Tiểu sử nhà thơ Nguyễn Quý Đức
Nhà thơ Nguyễn Quý Đức, húy là Tọ, hiệu Đường Hiên, tự Thể Nhân. Quê gốc : làng Thiên Mỗ, nay là xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Làng ông là một trong tự đại danh hương của vùng Hà Đông xưa (Mỗ, La, Canh, Cót tứ danh hương) cũng là làng có nhiều người đỗ đạt, trong đó ông, con ông, cháu ông là những người tiêu biểu, được dân làng lập làm phúc thần thờ ở đình. Ngay từ nhỏ, Nguyễn Quý Đức đã nổi tiếng thông minh, sắc sảo, có tài ứng tác nhanh đối với các vị quan huyện, quan phủ ở địa phương. Dân làng lưu truyền nhiều truyền thuyết, giai thoại về tài chữ nghĩa của ông. Thoạt đầu, Nguyễn Quý Đức đỗ khoa sĩ vọng, đến năm 29 tuổi, ông đỗ đệ nhất giáp Tiến sĩ đệ tam danh tức Thám hoa khoa Bính Thìn, niên hiệu Vĩnh Trị 1 (1676) đời vua Lê Hy Tông. Năm 1690, ông được cử làm Chánh sứ sang Trung Quốc. Khi vẻ, năm 1694, ông giữ chức Tả thị lang bộ Lễ vào làm Bồi tụng ở phủ chúa sau thăng Đô ngự sử. Năm 1708, ông giữ chức Thượng thư bộ Binh, lần lượt đảm nhận các chức tước Đại học sĩ đông các, Thiếu phó, Tế tướng, tước Liêm quận công. “Thời kỳ làm Tể tướng, ông cấm đoán mọi việc phiên hà, khoan hồng đối với người trốn thuế và thiếu thuế, bớt tạp dịch, giúp nhà nông, dân được ơn nhờ” (Phan Huy Chú). Ông được nhân dân ca ngợi, truyền tụng câu: Tể tướng Quý Đức, thiên hạ yên vui. Nguyễn Quý Đức còn là bậc thầy có danh vọng. Với cương vị là người đứng đâu Quốc tử giám bấy giờ, ông rất quan tâm đào tạo nhân tài giúp nước. Ông là người có công tu sửa Văn miếu, dựng bia Tiến sĩ ở Quốc tử giám, bảo tồn di sản văn hóa quý báu cho đời sau. Phan Huy Chú, tác giá Lịch triều liền chương loại chí đã nhận xét về ông như sau : “Ông là người khoan hậu, trầm tĩnh. Ngày thường thù tiếp ai thì ,dễ dàng vui vẻ. Khi bàn luận trước mặt chúa việc gì chưa thỏa đáng, ông cố giữ ý kiến mình, bàn đến ba, bốn lần, không ai ngăn được”. Ông mất ngày l4 tháng Năm năm Canh Tý (1720), thọ T3 tuổi. Nguyễn Quý Đức là người ngay thẳng và đa tài. Ông không những giỏi thơ văn, chính trị, giáo dục mà còn xuất sắc về ngoại giao, sử học.
Tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Quý Đức
Nguyễn Quý Đức cùng Lê Hy toản tu quốc sử và biên soạn sách Bản kỷ tục biên, viết lời để tựa sách Việt sử thông khảo, là tác giả các tập thơ Thị châu tập, Hoa trình thí tập. Hiện còn 72 bài thơ chép trong Toàn Việt thí lục và một số thơ, văn xuôi chép lẫn với thơ văn chữ Hán trong Nguyễn Quý thị văn phả, gồm 5 tập v.v… Thị châu rập là tập thơ Nguyễn Quý Đức sáng tác trong nhiều năm, Hoa trình thi tập gồm những bài viết thời gian đi sứ. Cả hai tập thơ này đến nay đều không còn nguyên vẹn.
Những bài thơ trong Toàn Việt thí lục và các tuyển tập thơ khác là một phần của hai tập thơ đó. Sách Bẻn kỷ tục biên do ông biên soạn đã tiếp nối được truyền thống viết sử của các sử gia yêu nước thương dân trước đó, thể hiện một phong cách viết sử nghiêm túc, biện luận xác đáng, minh bạch. Ông còn là người yêu thích thơ văn cổ của dân tộc, đã có công sao chép bảo tồn tập Quản hiền phú tập lưu lại cho đời sau.
Đọc thơ Nguyễn Quý Đức, ta bắt gặp một Con người yêu nước, quý dân. Những bài thơ đi sứ hay những bài thơ đáp tặng bạn bè của ông vừa nho nhã, sinh động, vừa nhân ái bên cạnh những bài thơ về biên cương, ca ngợi đất nước lại giữ được thể diện quốc gia, cảm hứng hào hùng, uyên bác, nêu cao tỉnh thần trách nhiệm của một sứ giả trung quân ái quốc.
Khi ở tuổi xưa nay hiếm, sống Ở quê nhà, Nguyễn Quý Đức vẫn ham làm việc có ích cho dân và say mê sáng tác. Những bài thơ ở thời này chủ yếu là thơ Nôm ngâm vịnh thể hiện sự ung dung, tự tại của một người đã sống trọn đời vì dân vì nước, nay về hưu mà tâm hồn thanh thản. Cái tao nhã, lịch lãm của nhà thơ đã hòa quyện làm một với thiên nhiên, tạo thành cốt cách thi ca của ông.
Nguyễn Quý Đức là một thí nhân có phong cách trong dòng văn học Việt Nam TK XVII, “Văn chương đức nghiệp không kém cổ nhân” (Vũ Phương Đề). Thơ ông mực thước, bình dị, tình cảm ưu ái, khoan hòa, không dụng công trau chuốt mà ý tứ vẫn sâu xa, hồn hậu.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác