Dàn ý về Con người, cuộc đời Nguyễn Du và tư tưởng – khuynh hướng sáng tác:
– Thời đại: Nguyễn Du sinh trưởng trong một thời đại bão táp của lịch sử. Tất cả những thay đổi “kinh thiên động địa” của thời đại đã tác động mạnh mẽ tới nhận thức, tình cảm của nhà thơ.
– Gia đình: Nguyễn Du sinh ra trong một gia đình đại quý tộc và có truyền thống khoa bảng nhưng lớn lên trong sự sa sút, ông từng trải và thấu hiểu cuộc sống của những người nghèo khó. Sự cảm thương nhân thế trong Nguyễn Du rất sâu đậm.
– Quê hương: Quê cha núi Hồng sông Lam, quê mẹ Kinh Bắc hào hoa) ‘sinh ra tại kinh thành Thăng Long, quê vợ Thái Bình.
– Con người: Nguyễn Du có năng khiếu văn.học bẩm sinh, ham học, có hiểu biết sâu rộng và từng trải.
– Tiểu sử:
- Ông sống nhiều năm lưu lạc ở Thái Bình (1786 – 1796), Hà Tĩnh (1796 – 1802), tiếp xúc với nhiều cảnh đời, nhiều con người với số phận khác nhau. Nguyễn Du rất thấu hiểu số phận con người.
- Năm 1802, Nguyễn Du ra làm quan với nhà Nguyễn nhưng ông không mặn mà lắm với sự nghiệp quan trường. Nhà thơ hướng toàn bộ tâm hồn vào thực tại nhân sinh, suy tư về nó.
- Từng đi sứ sang Trung Quốc, qua nhiều vùng đất Trung Hoa rộng lớn. Ông có cơ hội được tiếp xúc với nền văn hóa rực rỡ. :
—> Cuộc đời với bao biến thiên dâu bể là một trong những lí do kết tinh nên tài năng Tố Như.
Đọc thêm các bài phân tích văn mẫu mới 10
Bài làm văn mẫu
Đã trở thành một quy luật trong thơ ca, với những nhà thơ lớn, cuộc đời luôn có những ảnh hưởng nhất định đến sự nghiệp sáng tác của họ. Điều này đặc biệt đúng với Nguyễn Du – Đại thi hào của dân tộc Việt Nam. Nguyễn Du sinh trưởng trong một thời đại bão táp của lịch sử. Cuối thế ki XIX, đầu thế kỉ XX, xã hội phong kiến Việt Nam khủng hoảng sâu sắc. Những cuộc chiến tranh dai dẳng, triền miên giữa các tập đoàn phong kiến đã làm cho cuộc sống xã hội trở nên điêu đứng, số phận con người bị chà đạp thê thảm. Phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra liên tục mà đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn đã một phen thay đổi sơn hồ. Nhưng triều đại Tây Sơn lại ngắn ngủi, triều Nguyễn nhanh chóng lên thay thế. Tất cả những thay đổi “kinh thiên động địa” đó đã tác động mạnh tới nhận thức, tình cảm của Nguyễn Du, khiến ông không thể đắp tai ngoảnh mặt làm ngơ (Nguyễn Khuyến). Bằng nhãn quan nhạy bén của mình, nhà thơ dã hướng ngòi bút vào hiện thực để viết nên những điều trông thấy.
Nguyễn Du sinh ra trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan (Bao giờ Ngàn Hống hết cây, Sông Rum hết nước, họ này hết quan). Cha ông là Nguyễn Nghiễm từng đỗ tiến sĩ, giữ chức Tể tướng. Mẹ là Trần Thị Tản người Kinh Bắc. Nguyễn Du là con bà thứ, mô côi cha mẹ từ nhỏ, sống nhờ người anh cùng cha khác mẹ, sau phải sống nhờ vào người anh vợ họ Đoàn, nên sự cảm thương nhân thế lại càng sâu đậm.
Quê cha núi Hồng sông Lam cùng với truyền thống gia đình khoa bảng lớn; quê mẹ Kinh Bắc hào hoa, cái nôi của dân ca quan họ; kinh thành Thăng Long nghìn năm văn hiến – nơi ông đã sinh ra và quê vợ đồng lúa Thái Bình cũng là yếu tố quan trọng làm nên thiên tài Nguyễn Du.
Nguyễn Du có năng khiếu văn học bẩm sinh, ham học, có hiểu biết sâu rộng và từng trải. Ông sống nhiều năm lưu lạc ở Thái Bình (1786 – 1796), Hà Tĩnh (1796 – 1802) nên tiếp xúc với nhiều cảnh đời, nhiều con người với số phận khác nhau. Cuộc sống khốn khó, nghèo đói, ốm đau trong những năm biến động lịch sử giúp ông thấu hiểu số phận con người.
Năm 1802, Nguyễn Du ra làm quan với nhà Nguyễn. Việc nhà Nguyễn trọng dụng Nguyễn Du, một người đỗ đạt thấp (thi đỗ tam trường, tương đương tú tài – bậc chưa được bổ làm quan), mà lại thuộc dòng họ phò chúa: Trịnh, kẻ thù của chúa Nguyễn, là một sự đánh giá rất cao tài năng ông vì là một ân súng, nhưng Nguyễn Du lại tỏ ra không mấy hào hứng với sự nghiệp chính trị và quan cao lộc hậu. Nguyễn Du không có thơ “ca tụng công đức” tân triều, tính chất “tải đạo” trong thơ ông hầu như không có Nhà thơ hướng toàn bộ tâm hồn vào thực tại nhân sinh, suy tư về nó. Đó chính là những điểm làm cho ông trở thành nhà thơ lớn của dân tộc, nhà nhân đạo chủ nghĩa vĩ đại.
Trong thời kì làm quan với nhà Nguyễn, Nguyễn Du từng đi sứ sang Trung Quốc, qua nhiều vùng đất Trung Hoa rộng lớn. Ông có cơ hội được tiếp xúc với nền văn hóa rực rỡ. Và điều đó cũng đã ít nhiều ảnh hưởng đến các sáng tác của ông.
Nguyễn Du là Đại thi hào của dân tộc Việt Nam. Làm nên thành công lớn cho người nghệ sĩ vĩ đại ấy có rất nhiều yếu tố nhưng rõ ràng cuộc đời với bao biến thiên dâu bể là một trong những lí do kết tinh nên tài năng của ông
Tham khảo các bài phân tích Truyện Kiều