chân Apollon. Hỡi ôi, đó là tai họa. Vào trong cõi bờ nào bát ngát, Trung niên thi sĩ cũng tự biến mình làm người khách lạ mênh mông.”.
Thơ Bùi Giáng thường được người ái: mộ và không ái mộ gọi là thi sĩ của đười ươi, chuyên làm thơ và vẽ tranh tặng châu chấu, chuồn chuồn và những người con gái bên rừng có châu Phi. Ông là một thi quỷ, thi tiên trên thi đàn Việt Nam thời hiện đại, vui đó, buồn đó, khóc cười như con người muôn thuở, muôn nơi, thật lạ lẫm : “Em là em mọi, Xưa ở trong rừng, Nay rừng cháy hết, Em lạc ở đâu ? Em là em mọi, Anh là mọii anh, Làm thơ anh gọi, Tên em ngàn lần. Em là thiên thần, Em là tiên nữ, Em là em mọi, Em ở trong rừng, Em đã quên anh ? (Mưa nguồn).
Thơ văn xuôi của ông cũng lạ lẫm không kém. “Những bài thơ chuồn chuồn, châu chấu của ta quả thật là có ý nghĩa. Nó bay nhẹ vi vu quả có đúng như phận mỏng cánh chuồn. Vào những buổi sáng mùa đông lành lạnh ở Trung Việt, vào những buổi chiều mùa thu ở Bắc Hà, hình bóng những con chuồn chuồn bay lượn cuối ngõ, đầu sân quả thật là tha thướt. Đôi phen cái tiết điệu riêng biệt ấy cũng còn tái hiện trong đôi vần phồn hoa, mặc dù ở phồn hoa không bao giờ có chuồn chuồn bay vòng múa lượn” (Đi vào cõi thơ).
Tên ông và bút danh ông là Bùi Giáng như sao văn khúc giáng nghiệp văn chương. Lúc nào nhà thơ cũng là người trượng phu, lạc quan yêu đời, yêu đến mê mệt cuộc đời lãng đãng như cốt cách của một thiền sư thi sĩ luôn thấy được bản lai diện mục của mình. Với ông, dù hiện hữu cuộc đời đáng bi lụy mà ông chẳng bao giờ vướng lụy, ngay cả khi cái chết đến, ông vẫn thấy đủ vui sầu : “Ngày sẽ hết tôi sẽ không ở lại, Tôi sẽ đi và chưa biết đi đâu ? Tôi sẽ tiếc thương trần gian mãi mãi, Vì nơi đây tôi sống đủ vui sầu” (Phụng Kiến). Sau khi ông mất, nhiều báo chí và bè bạn ái mộ cả nước liên tiếp viết bài tưởng nhớ sự nghiệp thi ca và các đóng góp khác của ông trên nhiều lĩnh vực. Bùi Giáng là nhà thơ thuộc số nổi trội ở miền Nam trước và sau giải phóng miền Nam 1975, để lại một dấu ấn thơ tiên, thơ quỷ trong nền văn học Việt Nam hiện đại cuối TK XX.