Giới thiệu nhà thơ Việt Phương
Nhà thơ Việt Phương, sinh ngày 26.12.1928, tên khai sinh là Trần Quang Huy. Quê gốc: Hà Nội. Hoạt động cách mạng từ đầu năm 1944. Sau Cách mạng tháng Tám, ông đi bộ đội, vào Nam chiến đấu ở chiến trường miền Nam Trung Bộ thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Có thời gian, ông công tác tại Khu học xá TƯ (đóng tại Nam Ninh, Trung Quốc). Năm 1959, ông từ Việt Bắc về Hà Nội và làm việc ở Văn phòng Chính phủ từ đó đến nay.
Tác phẩm của nhà thơ Việt Phương
Thơ Việt Phương có thể được coi là một “hiện tượng” trong đời sống văn học. Ông đến và ở lại với văn chương chỉ bằng một tập thơ duy nhất : Cửa mở, gồm 30 bài thơ được viết rải rác từ những năm 60 đến đầu năm 70 (thế kỷ XX\).
Ngay khi mới ra đời, Cửa mở đã bị coi là “có vấn để” và không được lưu hành rộng rãi. Tuy vậy, bản thân tác giả và tư tưởng chính trị của tập thơ vẫn được khẳng định là tốt. Nó không có ý định phê phán, ám chỉ gì, mà ngược lại, chủ đề chính là ca ngợi cách mạng, dám nói thẳng, nói thật những suy nghĩ của mình. Nhưng trong suốt thời kỳ đó, nhà thơ Việt Phương và những người ủng hộ ông vẫn phải âm thầm chịu đựng những tiếng lào xào quanh mình. Phải chăng tập thơ Cửa mở ra đời chưa đúng lúc ? Và phải chăng do người đọc cố tình suy diễn, cắt rời câu chữ, dẫn đến cách hiểu sai của toàn bộ sáng tác thơ ? Dù là lý do gì, cũng phải đến gần 20 năm sau, trong không khí đối mới, dân chủ, tập thơ Cửa mở mới được đánh giá lại và ra mắt lần thứ hai (1989). Đó là sự khẳng định giá trị của tập thơ. Toàn bộ tập thơ là tiếng nói chân tình, sôi nổi của một con người hết lòng yêu Bác Hồ, yêu Đảng, yêu lý tưởng cộng sản, yêu cuộc sống và yêu con người. Đồng thời, bộc lộ sự căm ghét đối với đế quốc, đối với sự độc ác và cả sự ti tiện, nhỏ nhen của con người. Cặp phạm trù yêu – ghét, trắng – đen được phân định rạch ròi trong thơ ông.
Việt Phương đã say mê tìm tòi, trăn trở để mang đến cho người đọc những vần thơ giàu cảm xúc, thể hiện được tấm lòng và cả tầm nhìn của mình đối với cách mạng, quê hương và con người. Đó là niềm hăng say của nhà thơ khi phải tạm biệt quê hương lên đường theo cách mạng (Năm xưa, Buổi lên đường). Đó là tình cảm gắn bó thiết tha với quê hương Hà Nội qua những dòng thơ thấm đượm chất trữ tình (Thành phố của ta nh người đồng đội, Cây sấu quê hương). Đó là sự tha thiết, dịu dàng, mang đậm chất lãng mạn qua chùm thơ tình được nhiều người yêu mến : Những khu cửu mở, Yêu tình yên, Trên đường Thanh Niên…
Trải qua năm tháng với bao thăng trầm, nhà thơ Việt Phương với tập Cửa mở đã được trả lại nguyên giá trị để đem đến cho nền thơ Việt Nam hiện đại một tiếng nói riêng khá sâu sắc.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác