Notebook and pen in hand. isolated on white background. | Premium Photo

Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Huy Oánh

Notebook and pen in hand. isolated on white background. | Premium Photo

Tiểu sử nhà thơ Nguyễn Huy Oánh (1713-1789)

Nhà thơ Nguyễn Huy Oánh, tự Kính Hòa, hiệu Lựu Trai và Thạc Đình, thụy Văn Túc. Quê gốc: làng Trường Lưu, xã Lai Thạch, tổng Lai Thạch, huyện La Sơn, đất Hoan Châu, nay là xã Trường Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh tháng Chín năm Vĩnh Thịnh thứ 9 (1713) và mất ngày 9 tháng Năm năm Kỷ Dậu (1789). Cha ông là Nguyễn Huy Tựu (1690-1750), hiệu Túy Hà cư sĩ, làm Tham chính Thái Nguyên, tước Khiết Nhạ hầu, được tặng phong, Công bộ Thượng thư, mẹ ông là Phan Thị Trừu (1694-1775), người làng Vĩnh Gia, cùng huyện, cô ruột của Thám hoa Phan Kính. Ông có người em là Nguyễn Huy Quýnh, đỗ Tiến sĩ năm Nhâm Thìn (1772), tác giả Quảng Thuận đạo sử tập, Thác lời người con gái phường vải. Con là nhà thơ Nguyễn Huy Tự, tác giả Hoa tiên. Người chấu là nhà thơ Nguyễn Huy Hổ, tác giả Mai Đình mộng ký. Nguyễn Huy Oánh theo học từ nhỏ, đến năm Long Đức thứ nhất (1732), khi tròn 20 tuổi, ông đi thi hương và đổ đầu. Sau đó, được bổ làm Tri phủ Trường Khánh. Năm Mậu Thìn niên hiệu Cảnh Hưng thứ 9 (1784), ông trúng cách kỳ thi hội và khi vào thi đình ông đỗ đình nguyên (Thám hoa), được bổ Hàn lâm viện đãi chế. Năm Kỷ Tỵ (1749), ông làm Tham mưu cho đạo Thanh Hoa, năm sau (1750), thăng Đông các hiệu thư. Đinh Sửu (1757), ông được cử làm Giám khảo kỳ thi hội, thăng Đông các đại học sĩ. Đến năm Kỷ Mão (1759), ông từ Sơn Nam về triều làm Nhập nội thị giảng kiểm Quốc tử giám tư nghiệp, Hàn lâm viện thừa chỉ. Năm Ất Dậu (17765), ông được cử làm Chánh sứ sang nhà Thanh. Đi sứ về, ông được thăng Côn bộ hữu thị lang. Khoảng 1768, được cử làm Tán lý quân vụ dẹp hải tặc ở các đạo Thanh Hoa, Sơn Nam, Hải Dương. Do có quân công, năm 1779, ông được thăng Ngự sử đài, Đô ngự sử, lại làm Tán lý quân vụ dẹp giặc núi ở Tuyên Quang, Hưng Hóa, Thái Nguyên, Cao Bằng. Khi về triều nhà Lê – Trịnh định dùng ông trở lại chức ở Ngự sử đài, nhưng ông nhất định dâng sớ xin về quê mở thư viện Phúc Giang để lưu giữ, in ấn sách vở và dạy học trò. Trước khi về, ông được phong Công bộ Thượng thư. Ông là một nhà giáo xuất sắc, dạy hàng ngàn học trò, trong đó có đến gần 30 người đỗ Tiến sĩ.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ, nhà biên khảo Lê Quang Định

Tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Huy Oánh

Nguyễn Huy Oánh sinh ra, lớn lên, thi đỗ và làm quan suốt những năm cuối của triều Lê. Ông là một ông quan có nhiều chính tích, một nhà sư phạm có nhiều công lao. Thêm nữa, ông còn là một tác giả quan trọng của TK XVIII với sự nghiệp trứ tác khá đồ sộ. Ông từng soạn thuật, sáng tác khoảng 40 tác phẩm trên nhiều lĩnh vực từ sử học, triết học, văn học đến địa lý học, y học… nhưng trải qua thời gian và binh lửa, hiện chỉ còn lại được một số bộ sách như: Băc dư tập lãm, Hoàng hoa sứ trình đồ, Sơ học chỉ nam, Phụng sứ Yên kinh tổng ca, Thạc Đình di cảo và một số thơ văn chép tản mát trong các sưu tập khác. Trong số trên, có hai sáng tác thơ văn của ông là Phụng sứ Yên Kinh tổng ca và Mạc Đình di cảo.

Phụng sứ Yên Kinh tổng ca, tên đầy đủ là Phụng sứ Yên kinh tổng ca tịnh nhật ký được Nguyễn Huy Oánh sáng tác khi ông làm Chánh sứ phái đoàn sứ bộ sang nhà Thanh vào các năm Ất Dậu – Bính Tuất (1765 – 1766). Tập sách gồm hai phần. Phần đầu là bài tổng ca gồm gần năm trăm câu lục bát được viết bằng chữ Hán, có thể đây là sáng tác đầu tiên theo thể này trong lịch sử văn học dân tộc. Bài ca ghi lại tổng quát hành trình đi sứ với một ngôn ngữ vừa kể, vừa tả và đặc biệt tên những địa danh, nhân danh được chuyển tải vào thơ một cách tự nhiên, thuần thục, nhuần nhuyễn. Phần tiếp theo là nhật ký đi đường và hơn 100 bài thơ chữ Hán. Phần nhật ký ghi lại khá tỉ mỉ về phong tục, tập quán, cảnh quang ở những nơi mà tác giả đi qua. Những bài thơ phần lớn là thơ miêu tả cảnh thiên nhiên và có thể nói Nguyễn Huy Oánh là một nhà thơ phong cảnh xuất sắc. Ngoài giá trị văn chương, tập thơ còn có giá trị về sử học, địa lý, xã hội học…

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Nguyễn Khắc Trường

Thác Đình di cảo, tập sách sưu chép những sáng tác của Nguyễn Huy Oánh, ngoài tập thơ đi sứ vừa kể. Công việc do người cháu của tác giả là Nguyễn Huy vinh thực hiện. Sách lưu giữ được hơn 100 bài thơ chữ Hán và khá nhiều văn xuôi của tác giải theo các thể: tấu, khải, biểu, điều trần, tạp ký v.v… Tư tưởng, tình cảm và tâm sự của tác giả được thể hiện ở đây khá rõ nét, một sự chuyển đổi và đan xen Nho – Phật – Lão, một tấm lòng với thiên nhiên, đất nước, một nỗi trăn trở, chán nản trong hoàn cảnh xã hội nhiều rối ren cuối triều Lê – Trịnh.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top