Phỏng dựng hình ảnh trạng lường Lương Thế Vinh (chữ Hán: 梁世榮,; sinh năm  1441 hoặc 1442, mất năm 1496?) mặc thường phục viên lĩnh, bổ tử … | Việt  nam, Hình ảnh, Viết

Giới thiệu nhà thơ, nhà toán học Lương Thế Vinh

Phỏng dựng hình ảnh trạng lường Lương Thế Vinh (chữ Hán: 梁世榮,; sinh năm  1441 hoặc 1442, mất năm 1496?) mặc thường phục viên lĩnh, bổ tử … | Việt  nam, Hình ảnh, Viết

Tiểu sử nhà thơ, nhà toán học Lương Thế Vinh

(1441 – 1495) 

Nhà thơ, nhà toán học Lương Thế Vinh, tự Cảnh Nghi, hiệu Thụy Hiên,  dân gian thường gọi là Trạng Lường. Quê gốc : làng Cao Hương, huyện “Thiên Bản, nay thuộc huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

Tác phẩm của nhà thơ, nhà toán học Lương Thế Vinh

Ông nổi tiếng thông minh, học rộng, thơ văn hay, chí khác người. Thuở nhỏ được mệnh danh là thần đồng. Năm 23 tuổi ông đậu Trạng nguyên (khoa Quý Mùi, 1463) đời vua Lê Thánh Tông, được vua trọng tài văn chương. Có sách nói, ông từng làm Sái phu trọng Hội Tao đàn do Lê Thánh Tông thành lập. Được vua tin dùng, ông làm quan trải qua các chức : Trực học sĩ, quyền Cấp sự trung khoa công, Thị thư Viện hàn lâm, kiêm Sùng văn quán Tú lâm cục tư huấn. Ông thường được giao soạn thảo các giấy tờ bang giao với Trung Quốc, quan chức ngoại giao nhà Minh khen là giỏi. Lương Thế Vinh là người tiết tháo, không tham công danh phú quý, tính bộc trực, hồn nhiên, hay hài hước. Về già, ông thích sống bình dị thanh nhàn. Lê Quý Đôn khen là bậc “tài hoa danh vọng vượt bậc”. Đương thời có thơ ca ngợi ông “tên tuổi lừng lẫy trong những bậc hiền tài”. Khi ông mất, Lê Thánh Tông làm thơ phúng bằng quốc âm, được dân thờ làm phúc thần. Lương Thế Vinh biên soạn nhiều sách với nhiều lĩnh vực, nhưng một số tác  phẩm đã bị thất truyền. Về toán học các sách nói ông có soạn Đại thành  toán pháp, hệ thống hóa những thành tựu hình học. số học đương thời và vận dụng vào việc đo đạc ruộng đất, Lương Thế Vinh có soạn sách Hý phường phả lực tổng kết kinh nghiệm và nêu lên thành những nguyên tắc về nghệ thuật biểu diễn. múa hát, đánh trống. Có thể coi đây là tác phẩm lý luận đầu tiên ở nước ta về nghệ thuật hát chèo. Lương Thế Vinh cũng rất am hiểu và sùng Phật, đã từng viết nhiều sách về Phật giáo. Tương truyền ông có soạn sách Thiên môn khoa giáo. Có giai thoại nói rằng, vì ông có soạn những .sách trên bị nhà nho chê là phi kinh (trái với kinh điển nho gia) nên ông không được thờ ơ Văn miếu ngang với các danh nho khác. Văn chương của ông thường là những bài xướng họa phẩm bình cùng Lê Thánh Tông và các văn thần còn lưu lại rất ít, được chép trong Thiên Nam dư hạ tập (Bộ sách biên soạn thời Hồng Đức). Nội dung nổi bật nhất là sự thông cảm với tâm trạng, cảnh ngộ của những người lính trung dũng nơi biên ải. Tương truyền, ông còn là tác giả Bài ký chùa Diên Hựu (này là chùa Một Cột, Hà Nội) và một số bia mộ (mới được phát hiện).

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Chim Trắng

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top