Dàn ý bài làm
– Con người Nguyễn Khuyến qua bài thơ Tiến sĩ giấy:
- Con người suy tư trước cái nhố nhăng của thời cuộc.
- Con người có nhân cách cao đẹp: Tự đối lập mình với đám “tiến sĩ giấy” hư danh, dám cười vào chính danh vị mà mình đã đạt được bằng thực lực; thừa nhận sự bất lực trước những đòi hỏi mới của đất nước.
– Cảm nghĩ: đồng cảm, sẻ chia với những tâm sự day dứt của Nguyễn Khuyến; mến phục, kính trọng nhân cách cao đẹp của nhà thơ.
Đọc thêm các bài phân tích văn mẫu lớp 10
Bài làm văn mẫu
Thơ ca là cuốn nhật kí tâm hồn của người nghệ sĩ. Viết nên mỗi vần thơ thi nhân nào chẳng gửi gắm vào mỗi con chữ những nỗi lòng sâu kín của mình. Vậy nên, đọc mỗi câu thơ, người đọc có thể bắt gặp bức chân dung tỉnh thần tự họa của các nhà thơ. Với Nguyễn Khuyến, chỉ qua một bài thơ Tiến sĩ giấy, chúng ta đã bắt gặp con người thi nhân.
Bài thơ trước hết là một bài vịnh rất hay về một loại đồ chơi dân gian của con trẻ: hình nộm ông tiến sĩ. Trước đây, tiến sĩ giấy thường được bán vào mỗi dịp Tết Trung thu, để khơi dậy ở trẻ em lòng ham học và ý thức phấn đấu theo con đường khoa cử. Và với ý nghĩa đó, chúng ta được biết đến một thứ đồ chơi truyền thống, mang ý nghĩa giáo dục cao. Nhưng đặt bài thơ vào thời điểm cuối thế kỉ XIX, khi nước ta dẫn trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến, có nhiều đổi thay lớn, trong đó có sự thay đổi về chế độ khoa cử thì bài thơ lại mang một ý nghĩa khác. Nho học suy vi, các rường mối xã hội trở nên rệu rã, tệ mua quan bán tước phổ biến làm xuất hiện nhiều kẻ chỉ có hư danh, không có thực học. Trước thực tế đó, hình tượng tiến sĩ giấy trong bài thơ cùng tên của Nguyễn Khuyến còn mang ý nghĩa châm biếm những ông tiến sĩ bất tài vô tướng, bể ngoài cũng cờ cũng biển cũng cân đai, cũng gọt ông nghề có béo ị nhưng thực chất chỉ là những kẻ mua danh tếm thân xiêm áo sao mà nhẹ, cái giá khoa danh ấy mới hời. Đám tiến sĩ đó lòe bịp người thường bằng hình thức xênh xanh, bảnh chọe nhưng không thể qua nổi đôi mắt tinh tường của Nguyễn Khuyến. Và nếu như trong Vịnh khoa thi Hương, Trần Tế Xương bày tỏ nỗi niềm chua xót của mình trước thực trạng phong hóa lễ thói khoa cử ở nước ta:
Nhà nước ba năm mở một khoa,
Trường Nam thi lẫn với trường Hà.
Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Ậm ọe quan trường miệng thét loa.
Lọng cắm rợp trời quan sứ đến,
Váy lê quét đất mụ đầm ra.
Thì trong Tiến sĩ giấy, Nguyễn Khuyến cũng không giấu nổi nỗi đau đớn chua chát sau lời thơ châm biếm, giễu cợt:
Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi!
Không đau đớn sao được khi truyền thống khoa cử hàng ngàn năm của dân tộc này bị lung lay, đổ vỡ? Không đau đớn sao được khi những kẻ mang hư danh kia sẽ được bổ nhiệm làm quan, ăn lương của dân nhưng không biết làm cho dân yên đất ổn? Không đau đớn sao được khi những người có thực tài thực học thì không được vinh danh, trong khi đó những kẻ bất tài vô đức thì lại được xướng tên bảng vàng?… Lời thơ đưa đến trước mắt chúng ta chân dung một Nguyễn Khuyến trầm ngâm suy tư trước thói đời nhố nhăng, đảo lộn.
Sinh thời, Nguyễn Khuyến đã ba lần đỗ đầu các kỳ thi Hương, Hội, Đình, đã từng cờ biển cân đai.. bởi thực tài thực lực. Viết Tiến sĩ giấy Nguyễn Khuyến dám cười vào cái danh vị ông đã khổ công mới có được. Cũng qua bài thơ, nhà thơ tự đối lập mình với đám “tiến sĩ rởm” đương thời. Và không phải ai cũng dũng cảm làm được.
Nguyễn Khuyến là một trường hợp tiêu biểu cho người nho sĩ thành công trên con đường học vấn và hoạn lộ trong môi trường đào tạo của chế độ phong kiến. Nhưng khi ông đạt tới đỉnh cao danh vọng cũng là lúc Việt Nam bước vào một giai đoạn lịch sử bị thương. Chế độ phong kiến trở thành một gánh nặng của lịch sử, không đủ khả năng đưa dân tộc, đất nước thoát khỏi ngoại xâm và nô địch. Hệ tư tưởng mà ông từng tôn thờ đã trở nên lỗi thời. Loại hình trí thức đại điện cho hệ tư tưởng ấy gần như bó tay trước những đòi hỏi của thời cuộc. Nguyễn Khuyến ý thức rất sâu sắc tất cả những điều đó. Vậy nên ông luôn cảm thấy băn khoăn, bứt rứt vì mình không làm được gì cho đất nước. Hai tiếng đỏ chơi vang lên cuối bài thơ Tiến sĩ giấy, cho chúng ta cảm nhận về một Nguyễn Khuyến dám thừa nhận sự bất lực của mình trước những đòi hỏi mới của đất nước. Một người dám cười lên chính danh vị mà mình đã khổ công mới đạt được, một người không giấu giếm sự bất lực của mình, đó chính là con người có nhân cách vô cùng cao đẹp.
Nguyễn Khuyến là một trong những người rất “ưu thời mẫn thế”. Bởi “ưu thời mẫn thế” nên đù ông luôn ưu tư trước thời cuộc và luôn trăn trở, lo lắng mọi người không hiểu cho mình. Nhưng Yên Đổ ơi, xin cụ hãy yên lòng nơi chín suối, bởi muôn đời con cháu đọc thơ cụ luôn đồng cảm, thấu hiểu cho những nỗi đau lòng của cụ, luôn cảm mến, kính trọng tài năng cũng như nhân cách cao cả của cụ!
Xem thêm các bài viết của tác giả Nguyễn Khuyến