Pen and Journal | Pen, Journal, Empty notebook

Giới thiệu nhà thơ Ngô Nhân Tĩnh

Pen and Journal | Pen, Journal, Empty notebook

Tư liệu nhà thơ Ngô Nhân Tĩnh

(?- 1816)

Nhà thơ Ngô Nhân Tĩnh, tự Nhữ Sơn, chưa biết năm sinh. Quê gốc : tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, sau di cư sang Gia Định và lập nghiệp tại đây. Ông theo học danh sư Võ Trường Toản, kết bạn với Trịnh Hoài Đức và Lê Quang Định. Họ đều nổi tiếng hay chữ, đã cùng nhau lập Bình Dương thi xã, cùng viết chung tác phẩm Gia Định: tam gia thi tập. Năm 1788, sau khi chiếm lại được Gia Định, Nguyễn Ánh cho mở kỳ thi, hai ông Trịnh Hoài Đức và Lê Quang Định ra ứng thí và trúng tuyển, được cử vào Viện hàn lâm. Ông không dự thi, nhưng có lẽ cũng được vời vào làm việc tại viện này. Tiếp đến, ông được trọng dụng, thăng Tham trị. Ông là người cẩn trọng, lại thông thuộc nước lân bang, nên Nguyễn Ánh phái ông đi theo thuyền buôn sang Trung Quốc để nghe ngóng tin tức về Lê Chiêu Thống đang bị câu lưu tại Yên Kính. Sau khi lên ngôi, Gia Long lại cử ông sung vào sứ bộ sang Yên Kinh cầu phong. Khoảng năm 1811, ông được cử làm Hiệp trấn Nghệ An. Chính ông đã lấy Hoàng giáp Bùi Dương Lịch sung chức Đốc học, rồi giao cho việc soạn sách Nghệ An ký. Về cuối đời, ông được cất nhắc lên Thượng thư và vinh phong  tước hầu.

Tác phẩm của nhà thơ Ngô Nhân Tĩnh

Ngô Nhân Tĩnh cũng như hai thị gia lớn đồng môn, đồng liêu Trịnh Hoài Đức và Lê Quang Định đều là những quan văn khai quốc công thần của triều Nguyễn, được Gia Long trọng dụng và sống trọn vẹn cho đến cuối đời, khác với các công thần võ tướng như Nguyễn Văn Thành, Lê Văn Duyệt, Đăng Trần Thường đều bị nghi ki, trước sau đều bị sát hại.Ông không có tác phẩm khảo cứu, biên khảo như hai ông Trịnh và Lê, ngoài tác phẩm viết chung Gia Định tam gia thí tập ông chỉ để lại cuốn Thập anh đường thi tập bằng chữ Hán.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Trần Huy Quang

Tập thơ Thập ảnh đường của Ngô Nhân Tính, hé ra cho chúng ta biết, buổi đầu bước đường tiến thân của ông không mấy thuận buồm xuôi gió như hai ông bạn Trịnh và Lê. Thời gian lưu trú ở đất Hà Tiên, ông đã từng trăn trở “Ngọn đèn lẻ loi giấc mơ nơi đất khách vừa tàn, câu tâm sự trăm năm càng khó nói ra. Trời già, không giúp mình phương tiện, mịt mịt, mù mù, một màu trời đất bao la!’ (Tiên thanh lữ thứ 1 -Lời dịch xuôi). Và cũng có lúc Nhữ Sơn rơi vào cảnh bơ vơ như ngọn cỏ bồng trước gió, hay như cành khô giữa dòng… Tuy vậy, ông luôn nuôi chí lớn, đợi thời cơ, chờ dịp lập công to “Tráng sĩ bền gan cần phải đền bồi nợ nước, Trượng phu lập chí, nào nghĩ đến việc riêng mình”. Và ông tự ý thức rằng, mình có đủ điều kiện để lập nghiệp lớn vì “Đẩy dạ biết bao mưu kế,…” (Cũng hơi bạn Trần Tuấn, Hà Bình chơi thuyền trên sông Xích Hạ, có bài tập anh – Lời dịch xuôi).

Quả thật, Ngô Nhân Tĩnh đã toại nguyện. Từ bạch diện thư sinh ông đã lên đến bậc đại thần. Một phần thơ văn của ông dưới đầu đề vịnh cảnh, ngụ tình, thể hiện tâm trạng thỏa mãn và tinh thần thanh thản lạc quan đó. Trong chùm thơ tứ tuyệt, vịnh cảnh bốn mùa, ông đã có những vần thơ như : “Hây hây gió nam ta vừa say rượu, Bắt chước những thiếu niên thời Hy Hoàng nằm khểnh trước song cao” (Hự ái… – Lời dịch xuôi), hay “Ở đời lúc thích ý cứ nên uống rượu, Chớ phụ những đêm sáng súa, tuy là đêm, nhưng không biết là đêm” (Thu ái… – Lời dịch xuôi).

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ trào phúng Tú Mỡ

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top