The Best Pocket Notebooks for 2020 | JetPens

Giới thiệu nhà thơ Vũ Đình Liên

The Best Pocket Notebooks for 2020 | JetPens

Tiểu sử nhà thơ Vũ Đình Liên

Nhà thơ Vũ Đình Liên, sinh tại Hà Nội. Quê gốc: Làng Châu Khê, xã Huỳnh Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Ông đỗ Tú tài, học Luật rồi đi dạy ; ở các trường tư Ông làm thơ, viết báo, chủ trương tuần báo Tỉnh hoa và tạp chí Sư phạm (bằng tiếng Pháp). Từ 1940, ông làm tham tá thương chính Hà Nội. Trong kháng chiến chống Pháp (1946-1954), ông dạy học và hoạt động văn nghệ ở Liên khu III, Liên khu Việt Bắc. Sau năm 1954, về lại Hà Nội, ông dạy ở Trường đại học Sư phạm Hà Nội và Trường đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội cho đến năm 1975. Ngoài việc dạy học, ông còn dịch thuật và tham gia nhóm nghiên cứu văn học mang tên Lê Quý Đôn. Những năm cuối đời, ông thường lui tới một số chùa chiền ở Hà Nội, thăm nom bạn bè, quan tâm đến đời sống xã hội, văn học và vẫn không ngừng sáng tác.

Tác phẩm nhà thơ Vũ Đình Liên

Vũ Đình Liên tham gia phong trào Thơ mới từ rất sớm (1932), nhưng cũng từ giã phong trào Thơ mới rất sớm (1937) với mặc cảm : “Cũng vì không tin thơ tôi có một chút giá trị nên đã lâu tôi không làm thơ nữa” (Thư gửi Hoài Thanh, 9.1.1941, dẫn theo Thơ Việt Nam 1930 – 1945, NXB Giáo dục, 1992, tr. 133). Tuy nhiên, vào năm 1957, ông cũng đã xuất bản được một tập thơ lấy tên là Đi mắt. Ngoài ra, ông còn là tác giả của những công trình nghiên cứu : Sơ thỉo lịch sử văn học Việt Nam (1957), Nguyễn Đình Chiểu (1958) và nhiều tác phẩm dịch từ tiếng Pháp.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà viết kịch Xuân Trình

 Vũ Đình Liên không phải là một cây bút sắc sảo, tài hoa, nhưng đã để lại cho nền thơ hiện đại Việt Nam một thi phẩm bất hủ : bài Ông đồ. Bài thơ là sự Gặp gỡ và thăng hoa của hai nguồn thi cảm của Vũ Đình Liên : Tình hoài cổ và lòng thương những kẻ mà nhà thơ gọi là “thân tàn ma dại”. Vũ Đình Liên có lẽ không ngờ được rằng khi ông tỏ niềm thương cảm đối với “cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn” (Thu gửi Hoài Thanh) bằng những lời thơ hết sức bình dị, ông đã để lại cho hậu thế một hình tượng thơ sống mãi : hình tượng ông đồ nho mà thời gian muốn đẩy hẳn vào cõi lãng quên.

Scroll to Top