Trang thơ Xuân Diệu - Ngô Xuân Diệu (332 bài thơ, 157 bài dịch)

Giới thiệu nhà thơ Xuân Diệu

Trang thơ Xuân Diệu - Ngô Xuân Diệu (332 bài thơ, 157 bài dịch)

Tiểu sử nhà thơ Xuân Diệu

Nhà thơ Xuân Diệu, sinh ngày 2.2.1917, mất ngày 18.12.1985, tên thật là Ngô Xuân Diệu. Ông sinh tại Bình Định. Quê gốc: huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Thuở nhỏ, Xuân Diệu được học chữ quốc ngữ và chữ Hán với cha là Ngô Xuân Thọ, ông Tú kép Hán học. Xuân Diệu học tiểu học ở Quy Nhơn, học Tú tài ở Hà Nội và ở Huế. Sau khi đậu Tú tài, năm 1940 Xuân Diệu đi làm viên chức ở Mỹ Tho. Năm I943, ông xin thôi việc ra Hà Nội sống cùng Huy Cận. Năm 1944, ông tham gia Việt Minh. Sau Cách mạng tháng Tám, Ông hoạt động trong Hội văn hóa cứu quốc, Thư ký tòa soạn tạp chí Tiền phong. Kháng chiến chống Pháp, ông công tác ở Đài tiếng nói Việt Nam, Hội văn nghệ Việt Nam, Thư ký tòa soạn tạp chí Văn nghệ, là Ủy viên thường vụ, Ủy viên BCH Hội nhà văn Việt Nam (khóa I, II, III), Đại biểu Quốc hội khóa I, Viện sĩ thông tấn Viện hàn lâm nghệ thuật Cộng hòa dân chủ Đức (1983). Ông đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng nhất (1985), Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I- 1996).

Tác phẩm nhà thơ Xuân Diệu

Tác phẩm đã xuất bản – Thơ : Thơ thơ (1938 – tái bản nhiều lần), Gửi hương cho gió (1945 – tái bản nhiều lần), Ngọn quốc kỳ (1945-1961), Hội nghị non sông (1946), Dưới sao vàng (1949), Riêng chung (1960), Mũi Cà – Mau – Cầm tay (1962), Một khối hồng (1964), Hai đợt sóng (1967), Tôi giấu đôi mắt (1970), Hồn tôi đôi cánh (1976), Thanh ca (1982), Một chùm thơ (tuyển, Pari – 1983), Tuyển tập Xuân Diệu (tập I – 1983), Thơ tình Xuân Diệu (1988-1992). Văn xuôi : Phấn thông vàng (1939-1967), Trường ca (1945- 1957), Miền Nam nước Việt (1945), Việt Nam nghìn dăm (1946), Việt Nam trở dạ (1948), Ký sự thăm nước Hung (1956), Triều lên (1958), Tuyển tập Xuân Diệu (tập II – 1986). Tiểu luận phê bình : Thanh niên với quốc ăn (1945), Những bước đường tư tưởng của tôi (1958), Dao có mài mới sắc (1963), Và cây đời mãi mãi vạnh tươi (1971), Lượng thông tin và những kỹ sư tâm hồn ấy (1978), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, 2 tập (1981-1982), Công việc làm thơ (1984). Dịch thuật : Thi hào Nadim Hitmét (1962), Vậy giữa tình yêu (1968), Thơ Nicôla Gulden (1982), Những nhà thơ Bungari (1985)…

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Thông (1827 - 1884)

