Tiểu sử nhà thơ Nguyễn Mỹ
Nhà thơ Nguyễn Mỹ sinh năm 1935, hy sinh ngày 14.5.1972 tại Trà Mi, tỉnh Quảng Nam. Quê gốc : TX Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Năm 1953, ông là bộ đội pháo binh. Năm 1960-1966, ông là cán bộ biên tập NXB Phổ thông, sau đó ông tham gia bộ đội chống Mỹ, hoạt động ở chiến trường Liên khu V. Năm 1972, ông hy sinh tại huyện Trà Mi, tỉnh Quảng Nam.
Tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Mỹ
Tác phẩm : Sắc tẩu vóng (thơ in chung với Nguyễn Trọng Định – 1980).
Nguyễn Mỹ được bạn đọc biết đến với bài thơ Cuộc cha ly màu đỏ, sáng tác năm 1964 khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước lan rộng ra cả nước. Cuộc chiến tranh đặc biệt Ở miền Nam Việt Nam và cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân Mỹ đã biến cả nước thành một chiến trường. Ngày và đêm lại có những cuộc chia ly để những chàng -rai ra đi mật trận và những cô gái trở về ba đảm đang. Trong bối cảnh ấy, Nguyễn Mỹ đã được chứng kiến một Cuộc chia ly màu đỏ và ông viết như một đặc tả cảm nhận về những con người trong chiến tranh. Đó là một cuộc chia ly diễn ra tại một vườn hoa giữa thủ đô Hà Nội. Nhà thơ viết : “Đó là cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ, Tươi như cánh nhạn lai hồng, Trưa một ngày sắp ngả sang đông, Thu bỗng nắng vàng lên rực rỡ, Tôi nhìn thấy một cô áo đỏ, Tiến đưa chồng trong nắng vườn hoa”. Chỉ với sáu câu thơ đủ cả thời gian và không gian, đủ cả nhân vật và sự việc. Nhưng mấu chốt ở đây là sắc đỏ, cái sắc đỏ rực như than lửa của áo khoác ngoài cô gái mặc, những cánh hoa đỏ rụng trong vườn hoa, rồi cái sắc đỏ của hoa chuối trên rừng vẫy gọi người chồng dấn bước và cuối cùng là cái sắc đỏ trong bầu máu nóng nhiệt huyết của cả đôi vợ chồng “Khi tổ quốc cần, họ biết sống xa nhau”. Không nhìn thấy được, nhưng tất cà như cùng vun vào, cùng dội lên cái tứ thơ vì tổ quốc. Cuộc chia ly thật cảm động, có nước mắt, có tâm sự nhỏ . to nhưng không bị lụy. Đó chính là cuộc chia ly của những nam nữ thanh niên thời kỳ chiếr tranh: họ biết đặt quyền lợi của tổ quốc lên trên những hạnh phúc riêng tư của chính mình. Với hai câu kết “Nghĩa là màu đỏ ấy theo đi, Như không hề có cuộc chia ly”, nhà thơ muốn nói rằng cả người vợ và người chồng cùng ra chiến trận, vì họ đã chung một ý chí, chung một nghị lực, cả hai đều động viên nhau, trợ giúp nhau để làm tròn nhiệm vụ. Bài thơ hay không chỉ ở tứ thơ sâu sắc mới lạ mà còn ở lời thơ trang trọng trong sáng pha chút cổ kính hàn lâm, khiến cho ai đã đọc là đọc liền một mạch, cuốn hút và hấp dẫn. Chỉ với một thi phẩm này, Nguyễn Mỹ để lại một nét son riêng trong thơ Việt Nam sau 1945.