Dàn ý bài làm :
Ảnh hưởng cuộc đời đến sự nghiệp văn học của Nguyễn Khuyến
1. Quê quán: Yên Đổ, Bình Lục, Hà Nam – vùng đất chiêm trũng, có rất nhiều ao. + Vùng quê này đã đi vào thơ ca Nguyễn Khuyến, khơi nguồn cảm hứng để nhà thơ viết nên những bài thơ rất đẹp về thiên nhiên, làng cảnh Việt Nam (Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh, Đến chơi nhà bác Đặng).
2. Gia đình: Nhiều người đỗ đạt, làm quan to dưới triều Lê – Mạc. Ðến đời cụ thân sinh thì nghèo túng.
— >Ảnh hưởng:
- Nguyễn Khuyến kế thừa truyền thống học hành, thi cử của cha ông. Ông sống gần nhân dân, ông rất am hiểu đời sống của những người’ nông dân.
- Ông viết nhiều và viết hay về dân tình và làng cảnh Việt Nam. (Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh, Chốn quê…).
- Ông đưa tiếng nói sinh hoạt dân dã, bình dị vào các thể thơ truyền thống một cách tỉnh tế, sâu sắc, hóm hỉnh, tự nhiên; đưa nhiều thành ngữ, tục ngữ, từ láy… vào thơ (Vịnh lụt, Bạn đến chơi nhà, Khóc Dương Khuê…).
– Nguyễn Khuyến là người có thực tài, thực học. Ông đỗ đầu cả ba kì (Hương, Hội, Đình) nên được gọi là Tam nguyên Yên Đổ.
– Ông đối lập thực học với hư danh (Tiến sĩ giấy).
– Nguyễn Khuyến từng làm các chức quan dưới triều Nguyễn, chứng kiến sự suy sụp của triều đại phong kiến. Ông cảm thấy bất lực trước thời cuộc, ông không biết làm cách nào để dân tộc, đất nước thoát khỏi thảm họa ngoại xâm và nô dịch.
-> Nguyễn Khuyến luôn canh cánh mặc cảm về sự bất lực của mình trước hiện tình đất nước (Cận thuật).
– Chứng kiến những điều lố lăng trong cuộc sống ông viết thơ châm biếm chế giễu. Nguyễn Khuyến có nhiều bài thơ trào phúng thâm thúy, sâu cay (Tự trào, Hội Tây).
– Năm 1884, Nguyễn Khuyến xin về hưu, ở làng quê để giữ gìn tiết tháo, nhân cách và cũng là để quên đi những dằn vặt đớn đau. Tại nơi ẩn dật, ông cứ phải hằng ngày đối diện với muôn vàn phức tạp của cuộc đời. Tâm sự buồn, day dứt luôn chỉ phối sáng tác của Nguyễn Khuyến dù ông viết để tài nào đi nữa.
Đọc thêm các bài phân tích văn mẫu lớp 10
Bài làm văn mẫu
Cuộc sống với bao thăng trầm sóng gió chính là ngọn nguồn khơi dậy trong các nhà thơ, nhà văn cảm hứng sáng tạo. Mỗi nấc thang thăng trầm của cuộc đời đã nâng ngòi bút Nguyễn Khuyến, thôi thúc ông viết nên bao áng thơ trác tuyệt.
Nguyễn Khuyến sinh ra và lớn lên ở miền quê Yên Đổ, Bình Lục, Hà Nam một vùng đất chiêm trũng có rất nhiễu ao. Quê hương với phong cảnh thiên nhiên bình dị, hữu tình đã đi vào thơ ca Nguyễn Khuyến, khơi nguồn sáng tạo để nhà thơ viết nên những bài thơ rất đẹp về thiên nhiên, làng cảnh Việt Nam mà nổi tiếng nhất là ba bài thơ Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh:
– Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc cần câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
Tâng mây lơ lửng trời xanh ngói,
Ngõ trúc quanh co khách teo.
– Năm gian nhà cỏ thấp le te,
Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe.
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
– Trời thu xanh ngắt mấy tổng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như tầng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt,
Một tiếng trên không, ngỗng nước nào.
Nguyễn Khuyến xuất thân trong gia đình có nhiều người đỗ đạt, làm quan to dưới triều Lê – Mạc. Nhưng đến đời cụ thân sinh ra ông thì nghèo túng. Cuộc sống với bao khốn khó khiến Nguyễn Khuyến rất am hiểu đời sống của những người nông dân. Ông viết nhiều và viết hay về dân tình và làng cảnh Việt Nam. Hơn ai hết, ông đồng cảm sâu sắc với những khốn khó, túng thiếu của nhà nông:
Năm nay cày cấy vẫn chân thua,
Chiêm mất đằng chiêm mùa mất mùa.
Phần thuế quan Tây, phần trả nợ,
Nửa công đứa ở, nửa thuê bò.
