Wanderings Classic Vintage Refillable Leather Notebook Journal Perfect for  Writing, Gifts, Fountain Pen Users, Sketching and Professionals (Brown):  Amazon.in: Office Products

Giới thiệu nhà thơ Đinh Nhật Thận

Wanderings Classic Vintage Refillable Leather Notebook Journal Perfect for  Writing, Gifts, Fountain Pen Users, Sketching and Professionals (Brown):  Amazon.in: Office Products

Tiểu sử nhà thơ Đinh Nhật Thận (1814 – 1866)

         Nhà thơ Đinh Nhật Thận, tự Tử Úy, hiệu Bạch Mao Am. Quê gốc : làng Thanh Liêu, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Ông học giỏi, hay chữ, được cả vùng truyền tụng. Ông đậu Tiến sĩ khoa thi Mậu Tuất (1838), dưới triều Minh Mệnh, lúc mới ngoài 20 tuổi. Đã từng giữ chức Trí phủ, nhưng ông thường giao du với những danh sĩ có tâm huyết trong nước như Cao Bá Quát, Nguyễn Hàm Ninh. Có lẽ vì vậy, mà ông bị huyền chức ? Khi cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương của quân sư Cao Bá Quát thất bại, ông bị hạ gục tại kinh đô Huế, vì triều đình nghỉ ông có liên quan với họ Cao, bạn thân của ông. Một thời gian sau do không tìm được chứng cứ nên ông được tha, trở về quê mở trường dạy học cho đến lúc mất.

Tác phẩm của nhà thơ Đinh Nhật Thận

Về sáng tác, ông có hai tập thơ:Bạch Mao Am thi loại Thu dạ lữ hoài ngâm đều bằng chữ Hán.

Cuốn Bạch Mao Am thi loại bao gồm những bài thơ được viết ra trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, những tập thơ ít được lưu truyền. Có bản chép tay, lại xen lẫn thơ của người khác. Phần lớn các bài thơ mang tính thù tạc, một số bài nói được cảnh dân thôn nghèo đói, cơ cực do bọn nha lại cường hào gây ra, cũng có bài ghi lại tình quê hương, tình bạn bè tha thiết.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Giang Nam

         Thu dạ lữ hoài ngâm được xếp vào thể loại khúc ngâm, một thể loại lớn của văn học cổ điển Việt Nam. Tác phẩm của nhà thơ họ Định khá độc đáo : nguyên tác bằng chữ Hán gồm 140 câu thơ viết theo thể song thất lục bát, một hình thức thể hiện có một không hai, chứng tỏ tác giả vừa uyên bác, lại vừa tài hoa. Có người cho rằng, chính Đinh Nhật Thận đã diễn ca ra bản Nôm, đúng 140 câu cũng bằng thể song thất lục bát khá chỉnh. Lại có nhiều người cho rằng: học trò giỏi của ông đã diễn ca tác phẩm này ra quốc âm. Hoàn cảnh xuất hiện của tác phẩm cũng chưa được xác định rõ. Ông viết tác phẩm trong thời gian đang lưu lại kinh đô Huế, nhưng viết lúc bị cầm tù hay lúc ông tại ngoại ? Như tên tác phẩm đã nói rõ: đây là tiếng nói độc thoại của riêng ông, trong hoàn cảnh xa nhà, nhớ nhà đến nao lòng của người khách trọ (lữ hoài) giữa kinh thành Huế, vào cữ thu sang, thao thức từ đêm này qua đêm khác. Do đó, Khúc ngâm của người khách trọ trong đêm thu dễ gợi sâu, gợi cảm, gợi nhớ, gợi thương.

          Tâm sự của người trong cuộc không tấm tức, không oán trách mà nặng sầu tư. Không gian, thời gian và cảnh vật đều đượm buồn, bởi đó là tâm cảnh. Rồi cảnh và người được đề cập, được nhắc nhở đến, cũng chỉ làm cho những vần thơ, tứ thơ, đoạn thơ hồi ức và tưởng tượng thêm da diết, lay động. Càng nghĩ tới rặng liễu, chim hoàng oanh, khóm hoa đào, hàng ba tiêu, mấy bồn trúc, vốn là “bạn hữu” của nhà thơ, ông càng cám cảnh cho thân phận mình. Cùng với cảnh vật, vô số âm thanh dội về như tăng thêm “não nùng tâm sự”. Càng thương mình cô đơn nơi quê người đất khách, tâm trạng càng vương vấn xót xa, lo âu cho thân phận đằng đẵng xa chồng của người vợ đang thổn thức trông chồng. Lại bao nhiêu hình ảnh, bao nhiêu kỷ niệm dội về, làm cho nỗi thương, nỗi nhớ bạn bè, con cháu và cả xóm làng nữa day dứt bi hoài.

Đọc thêm  Giới thiệu tác giả Trúc Thông

          Thu dạ lữ hoài ngâm không động đến bất cứ một nỗi oan khuất nào. Nhà thơ cứ giãi bày, cứ dốc bầu tâm sự lắng đọng, sâu thẳm trong cảnh xa nhà, chưa hẹn ngày trở về, với tình thương, nỗi nhớ chồng chất, nặng trĩu… Có người dự đoán đó là những lời minh oan có hiệu lực. Sử dụng thể song thất lục bát thành thục, lời thơ điêu luyện, gợi cảm, các bản dịch đã nâng giá trị văn chương của khúc ngâm.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top