copy space, notebook, wooden, journal, writing, diary, pencil, Notebooks,  colourful, pencils | Pxfuel

Giới thiệu nhà thơ Vũ Cán (1475 – ?) 

copy space, notebook, wooden, journal, writing, diary, pencil, Notebooks, colourful, pencils | Pxfuel

Tiểu sử nhà thơ Vũ Cán (1475 – ?) 

Nhà thơ Vũ Cán, tự là Tùng Hiên. Quê gốc : làng Mộ Trạch, nay là xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Ông là con Tiến sĩ Vũ Quỳnh (1450 – 1497), đỗ Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất (1502), thời gian đầu làm quan với nhà Lê, đi sứ Trung Quốc vào năm Canh Ngọ (1510). Thời gian sau ông theo Mạc Đăng Dung và làm quan với nhà Mạc, trải qua các chức Thượng thư bộ Hình, Thượng thư bộ Lễ, Chưởng Hàn lâm viện, Nhập thị kinh diên, tước Lễ độ bá. Ông là người có tư chất thông minh, xem rộng nhớ lâu “văn chương đức nghiệp được người bấy giờ tôn trọng như bậc thầy” (Lê Quang Bị). Ống có quan hệ với nhiều danh sĩ cùng thời, đặc biệt chơi thân với Nguyễn Bỉnh Khiêm và có thơ xướng họa với Nguyễn Bỉnh Khiêm hiện còn chép trong Bực Vân am thi tập của Trạng Trình. Đến năm ngoài 70 tuổi, ông về trí sĩ ở quê hương.

Tác phẩm nhà thơ Vũ Cán

Vũ Cần có Tùng Hiên thi tập, Tùng Niên văn tập, văn bìa, tám bài Tiêu Tương cảnh chép trong tập Phẩm vựng và sách  Tứ lục bị lãm gồm những bài văn tứ lục do ông sưu tập, biên soạn.

Thơ của Vũ Cán có một số bài dài làm theo cổ thể, một số bài ngắn làm theo  Đường luật. Có bài ông viết khi làm quan  với nhà Lê, có bài viết khi làm quan với  nhà Mạc, có bài viết khi ông về trí sĩ. Ảnh  hưởng chủ đạo trong thơ Vũ Cán vẫn là  /lạc quan yêu đời, ung dung thích thẳng  một thứ lạc quan gắn với hoạn lộ thăng  tiến của nhà thơ và gắn với thời kỳ ổn định tạm thời của triều Mạc. Ông cũng là   con người giản dị, tuân theo đạo Khổng, sửa mình trước rồi mới nghĩ đến Công , việc, ưa thích cuộc sống thanh bần, yêu thích cảnh vật nơi quê hương. Thơ ông . thường chân thực, có ý vị, đầy cảm khái với con người và tạo vật. Ông cũng có một số bài mang phong cách thơ đạo lý,  rất gần với thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bài thơ Đống Cách vân dưng (Cây đa ở khe Đống Cách) có lẽ là bài thơ mở đầu. Về thơ vịnh cảnh làng Mộ Trạch vì nhà thơ có chua thêm dòng chữ “Vịnh gia hương chỉ cảnh” (Bài thơ vịnh cảnh quê hương). Sau này các nhà thơ Lê Quang Bí và Vũ Công Đạo lại tiếp nối bằng thơ vịnh  Sử các nhân vật làng Mộ Trạch trong tập Tự hương vận lục. Bài thơ miêu tả dáng  Cây đa sừng sững đứng bên bờ đê như một biểu tượng của quê hương, cành lá rậm rịt che mát cho khách, là nơi trú ngụ cho các loài chim đồng nội, đồng thời cũng ngụ gửi tấm lòng son của một bậc huân quân lão thủ với con người, với xã hội. Bài Pl hái (Trầu không) và bài Văn (Con muỗi) cùng chủ đề vịnh vật, ngoài việc miêu tả đặc điểm sự vật còn có thêm một ít triết lý về con người và xã hội.

Đọc thêm  Giới thiệu tác phẩm Lý Công

Bài Hạn điển cư là một bài thơ đài cổ thể, miêu tả cảnh tát nước chống hạn và những suy nghĩ của người có trách nhiệm chăn dân thật là cảm động. Điều đó chứng tở nhà thơ rất chú trọng đến đời sống mùa màng được mất của người nông dân và cũng là một bài thơ có ý lạ trong văn học thời trung đại. Kết thúc bài thơ là hai câu cảnh tỉnh cả một lớp người không biết quý hạt gao, không thấy được cái nhọc nhằn của nhà nông : “Bao nhiêu kẻ du đãng lêu lổng, Nào có biết từng hạt gạo đều chứa cái nhọc nhằn cơ cực của nhà nông”.

Ý của bài thơ này cũng là ý của bài ca dao cùng một chủ đề “Ai ơi bưng bát cơm đầy, Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần…”

Scroll to Top