Tiểu sử nhà thơ Vũ Huy Tấn (1749-1800)
Nhà thơ Vũ Huy Tấn, còn có tên là Liễn, hiệu Nhất Thủy. Quê gốc : làng Mộ Trạch, nay là Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Ông thuộc dòng dõi thế gia. Họ Vũ làng Mộ Trạch từng nổi tiếng khoa hoạn. Thân sinh ông, Vũ Huy Đĩnh, đậu Tiến sĩ dưới triều Cảnh Hưng, sung chức Quốc tử giám tế tửu. Vũ Huy Tấn không đậu đại khoa. Năm 1768, ông dự thi Hương, đậu Giải nguyên, được sơ bổ vào kinh làm Thị nội văn chức. Triều Lê – Trịnh sụp đổ, hưởng ứng chiếu cầu hiền của vua Quang Trung, ông cùng với nhiều cựu thần của tiền triều như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Ninh Tốn… ra cộng tác với triều Tây Sơn. Ông được thăng quan tiến chức rất nhanh và được nhà vua tin cậy. Từ chức nhỏ Hàn lâm đãi chiếu, dần dần thăng đến Thượng thư bộ Công. Hai lần sang Yên Kinh, ông đều vẹn toàn sứ vụ. Năm 1795, Vũ Huy Tấn: được đặc cách thăng Thượng trụ quốc thị trung đại chiếu. Ông mất trước khi Tây Sơn sụp đổ. Vũ Huy Tấn là kẻ sĩ thức thời, biết ứng xử và đã cống hiến trọn vẹn tài năng cho triều đại Tây Sơn.
Tác phẩm nhà thơ Vũ Huy Tấn
Về thơ văn, Vũ Huy Tấn không viết nhiều. Đến nay di san còn lại là tập thơ: Hoa nguyên ty bộ tập bằng chữ Hán, được sáng tác trong chuyến tham gia sứ bộ Tây Sơn vào năm Kỷ Dậu (1789) sau đại thắng Mãn Thanh. Đáng chú ý là cuối tập này có phụ thêm một bài văn tế bằng văn tứ lục nhận đc Phụng soạn tôn Bắc lai trận vong chí tướng văn (phụng mệnh nhà vua soạn bài văn tế các tướng sĩ Mãn Thanh chết vì thua trận).
Hoa nguyên tùy bộ tập là tập thơ sứ trình, tác giả vận dụng linh hoạt các để tài, khi tả cảnh, lúc tả tình, khi thù ứng, lúc biện luận… Nhìn chung, do chiến công oanh liệt, do đất nước khởi sắc về nhiều mặt nên thơ đi sứ của Vũ Huy Tấn đậm đà tỉnh thần tự hào dân tộc. Dù trên đất nước người, phải xa xứ, nhưng cảnh và tình trong thơ ông vẫn phấn chấn, tươi vui, thể hiện quyết tâm của tác giả luôn luôn gắng sức để hoàn thành sứ mệnh được giao phó. Trước khi vượt cửa Nam Quan và sau khi từ biên giới, qua Thăng Long, vào kinh đô Phú Xuân, ông đều có thơ tả cảnh, ngụ tình, thù tiếp… và đều mang âm điệu lạc quan. Đáng chú ý là bài Biện di (Biện luận về sự mọi rợ) và bài Vấn tế:.. Trong bài Biện đi, với tư cách đại diện cho nước Việt Nam văn hiến, ông đã phê phán kịch liệt bọn quan lại nhà Thanh láo xược gọi các quan trong sứ bộ là “di quan” (bọn quan mọi rợ). Có lẽ vì để giữ mối giao hảo của nước ta với triều Mãn Thanh vừa đại bại, triều đình Tây Sơn cho. dưng đàn chẩn tế tướng sĩ nước họ chết trận (và cho lập đền thờ bại tướng Sầm Nghi Đống nữa). Nhân dịp này, với bài văn tế Bắc lai trận vong chư tướng văn, một lần nữa, Vũ Huy Tấn nhấn mạnh sự thất bại của “chư tướng” Bắc quân là. không tránh khỏi ! Tác giả bày tỏ lòng tự hào chính đáng của người chiến thắng đồng thời thể hiện lòng nhân ái bao la của chúng ta đối với bại quân đã bỏ mạng.
- Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác