Giới thiệu nhà thơ Võ Văn Trực
Nhà thơ Võ Văn Trực, sinh ngày 28.1.1936. Quê gốc: làng Hậu Luật, xã Diễn Bình, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Thuở nhỏ, Võ Văn Trực sống và đi học ở quê. Năm 1961, ông tốt nghiệp khoa Văn, Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, làm việc ở Bộ ngoại giao, sau đó làm biên tập cho NXB Thanh niên, rồi cho tuần báo Văn nghệ. Hiện nay ông làm Phó tổng biên tập của tờ báo này.
Tác phẩm của nhà thơ Võ Văn Trực
Tác phẩm đã xuất bản : Chứ liên lạc – đội xích vệ (thơ thiếu nhi – 1971), Trận địa quê hương (thơ – 1972), Người anh hùng đất Hoan Châu (trường ca – 1976), Ngày hội của rạng đông (trường ca – 1978), Nắng sáng trời ngoại ô (văn 1979), Hành khúc mùa xuân (trường ca – 1980), Trăng phù sa (thơ – 1983), Chuyện những dòng sông (văn : 1983), Những dấu chân lịch sử (văn – 1985), Đèo lửa đèo trăng (văn – 1987), Tiếng ru đồng nội (thơ – 1990), Truyền thuyết núi Hai Vai (văn – 1990), Chuyện làng ngày ấy (văn – 1993), Hương trong vườn bão (thơ – 1995), Những thị sĩ dân .gian (văn – 1996), Những ngày hội đêm dân đã (văn – 1997), Sống giữa tình thương (tiểu thuyết – 1998), Gương mặt những nhà thơ (chân dung văn học -1998). Ngoài ra, ông còn tham gia sưu tầm, biên soạn một số tác phẩm văn học dân gian Nghệ Tĩnh : Về Nghệ Tĩnh (1962), Cố Bợ (1983), Kho tàng ca dao xứ Nghệ (1996).
Võ Văn Trực viết nhiều thể loại : thơ văn xuôi, phê bình tiểu luận, những thành công và đóng góp chủ yếu của ông là ở thể loại thơ. Võ Văn Trực trưởng thành từ phong trào thơ ca quần chúng. Sinh trưởng ở vùng đất rất phong phú về văn hóa dân gian, lại trực tiếp tham gia hoạt động tuyên truyền, thông tin ở quê hương ngay từ những ngày đầu kháng chiến chống Pháp, Võ Văn Trực bắt đầu làm thơ sớm. Khởi đầu là những bài ca dao, bài vè phục vụ trực tiếp cho cách mạng, kháng chiến. Sau đó mới thực sự sáng tác thơ. Thơ ông giai đoạn này mang đậm âm hưởng ca dao, dân ca Nghệ Tĩnh. Nặng lòng gắn bó với quê hương nên quệ hương là nguồn cảm hứng chủ đạo của thơ Võ Văn Trực. Ngay từ những vần thơ đầu : Cây Xuân (in chung – 1962), bên cạnh ít bài thơ về nỗi đau đất nước bị cắt chia, người ta thấy những bài thơ có hồn nhất của ông vẫn là những bài viết về đồng ruộng, con người quê hương. Ba tập trường ca : Người anh hùng đất Hoan Châu, Ngày hội của rạng đông, Hành khúc mùa xuân đều khởi nguồn cảm hứng từ cuộc đấu tranh oai hùng của quê hương. Đó là hình tượng người anh hùng đất Hoan Châu Mai Thúc Loan, là cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh 1930… Ở những tập thơ tiếp theo, phần hấp dẫn của thơ Võ Văn Trực vẫn nằm trong nguồn mạch ấy. Trận địa trên cao là quê hương ông trong những ngày chiến đấu chống Mỹ với những con người gần gũi, giản dị mà quả cảm. Ở đây, tình người. cái giản dị trong sáng, vẻ đẹp dân dã cùng với cảm xúc chân thành, nồng hậu và cách biểu hiện dung dị, chất dân ca Nghệ Tĩnh mộc mạc, chắc khỏe đã ¡in đậm dấu ấn và tạo nên nét riêng của thơ Võ Văn Trực. Các tập thơ sau này : Trăng phù sa, Tiếng ru đồng nội, Hương trong vườn bão đã có bước phát triển mới trên cả phương diện nội dung và hình thức. Không gian thơ mở rộng, đề tài phong phú hơn. Thơ không chỉ “thực” mà có thêm chất “ảo”. Bên cạnh vẻ chân chất của dân ca Nghệ Tĩnh, thơ Võ Văn Trực có thêm vẻ mượt mà, bay bổng của dân ca vùng đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là dân ca quan họ Bắc Ninh. Và có cả cái cô đọng, hàm súc của thơ Đường. Võ Văn Trực còn viết thơ cho thiếu nhi Chú liên lạc đội xích vệ và Giá thơm đồng cỏ (in chung) là tấm lòng chân tình, hồn hậu của ông đành “nói” với các em. Ông cũng là một cây bút cần mẫn viết ký, viết phê bình văn học. Các tập ký : Máng sáng trời ngoại ô, Chuyện những dòng sông, Những dấu chân lịch sử… đều là những tập sách công phu, ghi lại những chiến thắng vẻ, vang của dân tộc, những sinh hoạt phong tục, dã sử, huyền thoại của nhiều vùng đất nước. Tất cả được trình bày, không chỉ như trong sách vở mà được chuyển tải qua cảm xúc sâu đằm của nhà thơ. Trang viết do vậy có chiều sâu và sức hấp dẫn. Những năm gần đây, Võ Văn Trực viết nhiều tập văn xuôi về quê hương ông : Truyền thuyết núi Hai Vai, Chuyện làng ngày ấy.. Đó là những thao thức, nuối tiếc đau đớn của ông về những mai một, mất mát của di sản văn hóa vật chất, tình thần lâu đời của quê hương. Và đó cũng là nỗi khát . khao được “góp phần dựng lại gương mặt đẹp đế của tổ tiên, của chả ông”.
Ba thập kỷ cầm bút, dù viết về thể loại nào, đối tượng thẩm mỹ của Võ Văn Trực vẫn là quê hương, đất nước. Sự gắn bó đến cảm động ấy của nhà thơ với cội rễ đã mang lại nét vẻ riêng của cây bút này. Mỗi chặng đường phát triển của thơ và văn Võ Văn Trực đều thể hiện sự nỗ lực, bền bỉ vươn lên trong hướng chung nhất quán ấy.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác