Tiểu sử nhà thơ Khương Hữu Dụng
Nhà thơ Khương Hữu Dụng, sinh ngày 1.7. 1907, bút danh khác : Thế Nhu, Hy Doãn, Thiên Nhân, TN, HP, HZ… Quê gốc :TX Hội An, tỉnh Quảng Nam. Hiện sống tại Hà Nội. Thuở nhỏ, ông học tiểu học ở Hội An. Từ 1922 – 1926, ông học tại trường Quốc học Huế. Từ 1927, ông dạy học ở Bình Định, Quảng Bình và nhiều nơi khác. Vừa dạy học, vừa làm thơ đăng các báo : Tiếng dân, Phụ nữ tân văn (Sài Gòn), Phụ nữ thời đàm (Hà Nội)… Thời kỳ Mặt trận dân chủ, ông làm thơ đăng trên các báo Thế giới mới… Ông tham gia tổng khởi nghĩa 1945 ở Đà Lạt, trong Ban thường vụ Việt Minh tỉnh Lâm Viên, phụ trách tuyên truyền. Sau về hoạt động Tân văn hóa (Mặt trận Việt Minh Trung Bộ), rồi thanh niên cứu quốc Trung Bộ, phụ trách xuất bản và phát hành. Có thời gian công tác ở NXB Văn học, Hà Nội. Khương Hữu Dụng chuyên làm thơ, dịch thơ và biên tập thơ.
Tác phẩm của nhà thơ Khương Hữu Dụng
Tác phẩm đã xuất bản : Kinh nhật tụng của người chiến sĩ (diễn ca, truyền đơn địch vận – 1946), Từ đêm Mười chín (trường ca – 1951), Những tiếng thân yêu (thơ – 1962), Quả nhỏ (thơ 1972), Bi Bô (thơ – 1985), Tuyển tập Khương Hữu Dụng (2 tập – 1992), Thơ Khương Hữu Dụng (thơ – 1993), Tuyển tập Đường thi (dịch thơ – 1996). Dịch : Thơ Đường (tập I và II), Thơ Tống, Thơ Lục Du, Thơ Ninh Tốn, Thơ Nguyễn Trãi, Thơ Cao Bá Quát, Thơ Hồ Chủ tịch và Nhật ký trong tù.
Khương Hữu Dụng không thuộc loại nhà thơ ngay khi xuất hiện đã gây được sự chú ý. Ông đến với thơ ca bằng những bài thơ đăng rải rác trên các báo Tiếng dân, Phụ nữ tân văn, Phụ nữ thời đàm… trong khoảng thời gian 8 năm (1927 – 1935), và sau đó, khi Mặt trận Bình dân ra đời, thơ ông đã góp thêm một tiếng nói tích cực vào việc phản ánh hiện thực đời sống của người lao động và kêu gọi đấu tranh, trong đó một số bài gây được ấn tượng ban đầu _ bởi tấm lòng chân tình của tác giả (Chiều xuống, Tìm đâu, Con đường sống, Chiếc lá cuối cùng…). 10 năm sau, tập Kinh nhật tụng của người chiến sĩ ra đời, cũng chỉ được coi là tập diễn : ca có tính chất tuyên truyền cách mạng. Phải đến Từ đêm Mười chín, tập thơ . mang tính chất anh hùng ca và đậm đà , chất sống này mới thực sự đi vào lòng người. Lúc đó, độc giả mới biết đến nhà thơ Khương Hữu Dụng với những vần thơ kết hợp nhuần nhị giữa truyền thống thơ dân tộc và thơ hiện đại, nhằm phản ánh chân thực cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Quảng Nam – Đà Nẵng. Trong những tập thơ xuất hiện sau như Những tiếng thân yêu, Quả nhỏ, Bị bô đều có những bài và những câu hay. Chùm thơ về ong, về cha con, về ông cháu được viết ra với tình cảm đôn hậu và tươi mát, thể hiện bằng ngôn ngữ độc đáo đã để lại dấu ấn đậm – đà đối với người đọc (Quê mẹ, Không để, Thơ ông cháu, Quê hương, Nông Cống chiêu nay…). Tập Bì bỏ ra đời khi Khương Hữu Dụng đã gần 80 tuổi, đánh dấu một bước tiến xa trong thơ ông. Hòa trộn trong đó là sự đằm thắm, sâu sắc của một con người từng trải có những chiêm nghiệm về thế sự với một tiếng thơ dí dỏm, hồn nhiên và tỉnh tế (Đêm thu đọc Ức Trai, Bí Bô, Tâm sự với Nguyễn Công Trứ, Bé chào, Bạn Xuân…).
Ngoài phần sáng tác, phần dịch thơ cũng là đóng góp đáng kể của ông. Ông dịch khá nhiều thơ của các nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc như Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị, thơ Đường… Khương Hữu Dụng là nhà thơ luôn có sự tìm tòi, đổi mới với mong muốn giữ được mãi giọng điệu trẻ trung.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác