pen-and-notebook - MET Marketing

Giới thiệu tác giả Vũ Bằng

pen-and-notebook - MET Marketing

Tiểu sử tác giả Vũ Bằng

Nhà văn, nhà báo Vũ Bằng, tên thật là Vũ Đăng Bằng. Các bút danh khác: Tiêu Liêu, Thiên Thư, Lê Tâm, Vạn Lý Trình, Vũ Trường Khang, Đỗ Nam, Hoàng Thị Trâm, Cô Ngã Ngửa, Vật Con… Ông sinh tại Hà Nội. Quê gốc : làng Lương Ngọc, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Ông sinh trưởng trong một gia đình làm nghề xuất bản (nhà sách Quảng Thịnh ở Hà Nội). Ông đã từng học trường trung học Pháp Anbe Xarô. Ông viết báo, viết văn từ trước Cách mạng cho nhiều báo như Đông Tây, Trung Bắc tân văn, Công dân, Ích hữu và An Nam tạp chí của Tản Đà. Ông từng là Thư ký tòa soạn báo Tiểu thuyết thứ bảy, Phổ thông bán nguyệt san, Vịt đực…

Kháng chiến toàn quốc bùng nổ (I2- 1946), Vũ Bằng đi tản cư một thời gian, sau đó trở về sống ở Hà Nội tạm bị chiếm. Năm 1954, ông di cư vào Sài Gòn và tiếp tục viết báo, viết văn. Theo một số tư liệu mới được công bố trên báo chí, thì mặc dù sống trong vùng Mỹ ngụy tạm chiếm ở miền Nam,:Vũ Bằng vẫn hoạt động tình báo cho cách mạng Việt Nam. Như vậy, ông là người góp công trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Ông mất tại TP Hồ Chí Minh.

Tác phẩm tác giả Vũ Bằng

Tác phẩm gồm : Một mình trong đêm tối (tiểu thuyết – 1937), Truyện hai người (tiểu thuyết – 1940), Tội ác và hối hận (tiểu thuyết – 1940), Để cho chàng khỏi khổ (truyện ngắn – 1941), Khảo về tiểu thuyết (lý luận phê bình – 1941), Cai (tự truyện – 1940, đã đăng báo, 1944, xuất bản sách), Chớp bể nứa nguồn (tiểu thuyết – sau 1947), Trong đất Hà (phóng sự – 949), Thư gửi cho người mất tích (tiểu thuyết – 1950), Miếng ngon Hà Nội ((1960). Bốn mươi năm nói láo (hồi ký – 1969), Thương nhớ mười hai (tùy bút, bút ký – 1972)…và một số tác phẩm viết ở Sài Gòn từ sau 1954, chủ yếu là truyện ngắn, tùy bút, bút ký (Mé chữ, Con dấu hóa, Món lạ miền Nam!…). Ngoài ra, Vũ Bằng còn dịch một số tác phẩm văn học nước ngoài.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Vỹ

Vũ Bằng hoạt động văn học khá sớm, 16 tuổi ông đã cho xuất bản tác phẩm đầu tay : Lọ văn, tập văn châm biết.:. Nhưng sự nghiệp sáng tác của ông mở đầu với tiểu thuyết : Một mình trong đêm tối viết về cuộc sống suy đồi, sa đọa của tầng lớp trung lưu trong xã hội (những người thanh niên trụy lạc, những thiếu phụ hoang dâm). Ở những tiểu thuyết tiếp đó : Truyện hai người, Tội ác và hối hận, Để cho chàng khỏi khổ, với lối viết đí đỏm hoạt kê, tiểu thuyết của ông có sức hấp dẫn với người đọc.

Từ sau 1954, sống ở Sài Gòn, cùng với hoạt động báo chí, ông vẫn sáng tác văn học đều đặn. Hai tác phẩm tiêu biểu, hấp dẫn nhất của Vũ Bằng là tập hồi ký Bốn mươi năm nói láo và tập tùy bút, bút ký Thương nhớ mười hai… Nhờ vốn tư liệu phong phú, lối viết thông minh, hấp dẫn, Bốn mươi năm: nói láo không chỉ tái hiện những kỷ niệm trong cuộc đời làm báo của Vũ Bằng, mà còn cung cấp những tư liệu về làng báo, về một số nhà báo tiêu biểu và rộng hơn là một phần đời sống văn hóa Việt Nam. Từ sau khi di cư vào Nam, trong hoàn cảnh đất nước cắt chia, Vũ Bằng vẫn luôn. hướng vọng về đất Bắc, quê hương ˆ và Hà Nội. Ông từng gắn bó và bày tỏ nguyện vọng thống nhất đất nước. Tập tùy bút Thương nhớ mười hai của ông là một sự giãi bày nỗi nhớ thương khắc khoải, tình yêu chân thành, thiết tha với quê hương miền Bắc. Chính tình cảm thiết tha đã tạo nên linh hồn và sức hấp dẫn của Thương nhớ mười hai. Bao hầm trong đó là tình cảm gia đình truyền thống đậm đà và cả một “bầu không khí” văn hóa Việt Nam độc đáo với những cỏ hoa thảo mộc đổi thay theo thời tiết bốn mùa, với những phong tục cổ truyền, những thú chơi sành điệu, thanh lịch của người Hà Nội. Tác phẩm đã để lại một giá trị tư liệu quý giá. Tình cảm chân thực, tỉnh tế của người viết, ngòi bút miêu tả điêu luyện, tài hoa, có duyên… đã tạo nên nét đặc sắc và giá trị cho tập tùy bút, bút ký Thương nhớ mười hai. 

Scroll to Top