A Family Wealth Statement | LWM | Linden Wealth Management LLC

Giới thiệu nhà văn Nguyễn Kiều (1694 – 1771)

A Family Wealth Statement | LWM | Linden Wealth Management LLC

Tư liệu nhà văn Nguyễn Kiều (1694 – 1771)

 Nhà thơ Nguyễn Kiểu, hiệu Hạo Hiên. Quê gốc : làng Phú Xá, huyện Từ Liêm, nay thuộc TP Hà Nội. Không rõ sách Các nhà khoa bảng Việt Nam (sđd) căn cứ vào tư liệu nào ghi năm sinh của ông là 1695, ghi năm mất là 1752 (2). Ông đậu Tiến sĩ khoa Ât Mùi (1715), niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ l1, triểu vua Lê Dụ Tông. Ông làm quan “đến chức Đô ngự sử, tước bá. Khoảng năm 1742, ông lấy bà Đoàn Thị Điểm làm vợ kế và cũng năm đó ông được cử làm Chánh sứ cùng với Tiến sĩ Nguyễn Tông Quai làm Phó sứ, sang triều Thanh tâu trình việc bang giao giữa hai nước. Năm 1748, ông được bổ làm Đốc đồng trấn Nghệ An.

Tác phẩm của nhà văn Nguyễn Kiều

Nguyễn Kiểu nổi tiếng hay chữ, có tài văn chương. Tuy nhiên, chỉ đến lúc đi sứ ông mới có thơ trong tập Šứ hoa tìng vịnh cùng với Nguyễn Tông Quai. Có lẽ cảm xúc khi xa quê hương đất nước khiến tài năng thơ ca của ông phát lộ tập trung, tạo thành tác phẩm cho đời. Thơ đi sứ của ông còn được chép trong các tập Sứ văn trích cẩm và Hoa trình ngẫu bút lục. Ngoài ra ông còn có bài Văn tế vợ (khi bà Đoàn Thị Điểm mất năm 1748) cũng khá nổi tiếng và bài tựa tập sách Chu dịch quốc âm ca của Đặng Thái Bàng. Những bài thơ đi sứ tiêu biểu của ông là các bài : Sơn hành ngẫu tác (Đi đường núi ngẫu nhiên làm thơ), Nưm Quan vấn độ (Chiều vượt qua ải Nam Quan), Thượng Cường dạ  trú (Đêm ngủ ở Thượng Cường), Chu  trình dạ vũ (Đêm mưa đi thuyền trên sông), Sơn Đông ký kiến (Những điều  ghi thấy ở Sơn Đông), Giang Châu lữ  thứ (Nghỉ trọ Ở Giang Châu)… Theo  Phan Huy Chú thì Nguyễn Kiểu có soạn tập thơ Hạo Hiên thi tập, chắc là một  tên khác của Sứ hoa tùng vịnh. Nội dung tập thơ đi sứ của Nguyễn  Kiểu nói lên những gian nan hiểm trở  của hành trình đi sứ trên đất Trung Hoa, tâm trạng và trách nhiệm của người mang trên vai mệnh vua nợ nước. Bài Sơn hành ngẫu tác có những nét phác  thảo chân thực về chặng đường núi đây  hiểm trở mà đoàn sứ bộ phải vượt qua “Đi đường núi gập ghênh: đã hơn nửa tuần, Qua đất trống, qua rừng rậm, qua xóm thôn hẻo lánh, Lính hộ vệ có lúc phải phát cỏ mở đường, Xe của sứ dừng lại phải làm nhà tranh trú tạm”.

Đọc thêm  Giới thiệu tác giả Nguyễn Huy Tưởng

Bài Sơn hành ngẫu tác cho ta thấy tác giả là một con người cẩn trọng chu đáo, vừa tỉ mỉ ghi chép hiện thực, vừa  thể hiện con người có trách nhiệm cao. Bài Nam Quan vấn độ nói lên tấm lòng nhớ nước của người đi xa : “Nam thiên hồi vọng lĩnh vân cao” (Cõi trời Nam nhìn lại đám mây cao vời). Nào đâu là điểm canh nghiêm ngặt của lính biên phòng Trung Hoa đóng bên sườn núi, chỉ thấy những dải lụa màu trên quan ải vẫn cứ rướn bay theo, như níu kéo bước chân người đi xa đất nước. Nhưng khi đã đi sâu vào nơi đất lạ rồi, hình ảnh quê hương không còn tỏ bày gần gũi nữa, thì ý thức trách nhiệm lại trở nên quan trọng hàng đâu. Bài Thượng Cường dạ trú đã nói lên quyết tâm sắt đá đó : “Tác lòng sắt đá xông pha nơi lam chướng, Ngàn dặm cờ sứ coi thường mọi tuyết sương”. Và lúc lắng đọng trong đêm mưa trên thuyền, mối tình quê hương trở nên tha thiết, thê lương trong bài Chư trình dạ vũ : “Mưa nhỏ tan nát tình quê nơi phương trời muôn dặm, Khua tàn mộng khách lúc trăng canh ba”.

Có lẽ chỉ lúc đi sứ, tình quê mới trở nên lai láng, tâm trạng trở nên bồn chôn, thể hiện được một hồn thơ đầm thấm, mặc dù thơ ông vẫn tuân thủ nghiêm cẩn thể bát cú Đường luật. Trước sau, ông vẫn giữ cốt cách một nhà nho quan chức, đặt trách nhiệm công việc lên trên hết. Người đời nhớ đến ông, vì thơ ông có bài hay, vì ông là chồng nữ sĩ Đoàn Thị Điểm và vì ông có bài Văn rế vợ khá nổi tiếng. Theo Bùi Huy Bích trong Hoàng Việt thi tuyển, th người bấy giờ đoán rằng bà Đoàn Thị Điểm đã dịch khúc Chỉnh phụ ngắm, khi ông Nguyễn Kiểu đi sứ Trung Quốc”. Đi sứ về, được xem bản dịch khúc ngâm ấy, ông rất phục tài văn Nôm của vợ. Năm 1748, ông được bổ chức Đốc đồng trấn Nghệ An. Trên đường theo chồng đi nhậm chức, Đoàn Thị Điểm bị bệnh nặng và mất vào mùa thu năm ấy. Thương cảm người bạn đời tâm đắc của mình, ông viết bài văn tế, hết lời ca ngợi văn tài đức hạnh của bà Điểm.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Lê Vĩnh Hòa

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top