Tiểu sử tác giả Giáp Hải
(1507 – 1581)
Giáp Hải, còn gọi là Giáp Trưng, hiệu Tiết Trai, tự Tiểm Phu. Quê gốc : xã Dĩnh Kế, huyện Phượng Nhãn, nay thuộc xã Dĩnh Trì, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Năm 22 tuổi, đỗ đệ nhất giáp Tiến sĩ niên hiệu Đại Chính năm thứ 9 (1538) đời Mạc Đăng Doanh. Ông từng hội khám biên giới với Trung Quốc, làm quan trải các chức Thượng thư bộ Lại, kiêm Đông các đại học sĩ, Nhập thị kinh diên, hàm Thái bảo, tước Luân quận công. Sau ông được tiến phong tước Sách Quốc công. Ông là một danh sĩ cùng thời với Nguyễn Bỉnh Khiêm, có tài, ra sức phù giúp cơ đồ nhà Mạc. Giáp Hải mất không bao lâu thì vương triều nhà Mạc cũng bị diệt vong.
Tác phẩm của tác giả Giáp Hải
Tác phẩm của ông có tập Cổ kim ứng đáp bang giao tập. Ngoài ra ông có khoảng vài chục bài thơ chữ Hán, biểu tạ, bi minh và có thể cả bài thơ Nôm Cao lâu tì bà. Thơ ông được dư luận biết đến hầu hết là thơ vịnh sử như Phỏng Lam Sơn ngẫu thành (Thăm Lam Sơn ngẫu nhiên làm thơ) : 2 bài, Tây Đô thành hoài cổ (Thành Tây Đô hoài cổ): 2 bài, Thứ vận đáp Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm (Họa vần đáp lại Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm) : 2 bài, Kinh Lam Sơn ngâu thành (Qua Lam Sơn ngẫu nhiên làm thơ) và bài Vịnh bèo nổi tiếng.
“Bao trùm lên toàn bộ thơ văn của Giáp Hải là tấm lòng ưu ái đối với đất nước, con người, hoặc thể hiện thành niềm tự hào dân tộc mang khí vị hoài cổ, hoặc là nỗi đau xót mang ý vị phê phán khi đứng trước các di tích lịch sử. Thơ Giáp Hải chân thực, cổ kính, có cảm xúc dồi dào, hồn hậu” (Từ điển văn học). Đọc những bài viết về khu di tích Lam Sơn thấy ông nặng lòng mến yêu đất nước, đau xót trước cảnh hoang phế của một nơi là lăng tẩm của các đế nghiệp lẫy lừng. Tuy nhiên, hồi đó vùng đất Thanh Hóa là địa bàn đóng quân của Nam triều Lê trung hưng, không rõ vì sao ông lại có dịp viếng thăm. Và qua thơ ông, người đọc được biết khu di tích Lam Sơn ngay từ TK XVI cũng đã xuống cấp, chứ không đợi đến sự hủy hoại của thời gian cho đến ngày nay. Riêng bài Vịnh bèo là một tác phẩm xuất sắc, sản phẩm của một tài năng lớn trong cuộc đối đầu với sứ thần của một nước lớn liền kể. Sử biên niên Việt Nam thời trung đại có phí: Tháng Một âm lịch năm Canh Tý (1540), nhà Minh do Mao Bá Ôn đem quân xâm lấn nước tủ, mới tới biên giới. Mạc Đăng Dung đã cử hơn 40 người đến cửa quân doanh Mao Bá Ôn dâng đất gồm 6 động ở Vĩnh An (vùng Quảng Ninh ngày nay). Trong số 40 người đó có Giáp Hải, mới đồ Trạng nguyên. Trước khi sang xâm lược Đại Việt, Mao Bá Ôn có gửi một bài thơ Vịnh bèo có câu như sau :“Bèo mọc trong ruộng nước nhỏ như cái kim, rễ bám vào đâu không ai biết. Bèo đã không gốc rể, không có lá, không có cả cành. Tuy rằng hợp lại đấy, nhưng tan rã cũng rất nhanh”. Bài thơ đầy vẻ khinh miệt nhân dân Đại Việt, và lộ rõ sự ngạo mạn của viên quan lại thiên triều. Giáp Hải được vua Mạc ủy . thác lên cửa ải Nam Quan tiếp Mao Bá Ôn và họa lại bài thơ trên với những ý thơ kháng khái, đanh thép và đầy hình tượng : “Lớp lớp sóng dồi không phá tan được, Vạn trận gió táp chẳng thể làm chìm, Biết bao cá rồng ẩn nấp ở dưới, Dù Lã Vọng, Thái Công cũng không có cách nào câu được”.
Bài thơ của Giáp Hải đã nêu bật sức mạnh đoàn kết vô địch của nhân dân Đại Việt thông qua hình ảnh đám bèo kết liên dày đặc, khiến cho gió bão không chuyển, sóng đồi không tan và cũng là một cách đánh trực diện vào sự ngạo mạn và mưu đồ của kẻ xâm lược. Mao Bá Ôn xem bài thơ họa, hết sức khâm phục nhân tài Đại Việt, liền quyết định lui binh, không xâm lấn nước ta nữa. Bài thơ của ông đã được nhân dân Đại Việt truyền tụng như một sáng tác dân gian, thể hiện ý chí độc lập, bảo vệ Tổ quốc của toàn dân Đại Việt.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác