Đoàn Thị Lam Luyến: Bỏ thơ thất tình để… tu | Văn hóa | Báo điện tử Tiền  Phong

Giới thiệu nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến

Đoàn Thị Lam Luyến: Bỏ thơ thất tình để… tu | Văn hóa | Báo điện tử Tiền Phong

Tiểu sử nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến

Nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến sinh năm 1953. Quê gốc: xã Anh Dũng, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Bà công tác tại NXB Thanh niên, hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Đoàn Thị Lam Luyến có thơ in từ 1966 khi còn là học sinh Trường Văn hoá nghệ thuật khu Tây Bắc, tỉnh Sơn La. Khi về làm việc ở NXB Thanh niên, ngoài công tác ở mảng phát hành sách, Đoàn Thị Lam Luyến còn là một cây bút nữ xuất sắc, nhất là ở thể loại thơ trữ tình. Cho đến nay bà vẫn làm thơ và ngoài ra vẫn làm mọi việc thuộc lĩnh vực xuất bản, phát hành.

Tác phẩm của nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến

Tác phẩm thơ : Lỡ một thì con gái (1989), Cánh cửa nhớ bà (cho thiếu nhi – 1990), Chồng chị chồng em (1991), Châm khói (1995), Dại yêu (2000).

Bà đã được nhận Giải thưởng thơ viết cho các em của báo Thiếu niên tiền phong năm- 1967, Giải thưởng cuộc vận động sáng tác chỏ nhi đồng của NXB Kim Đồng và Hội nhà văn năm 1984,Giải thưởng thơ hay của báo Văn nghệ cho bài thơ Chồng chị chồng em và Đêm trắng năm 1999, tặng thưởng thơ hay của Hội nhà văn năm 1995 cho tập thơ Châm khói.

 Xuất hiện tương đối muộn so với các cây bút nữ khác nhưng thơ Đoàn Thị Lam Luyến mang sắc thái mạnh mẽ đầy nữ tính của cuộc sống đời thường, mà giọng thơ lại hết sức nhuần nhị, mượt mà. Đọc thơ có cảm tưởng như bà đang tự hát về mình đang đối thoại với người ngoài cuộc, không nghĩ là bà đang vật vã với câu chữ để làm thơ. Tình yêu, gia đình, hạnh phúc bao giờ chẳng là cái đích của cuộc đời mỗi con người, nhất là đối với cuộc đời của mỗi người con gái. Biết bao nhiêu nhà thơ đã viết về những chủ đề muôn thuở như thế và đã có bao nhiêu áng thơ hay đi vào sử sách. Nhưng với Đoàn Thị Lam Luyến, đó lại là những nét rất riêng, như riêng của một người, để mọi người cùng cảm. Trong Lỡ một thì con gái thì “Từ lâu, lâu lắm rồi, Giấc mộng về lứa đôi, Âm thầm như quyến rũ” đã hé mở một chút gì đó riêng riêng, nhưng đến Chồng chị chồng em thì đó lại là chiến. tranh để giành giật tình yêu, hạnh phúc : “Em đã đoạt anh từ tay người bà kia, Giống như người đàn bà kia đoạt anh từ tay người đàn bà khác”. Ở đây người đàn ông, người tình trở thành “Miếng mồi của chiến tranh man rợ diệu kỳ” giữa những người đàn bà “ghen như sôi và yêu như điên”. Giữa họ đâu còn chồng chị chồng em nữa mà chỉ còn là quan hệ giữa những người đàn bà với miếng mồi diệu kỳ ấy. Và một ngày kia, người đàn bà nọ đoạt được anh, lại sửng sốt nghĩ đến một ngày anh lại bỏ ra đi…”. Nhà thơ đã nói thực những gay gắt trong cuộc cạnh tranh để giành hạnh phúc cho mình, một sự riêng riêng và cũng có thể là một sự chung chung của nhiều người con gái có cá tính khác. Với Lỡ một thì con gái đã hé một chút gì không vui của số phận. Người con gái có thì, lỡ thì rồi thì biết tính sao đây. Lời của bài quan họ từng viết : “Còn duyên kẻ đón người đưa, Hết duyên đi sớm về trưamột mình”. Lời của bài ca dao từng than : Thân em như giọt mưa sa, Giọt sa xuống giếng giọt ra ruộng cày. Thân em như tấm lụa đào, Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai. Đó cũng là số phận, là sự may rủi được phận nào hay phận ấy, nhưng chưa phải là lỡ thì. Nhưng đối với bà, sự chọn lựa may rủi ấy cũng không còn nữa, vì cái “Giấc mộng về lứa đôi, Âm thầm như quyến rũ” đã không còn nữa. Đúng như bà viết : “Chưa tiêu gì ra món, Đã hết veo cuộc đời” chua chát lắm chứ.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Vũ Tú Nam

Lâu nay các nhà thơ nữ hiện đại ít dám nói thật về những khát vọng của riêng mình, ngoại trừ Xuân Quỳnh trong thơ Tự héi. Nhưng với Đoàn Thị Lam Luyến, nhà thơ không ngại nói ra những điều theo khát vọng của mình. Ở Lỡ một thì con gái, ở Chồng chị chồng em cũng thế và ở Châm khói lại mạnh mẽ công khai hơn trong bài thơ Gọi Thuý Kiều : “Em như vật cháy rừng quanh năm đòi cứu hoá, Như ngọn lũ sông Hồng chỉ chực vỡ đê. Em không muốn như Xuý. Vân một đời trót dại, Thể làm chỉ để phải giữ câu thề, Nếu hạnh phúc không phải là vĩnh viễn, Điên cũng cần cho xứng với đam mê”. Ai đã một lần chứng kiến cảnh cháy rừng, ai đã một lần bơi thuyền giữa sông Hồng mùa đỉnh lũ, sẽ có thể cảmnhận được sự khát khao của người đàn bà đầy cá tính ấy. Thơ Lam Luyến hay không ở sự vui mà ở sự buồn. Xem trong những câu thơ bốc lửa, người đọc thấy một nỗi buồn âm thầm trong tan vỡ. Hình như nhà thơ đang có tâm trạng buồn và chán chường như một số bài thơ trữ tình của bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương : “Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại, Mảnh tình san sẻ tí con con”. Đoàn Thị Lam Luyến cũng làm cho người đọc “giật mình” về một giọng thơ như thế khi bà viết : “Đến hòn Trinh nữ chẳng còn xinh, Vách đá xuyên ngang đến giật mình” “Rõ một hình người in trên đá, Phận gái thời nào cũng dở dang” (Trinh Nữ). Nhưng thơ bà không nghiêng về phía buồn chán, bị lụy, thơ bà mạnh mẽ khẳng định và hy vọng. Trong Cơn mưa chờ móng, bài thơ gần đây in trên báo Hà Nội mới tết Tân Tỵ 2001, người đọc thấy cái sự trỗi dậy không ngừng ở thơ bà “Bao ngày nắng quái hạn trơ, Hồn ta nẻ tự bao giờ có hay. Than vùi từ ấy trong gió, Cháy lên một nỗi mong chờ khôn nguôi. Nghe tin vạch chớp ngang trời, Để cơn  mưa hát những lời tình yêu”. Thế mới biết; cho dù ở lứa tuổi nào, lời tình yêu vẫn là một cái gì khát khao và hấp dẫn.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ nhà văn Vũ Cao

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top