Notebook vs Mechanical Pencil by PROFESSIONALmotion | VideoHive

Giới thiệu nhà thơ Hồ Sĩ Đống

Notebook vs Mechanical Pencil by PROFESSIONALmotion | VideoHive

Tiểu sử nhà thơ Hồ Sĩ Đống(1739 – 1785)

Nhà thơ Hồ Sĩ Đống, có tên là Đồng, tự Long Phủ, hiệu Dao Đình. Ông thuộc đồng dõi thế gia vọng tộc ở đất Hồng Lam, tổ xa đời Trần là Hồ Tông Thốc, từng đậu Trạng nguyên, quốc lão đại thần. Từ thời Lê trung hưng, ông nội ông là Hồ Sĩ Dương, đậu Tiến sĩ, làm quan đến Thượng thư, được phong Duệ quận công, là sử gia nổi tiếng. Hồ Sĩ Đống thuộc một chỉ họ Hồ làng Quỳnh Đôi, nhưng đã di cư sang làng Hoàn Hậu, tục gọi Bào Hậu, cùng huyện Quỳnh Lưu, thuộc phủ Diễn Châu, trấn Nghệ An, nay là xã Quỳnh Hậu, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông nổi tiếng thông minh. Sau khi đậu Hương cống, ông dự khoa thi hội năm 1772, dưới triều Cảnh Hưng, đỗ hội nguyên, đình nguyên Hoàng giáp. Làm quan ít lâu, năm 1777, ông sung chức Phó sứ đi Yên Kinh triều cống nhà Thanh. Khi trở về, ông sang ngạch võ, giữ chức Tham đốc quyền phủ sự, ngang hàng với Thượng thư tham tụng và được phong tước Dao Đình hầu.

Tác phẩm của nhà thơ Hồ Sĩ Đống(1739 – 1785)

Về thơ văn, Hồ Sĩ Đống có tập thơ Hoa trình khiển hứng, được sáng tác trong thời gian đi sứ Trung Quốc, cũng gọi là Dao Đình sứ tập hay Dao Đình thi tập.

Ngoài ra, ông có thơ viếng Chánh sứ sứ bộ họ Vũ năm 1777, tự tử trên sứ trình để chống lại chúa Trịnh Sâm dâng mật biểu lên triểu Mãn Thanh, xin “tiếm phong” tước vương nhằm thay thế nhà La. Ông còn viết “Tựa” cho cuốn sách Sứ Hoa tùng vịnh của Chánh sứ Nguyễn Tông Quai (1748) vào năm 1778.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Mộng Tuân (1930 - ?)

Tập thơ đi sứ của ông được các bậc danh nho đương thời truyền tụng. Học giả Phan Huy Chú ghi nhận “Thơ cũng hồn hậu phong nhã và có khí khái”(Lịch triều hiến chương loại chí).

Vịnh cảnh lầu Nhạc Dương (Đăng Nhạc Dương lâu), vịnh cảnh lầu Hoàng Hạc (Đăng Hoàng Hạc lâu), hay vịnh nhiều di tích, nhiều thắng cảnh trên đường sứ bộ đi qua, từ cửa Nam Quan đến đế đô Yên Kinh (Trung Quốc), ngòi bút Long Phủ tô thêm đôi nét kỳ thú về cảnh vật làm thư thái tinh thần, ví như “Phủ thị đình đài trần ngoại cảnh, Hà quan vân thủy nhãn trung đồ” (Trông xuống đình đài ở ngoài trần thế, Nhìn xa sông nước trước mắt treo tranh Lên lầu Nhạc Dương). Hay “Thương mang viễn thúy phù Anh Vũ, Hạo đáng tỉnh vân ủng Phượng Hoàng, Hạc giả thừa phong tiên địch diểu, Giang Thành cực mục bán tà dương” (Mênh mông nước xa nổi bãi Anh Vũ, Bát ngát  mây tạnh phủ núi Phượng Hoàng, Xe hạc cưỡi gió, cõi tiên không nghe tiếng sáo nữa, Giang Thành nhìn tận, nửa trong bóng tà dương – Lên lầu Hoàng Hạc).

Những bài thơ trong Dao Đình sứ tập lấy đề tài trên đất nước Việt Nam như Nhị Hà chu trung (Đi thuyền trên sông Nhị) hay Nam Quan vấn độ (Qua cửa Nam Quan vào buổi chiều) và một số bài khác được sáng tác trước khi sứ bộ và tác giả dời biên giới dù là tả cảnh, ngụ tình, hay tự sự đều mang âm điệu hứng khởi về tinh thần trách nhiệm đối với vua, với nước, về lòng tự hào dân tộc đã có một truyền thống vẻ vang.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Đỗ Đức Thu

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top