Overhead of notepad and pen on a cluttered desk - Stock Photo - Dissolve

Giới thiệu nhà thơ trào phúng Tú Quỳ (1820- 1900)

Overhead of notepad and pen on a cluttered desk - Stock Photo - Dissolve

Tiểu sử nhà thơ trào phúng Tú Quỳ (1820- 1900)

Nhà thơ trào phúng Tú Quỳ (1820- 1900), tên thật là Huỳnh Quỳ, hiệu  Hướng Dương. Ông sinh tại làng Giảng Hòa, tổng Quảng Hòa, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, nay là xã Đại Thắng,huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Quê gốc : huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Tổ tiên ông vào khai hoang và định cư ở Quảng Nam từ thời Hồng Đức. Cha là Huỳnh Kim Cung, đỗ Tú tài. Tú Quỳ có khiếu thông minh từ nhỏ, bản tính phóng khoáng, có tài châm biếm hài hước. Năm 19 tuổi, ông đi thi Hương, đậu Tú tài, sau đó còn trúng Tú tài một lần nữa, rồi bỏ  thi, về quê dạy học. Ông từng dạy học ở nhiều nơi, từ Quảng Nam đến Bình Thuận. Ông mất năm 1900.

Tác phẩm của nhà thơ trào phúng Tú Quỳ

Tú Quỳ sáng tác khá nhiều, chủ yếu bằng chữ Nôm. Cũng gần giống như trường hợp Tú Xương, thơ văn Tú Quỳ không lưu lại văn bản gốc, thường chỉ được truyền miệng và chép tay nên đã thất lạc nhiều. Trước đây, chúng ta chỉ biết Tú Quỳ qua một vài bài thơ vịnh cảnh, vịnh vật ngụ ý châm biếm, trào phúng… Nhờ Công phu sưu tâm của Trương Duy Hy, người đồng hương, cho đến nay, khoảng 400 đơn vị tác phẩm của Tú Quỳ đã được tìm ra, và cuốn Tú Quỳ – cành sĩ Quảng Nam (xuất bản năm 1993) đã giới thiệu – được một số trong những tác phẩm đó, bao gồm các bài phú, văn tế, thơ vịnh cảnh, vịnh vật, thơ xướng họa, câu đối.Thơ văn Tú Quỳ phần lớn thuộc loại trào phúng xã hội và trào phúng yêu nước.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Thanh Tịnh

Là một người suốt đời sống gần gũi với nhân dân, thông cảm với những khổ đau, oan ức của người dân nghèo chốn làng xã dưới sự áp bức bóc lột của bọn cường hào, lý dịch, lại vốn sẵn lòng khinh bỉ, căm ghét bọn người nhân cách thấp hèn đó, Tú Quỳ thường mượn ngòi bút trào lộng để châm biếm, đả kích chúng khá cay độc (Văn tế lý trưởng, Tranh giành lý trưởng, Văn tế Chánh Năm…). Ông còn chĩa mũi nhọn đả kích vào những hủ tục mê tín (Phú ông mốc, Cây đa thân…), vào những thói hư tật xấu của người đời như cảnh gà cùng một mẹ mà nỡ cắn xé nhau (Bài thơ gà đá), cảnh khích bác, châm chọc nhau đến thành xung đột những khi tụ họp giỗ chạp (Ăn giỗ bàn việc làng), tỏ thái độ bất bình trước thái độ ngang trái của đồng tiền (Đồng tiền). Cũng có khi ông chỉ cười vui trước những tình thế oái oăm đáng cười (Vịnh nữ tu, Người kéo xe ngồi xe kéo..). Đứng trên lập trường của người dân yêu nước, ngọn roi trào phúng của ông quất đích đáng vào bọn người cam tâm bán rẻ danh tiết, ra đầu hàng và cộng tác với giặc, trở thành những tên tay sai đắc lực cho chúng. Ông mượn hình ảnh Cây tre để vạch trần tâm địa của chúng: “Cao lớn làm chỉ tre hối tre, Ruột gan  chẳng có, da xanh lè”. Hưởng ứng cuộc c bút chiến sôi nổi của Phan Văn Trị và s phu đương thời vạch mặt tên đầu hàng Tôn Thọ Tường, ông viết bài Hát Bội. Tưởng truyền, Tú Quỳ còn mượn chuyện hát bội để chửi khéo tên Việt gian khét tiếng đương thời là Nguyễn Thân : “Mượn màu son phấn, ông kia nọ, Cởi lốt cân đai, chú điếm đàng”. Rồi các bài thơ Vịnh con tôm, Vịnh con muỗi, Vịnh con mèo, Vịnh Ông Táo. đều nhằm vào đối tượng là những kẻ ôm chân đế quốc, làm bù nhìn, tay sai cho chúng để hại nước, hại dân. Về loại thơ văn xướng họa, thù tạc như thơ mừng, liễn, câu đối, các bài văn tế làm hộ bà con dân làng để phúng điếu., Tú Quỳ sử dụng ngòi bút trữ tình cũng khá thuần thục, giàu cảm xúc (Văn tế thợ rèn, Văn tế ông Bá Bảy ở Trung Phước là tiếng vợ khóc chồng, Văn tế ông chài làm thay những người vợ dân chài khóc chồng gặp nạn khi đi biển…). Thơ vịnh cảnh của ông để lại nhiều bức tranh đẹp về phong cảnh đất nước quê hương, thể hiện tình yêu và tấm lòng ưu thời mẫn thế của tác giả như Thơ sành Móm, Thơ Cồn con, Trận mưa giông… Về mặt nghệ thuật, thơ văn Tú Quỳ gắn với loại thơ ca bình dân, lời lẽ bình dị mà súc tích, gợi cảm, sử dụng rất nhiều thành ngữ, tục ngữ dân gian. Đặc biệt, ông còn làm phong phú thêm cho kho tàng văn chương dân tộc bằng những sắc thái riêng của ngôn ngữ miền Trung được vận dụng tự nhiên, thuần thục và giàu sức gợi cảm. Nghệ thuật trào phúng của Tú Quỳ tuy chưa đạt tới đỉnh cao như Tú Xương nhưng cũng đã góp vào làng cười Việt Nam một điệu cười riêng khá sắc sảo, hóm hỉnh, có sức mạnh phê phán. cao và mang đậm nét cá tính sáng tạo của nhà thơ trào phúng xứ Quảng. 

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Đào Vũ

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top