Sớm trưa dưa muối cho qua bữa,
Chợ búa trầu chè chẳng dám mua.
(Chốn quê)
Cũng bởi sống giữa nhân dân nên Nguyễn Khuyến rất quen thuộc, nhuần nhuyễn với lời ăn tiếng nói của nhân dân. Trong các sáng tác của mình, nhà thơ đưa tiếng nói sinh hoạt dân dã, bình dị vào các thể thơ truyền thống một cách tỉnh tế, sâu sắc, hóm hỉnh:
– Bác Dương thôi đã thôi rồi,
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.
.- Bác già tôi cũng già rồi,
Biết thôi thôi thế thì thôi mới là.
(Khóc Dương Khuê)
– Đã bấy lâu nay bác tới nhà,
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài có,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
(Bạn đến chơi nhà)
Những thành ngữ, tục ngữ, từ láy… trong tiếng nói của nhân dân cũng được Nguyễn Khuyến đưa vào thơ của mình một cách tự nhiên thuần thục. Trong bài thơ Than nợ, lấy ý từ câu tục ngữ lãi mẹ đẻ lãi con, nhà thơ viết:
Lãi mẹ, lãi con, sinh đề mãi,
Chục năm, chục bảy, tính nhiêu sao.
Hay trong Thơ khuyên học, chúng ta thấy bóng dáng câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng trong câu thơ Đen gân mực, đỏ gần son.
Sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn nhưng kế thừa truyền thống học hành khoa cử của cha ông, Nguyễn Khuyến cũng đã tham gia thi và đỗ đầu cả ba kì Hương, Hội, Đình. Kết quả đáng nể đó chứng tổ ông là người có thực tài, thực học. Nhưng bởi có thực tài thực học nên nhà thơ tự đối lập gay gắt với những kẻ bất tài, chỉ có hư danh: .
Cũng cờ cũng biển cũng cân đai,
Cũng gọi ông nghè có kém ai (…)
Tưởng rằng đồ thật hóa đồ chơi!
(Tiến sĩ giấy)
Sau khi đỗ đạt, Nguyễn Khuyến làm nhiễu chức quan dưới triều Nguyễn. Nhưng lúc này, chế độ phong kiến đã đi vào suy vong. Chứng kiến sự suy sụp của triều đình nhà Nguyễn, chứng kiến dân tộc, đất nước lâm vào thảm họa ngoại xâm và nô dịch mà bản thân không biết làm thế nào, Nguyễn Khuyến cảm thấy bất lực trước thời cuộc. Ông luôn canh cánh mặc cắm về sự bất lực của mình trước hiện tình đất nước:
Vốn không thực học phù đời loạn,
Uổng chút hư danh đỗ đại khoa.
(Cận thuột — dịch thơ chữ Hán)
Và có lúc Nguyễn Khuyến đã tự giễu chính mình:
Ta cũng chẳng giàu, cũng chẳng sang,
Chẳng gầy, chẳng béo chỉ làng nhàng.
Cờ đương dở cuộc không còn nước,
Bạc chửa thâu canh đã chạy làng.
Mở miệng nói ra gàn bát sách,
Mềm môi chén mỗi tít cung thang.
Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ,
Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng.
(Tự trào)
Sống trong xã hội thực dân nửa phong kiến, chứng kiến cuộc sống đổi thay theo hướng suy thoái, nhiều lúc nhà thơ đã chế giễu thâm thúy, sâu cay cái lố lăng trong cuộc sống:
Bà quan tênh nghếch xem bơi trải,
Thùng bé lom khom nghé hót chèo.
Cậy sức cây đu nhiều chị nhún,
Tham tiền cột mỡ lắm anh leo.
(Hội Tây)
Và nhận thấy không thể làm gì để thực hiện sứ mệnh của một người trí thức trước thời cuộc, Nguyễn Khuyến đã cáo quan về ở ẩn để giữ gìn tiết tháo, nhân cách và cũng là để quên đi những dẫn vặt đớn đau. Nhưng chính.tại nơi ẩn dật, ông vẫn cứ phải hằng ngày đối diện với muôn vàn phức tạp của cuộc đời. Bởi thế nên mỗi vẫn thơ Nguyễn Khuyến viết ra đều thấm đẫm nỗi buồn, nỗi day dứt. Đọc lại các đoạn thơ trên đây, chúng ta có thể thấm thía điều đó.
Cuộc sống đánh vào thơ trăm nghìn lớp sóng (Chế Lan Viên), những con sóng đời đã không ngừng vỗ vào con thuyền thơ của Nguyễn Khuyến, để nhà thơ viết nên những bài thơ thực hay, thực xúc động về tình người, lẽ đời. Chúng ta đồng cảm với nỗi đau đời của cụ Yên Đổ nhưng cũng cảm ơn cuộc đời với bao thăng trầm đã hun đúc nên một tài năng thi ca.
Xem thêm các bài viết của tác giả Nguyễn Khuyến