Leather Journal And Pen Gift Set Suppliers, Manufacturers - Factory Direct  Wholesale - LeYoung

Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Thượng Hiền

Leather Journal And Pen Gift Set Suppliers, Manufacturers - Factory Direct Wholesale - LeYoung

Tiểu sử nhà thơ Nguyễn Thượng Hiền

Nhà thơ Nguyễn Thượng Hiển tự Đính Nam, hiệu Mai Sm, người làng Liên Bạt, huyện Sơn Lãng, sau đổi là Ứng Hòa, tình Hà Đông) nay thuộc tỉnh Hà Tây. Ông là con thứ Nguyễn Thượng Phiên, Hoàng giáp khoa Nhã sĩ năm 1865 và là con rể lãnh tụ phong trào Cản vương Tôn Thất Thuyết. Nguyễn Thượng Hiển đỗ Cử nhân Ân khoa năm Kiến Phúc thứ nhất (1884), năm sau thi hội đỗ đầu (có sách nói thì hội trúng cách), thị đình đủ điểm, đang chờ xướng bảng thì kinh thành Huế thất thủ, kết quả kỳ thi hoãn lại, mãi đến năm 1892 mới thi đình lại và đỗ Hoàng giáp. Nguyễn Thượng Hiển đỗ cao khi đất nước đã mất chủ quyền, ông không chịu ra làm quan, dâng sớ xin nghỉ mươi năm để đọc sách tu dưỡng. Triểu đình không chấp thuận, chỉ cho nghỉ ba năm. Nguyễn Thượng Hiển về ở ẩn trong vùng núi Nưa, Thanh Hóa, văn thân ở đây mời ông cộng tác nhưng ông từ chối, chuyển về quê ở Liên Bạt, Sơn Lãng. Hết hạn nghỉ, ông về kinh, lĩnh chức Toản tu quốc sử. Không lâu sau ông lại xin nghỉ, nhưng lần “về núi” này chí hướng của ông đã rõ. Ông vào Nam ra Đắc, tiếp xúc với nhà cải cách Nguyễn Lộ Trạch, sư Viên Giác, các chí sĩ yêu nước Tăng Bạt Hồ, Phan Bội Châu, đọc Tân thư – các trước tác của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu- và tham gia một số hoạt động xã hội như lập Hội cứu tế giúp dân trong nạn đói dưới thời vua Thành Thái… Được bốn năm, triều đình lại gọi ra, trao chức Đốc học Ninh Bình, rồi Đốc học Nam Định. Mặc dù làm quan, Nguyễn Thượng Hiền vẫn bí mật liên hệ với các nhà yêu nước trong phong trào Duy tân và góp phần tuyển chọn, giới thiệu thanh niên ưu tú cho cuộc Đông du.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Vương Trọng

Năm 1907, sau khi phụ thân mất, ông bỏ quan, xuất dương. Năm 1908, ông sang Nhật dự Đại hội học sinh và đã đọc bài Khuyên học sinh đây phấn khích. Tuy nhiên, địa bàn hoạt động chủ yếu của ông là ở Trung Quốc, ông đã gặp gỡ nhiều chính khách Trung Quốc, vận động họ giúp đỡ cách mạng Việt Nam như Lưu Vĩnh Phúc, Trương Binh Lan, Từ Lương Bật và cả Đoàn Kỳ Thụy. Năm 1912, ông tham gia Việt Nam quang phục hội và được bầu làm ủy viên Tổng bộ. 1914, Phan Bội Châu bị giới quân phiệt Trung Quốc bắt giam, Nguyễn Thượng Hiển được giao lo liệu nhiều việc quan trọng của phong trào Việt Nam do Hội để xướng. 1915 ông đi Thái Lan liên hệ với hai viên công sứ Đức và Áo yêu cầu giúp đỡ cách mạng Việt Nam. Kết quả mới đạt được bước đầu thì Trung Quốc tuyên chiến với Đức – Áo, một số nhà cách mạng Việt Nam bị khủng bố. Năm  1918, Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc, Pháp thuộc phe thắng trận, Nguyễn Thượng Hiền cảm thấy cơ hội thuận lợi cho cách mạng Việt Nam không còn nữa, ông thất vọng, bỏ vào chùa đi tu. Năm 1925, được tin Phan Bội Châu bị bắt cóc giải về nước và trong sự kiện này có phần trách nhiệm của người cháu ruột ông là Nguyễn Thượng Huyền, ông đau buồn, lâm bệnh rồi mất trong ngôi chùa ông trụ trì ở Hàng Châu, Trung Quốc.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn nhà viết kịch Học Phi

Nguyễn Thượng Hiển là người yêu nước nhiệt thành. Vì độc lập của tổ quốc, ông đã từ bỏ những quan điểm nho giáo lỗi thời, cổ vũ việc duy tân đất nước, rồi từ bỏ lập trường quân chủ hướng theo đường lối dân chủ. Có điều, ông không đủ cứng rắn và tài năng tổ chức để tiếp tục con đường hoạt động đến cùng. Dẫu thế, Nguyễn Thượng Hiển vẫn là một nhà yêu nước lớn, một đại biểu của phong trào canh tân đất nước đầu TK.

Tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Thượng Hiền

Tác phẩm : Thơ văn Nguyễn Thượng Hiển chủ yếu được tập hợp trong Nưm chỉ tập, gồm 3 quyền. Quyển l : thơ ca làm trước lúc ra nước ngoài (trước 1907), quyển 2 : thơ ca làm trong 2 năm 1917- 1918, quyển 3 : văn xuôi, gồm lược truyện các liệt sĩ trong phong trào Cần vương và Đông du, những bài kêu gọi cứu nước và duy tân đất nước. Nam: chỉ tập đã được xuất bản ở Trung Quốc năm 1925, Chương Bỉnh Lân để Tựa, Từ Lương Bật viết B¿i. Một số thơvăn và câu đối còn được chép ở Hạc thị ngâm biên và Mai Sơn ngâm thảo. Ngoài ra Nguyễn Thượng Hiển còn có một tập ghi chép các truyện lạ, truyền thuyết, giai thoại lưu truyền trong dân đã có tên là Hát Đông thư dị.

Nam chỉ tập có giá trị như một tập nhật ký, phản ánh khá rõ nét diễn biến tâm tư, tình cảm của tác giả. Những bài làm trước khi tìm được hướng đi thường buồn da diết, phần nào phản ánh tâm trạng bất lực trước hiện tình đất nước, muốn tâm sự lãng quên nơi rừng suối. Những bài làm khi đã tham gia phong trào Duy tân, nhất là sau khi xuất dương, trái lại hừng hực khí thế chiến đấu. Ông tố cáo tội ác của thực dân Pháp bằng những lời lẽ đanh thép, sắc sảo, thể hiện tình yêu thương đồng bào, đồng chí một cách sâu đậm và kêu gọi dân chúng nói về sự lâm than của đất nước, dân tộc bằng những lời lẽ thống thiết, tràn đẩy xúc cảm “muôn hàng huyết lệ sôi ứa ra đầu ngọn bút” (Từ Lương Bật).

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn, nhà thơ Nguyễn Trọng Oánh

Nguyễn Thượng Hiển là cây bút tài hoa nổi tiếng của giới sĩ phu đương thời. Chất trữ tình đậm nét là bản sắc của thơ ông, nhưng bên cạnh đó những áng thơ văn kêu gọi, vận động cho phong trào của ông cũng tràn đầy nhiệt huyết, hào hùng, thiết tha, góp phần làm nên nét đặc sắc của đòng văn học yêu nước giai đoạn 1900- 1930.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top