Xuân Diệu là một tác giả lớn trong văn học Việt Nam hiện đại với một phong cách riêng đặc sắc. Ông là nhà thơ mới nhất của phong trào Thơ mới. Tập thơ đầu tay Thơ thơ (1938) vừa ra đời đã được đánh giá cao, có tiếng vang lớn trong tầng lớp thanh niên, đem đến cho thơ ca lãng mạn đương thời một tiếng nói tình yêu đắm say, rạo rực. Nhiều cung bậc, nhiều trạng thái tình cảm của con tim yêu đương đã được nói đến trong Thơ thơ và Gửi hương cho gió. Cái rạo rực của tình yêu trong thơ Xuân Diệu là cái rạo rực của một con người ham sống, ham yêu. Là nhà thơ “mới nhất của phong trào Thơ mới” (Hoài Thanh), Xuân Diệu có ý thức hơn ai hết trong việc khẳng định cái tôi cá nhân cá thể (andividu). Nhưng ông không đối lập mà khẳng định cái tôi ấy trong quan hệ gắn bó với đời. Ấy là nhà thơ của niềm khát khao giao cảm hết mình với cuộc sống ở cõi trần thế đầy hấp dẫn này. Xuân Diệu cũng là nhà thơ số một của tình yêu – tình yêu hiểu theo nghĩa đầy đủ nhất : sự giao cảm tuyệt vời từ thể xác đến linh hồn. Đây là cơ sở của mỹ học Xuân Diệu giúp ông tạo ra cho mình một thế giới nghệ thuật đẩy xuân tình, xuân sắc. Ở đó, con người giữa tuổi trẻ và tình yêu là chuẩn mực của cái đẹp trên thế gian này.

Đọc thêm  Giới thiệu ĐỖ PHÁP THUẬN (915 - 990)

Không chỉ đến với thơ, Xuân Diệu còn đến với văn xuôi từ rất sớm. Năm 1939. tập hợp các truyện đã đăng trên báo Ngày nay, Xuân Diệu cho xuất bản tập truyện Phấn thông vàng. Đến năm 1945, ông lại cho ra đời tập văn xuôi Trường ca. Đặc điểm nổi bật trong văn xuôi của Xuân Diệu thời kỳ này là tính trữ tình lãng mạn. Những trang văn thật đẹp với những câu văn, những hình ảnh được trau chuốt, gọt giữa kỹ càng. Câu văn giàu nhạc điệu, không sa vào biển ngẫu, luôn luôn tạo được âm hưởng riêng. Cách mạng đã đem lại cho cuộc đời sáng tạo của Xuân Diệu một nguồn sinh lực mới. Tâm hồn ông được mở rộng về phía cuộc đời rộng lớn của nhân dân, của đất nước. Với tư cách nhà thơ, ông đã là người sớm nhất thể hiện. tư cách công dân trong một loạt sáng tác dài hơi : Ngọn quốc kỳ và Hội nghị non sông… Đi vào thực tế đời sống là một hướng lớn mà Xuân Diệu quan tâm về mặt lý luận cũng như trong thực tiễn sáng tác. Từ sau Riêng chưng tới Một khối hồng, Hai đợt sóng, Tôi giàu đôi mắt, Thanh ca, Xuân Diệu đã mở rộng diện phản ánh và hệ thống đề tài trong thơ. Phê bình tiểu luận và bút ký cũng là một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp sáng tạo của Xuân Diệu. Bằng vốn hiểu biết phong phú và sự tinh tế nhạy cảm của một nhà thơ, bằng lối viết luôn tràn đầy nhiệt tình, tràn đầy cảm xúc, sáng tác của ông có một phong cách riêng đặc sắc. Khối lượng lớn những tác phẩm phê bình tiểu luận của Xuân Diệu đã phần nào nói lên tâm sức và đóng góp của ông. Xuân Diệu cũng là người đi đầu trong việc giới thiệu những giá trị thơ ca trên dòng giao lưu giữa các nhà thơ lớn trên thế giới. Vừa là dịch giả, ông vừa là sứ giả của tình hữu nghị và giao lưu văn hóa.

Đọc thêm  Giới thiệu truyện Trạng Quỳnh

Con đường sáng tạo của Xuân Diệu phát triển trên suốt nửa thế kỷ. Ông đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ với nhiều thể loại khác nhau. Xuân Diệu là một tài năng đa dạng, một cây bút lớn và tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại.

Scroll to Top