Tiểu sử nhà thơ Vũ Mộng Nguyên (1380 – ?)
Nhà thơ Vũ Mộng Nguyên, hiệu là Vi Khê và Lạn Kha. Quê gốc : làng Viên Khê, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ông đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) khoa Canh Thìn năm Thánh Nguyên thứ I (1400) đời Hồ Quý Ly, cùng khoa với Nguyễn Trãi và Lý Tử Tấn (theo sách Toàn Việt thí lực và Hoàng Việt thí tuyển) Thời Hồ, ông có tham gia dạy học ở ‘ quốc tử giám. Thời giặc Minh cướp nước, ông đi ở ẩn. Đầu thời Lê Thái Tổ (1428-1433), ông được bạn bè tiến cử theo Chiếu cầu hiền tài của nhà vua, và được bổ dụng chức Tư nghiệp Quốc tử giám. Sau thăng Tế tửu thì ông được về hưu, năm đó đã 74 tuổi, dưới thời . Lê Nhân Tông (1442-1459). Không rõ ông mất năm nào, chỉ biết rằng sau khi về hưu, ông thường lên chùa Phật Tích ngoạn cảnh và làm thơ. Có lẽ vì thế mà ông còn có tên hiệu là Lạn Kha (Lạn Kha là một tên khác của núi Phật Tích).
Tác phẩm nhà thơ Vũ Mộng Nguyên
Tác phẩm có : Vi Khê thi tập, đã thất truyền, chỉ còn 36 bài thơ chép trong Việt âm thi tập, Tinh tuyển chư gia luật thi, sau được chép gộp lại trong Toàn Việt thi lục.
Thơ Vũ Mộng Nguyên là tiếng nói cảm khái thời thế, thể hiện lòng yêu nước kín đáo và cái tâm của kẻ sĩ. Là người không trực tiếp tham gia cuộc kháng chiến: chống Minh nên âm hưởng hào hùng của thời đại ít vang động trong sáng tác của ông. Lòng yêu nước trong thơ Vũ Mộng Nguyên như một sự tiếp nối xu hướng cảm khái u hoài của văn học cuối Trần. Qua bến Bỏ Có, cảm xúc của ông là vừa tự hào trước chiến công của Trần Ngỗi (Giản Định Để) đánh tan 2 vạn quân Mộc Thạnh : “sự nghiệp so cùng Xích Bích ngang”, lại vừa bùi ngùi thương cảm trước người anh hùng “vận đã hết”, khó bề xoay chuyển thời thế để khôi phục cơ đồ (bài Chu trưng vọng Bô Có hãn hữu cảm. Trong thuyền ngắm bến Bô Cô cảm xúc).
Nhà thơ mượn xưa để nói nay, ngụ ý oán ghét hiện thực xã hội thời Minh thuộc, với tình đời ““con người bỏ quên tình bằng hữu”, coi nhau như “cỏ rác”, gây nên cảnh chém giết tàn bạo. Viết về người dân, cảm hứng của Vũ Mộng Nguyên dường như văn là cảm hứng của văn học cuối Trần chứ chưa phải là cảm hứng của văn học nửa đầu thế kỷ XV. Bởi lẽ ông thường thể hiện lòng thương cảm của mình trước những đau khổ của nhân dân như nhiều tác giả văn học cuối Trần. Ông không phản ánh, hoặc có khi còn chưa thấy được sức mạnh to lớn “chở thuyền và lật thuyền” của dân như nhiều tác giả văn học thế kỷ XV, như những người bạn đồng khoa với ông tham gia cuộc kháng chiến chống Minh là Nguyễn Trãi, Lý. Tư Tấn. Tuy nhiên lòng thương cảm, sự thấu hiểu nguyện vọng người dân cũng đã chứng tỏ ông là người sâu nặng tình nhân dân, đất nước.
Thơ Vũ Mộng Nguyên thường nói đến. cát tâm kể sĩ. Đó là cái tâm trong sạch và có bản lĩnh. Trong bài Kỷ Hợi tuế trùng chứ (Tết trùng dương năm Kỷ Hợi), ông thể hiện thái độ ung dung tự tại của một con người tin vào phẩm chất chính trực của mình : “Tự trí chính trực tất an khang” (Tự biết con người chính trực tất an khang). Trong bài Bổn tùng (Cây tùng trong chậu), ông mượn hình ảnh cây tùng đề nói lên cái chí lớn, cái bản lĩnh của kẻ sĩ. Kẻ sĩ không bao giờ bị hoàn cảnh trói buộc trong sự tù túng, như cây tùng “vốn xưa tấc gốc ở sơn lâm” nay bị trồng trong chậu “thân tuy bị tù hãm bên cửa sổ, mới có vài thước mà cành đã vươn ra ngoài chấn song, như muốn vượt nghìn tâm”. Thơ Vũ Mộng Nguyên không vang động âm hưởng hào hùng của thời đại Lam Sơn khởi nghĩa nhưng mang được dư âm không khí cởi mở, phóng khoáng trong đời sống tinh thần của thời đại Đông A và thời kỳ nửa đầu thế ký XV. Tâm hồn ông khi ở cửa Khổng sân Trình, khi đắm trong. giấc mộng “hồ điệp hóa Trang Chu”. Ông không cố chấp. Trong bài Tích xuân (Tiếc xuân) tuy ông có tiếc nhớ mùa xuân đã trôi qua, nhưng vẫn khẳng định : “Nhất phiên cải hoán, nhất phiên tân” (Cứ một phen thay đổi lại một phen đổi mới). Thơ Vũ Mộng Nguyên mang một vẻ đẹp giản dị, tự nhiên. Thơ ông không nặng nề bởi những điển cố hoặc cách cấu tứ, cách diễn. đạt cầu kỳ. Ngòi bút tác giả khá tinh tế và mang được những nét hiện thực khi tả cảnh thiên nhiên, tả cảnh sinh hoạt. Trong bài Vãn vọng (Ngắm cảnh chiều), nhà thơ vẽ lên một bức tranh phong cảnh thiên nhiên khá mượt mà, : “Mặt trời vào núi xanh như mở ra một bức trướng vẽ, Khói lồng rặng cây màu hồng như buông xuống một chiếc màn thể”, đồng thời ghi lại cuộc sống nơi miền quê sông nước với nét bút hiện thực khá sinh động : “Cò trắng một hàng từ bãi xa bay tới, Thuyền muôn dặm chiều về đang cập bến”. Có bài thơ ghi lại được cả những phong tục đốt ông sáo tre xua đuổi ma quỷ trong đêm giao thừa như bài Ất Mão tuế trừ tịch (Đêm giao thừa năm Ất Mão).
- Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác