Ma Văn Kháng - tận tâm từng phút với đời, văn | baotintuc.vn

Giới thiệu nhà văn Ma Văn Kháng

Ma Văn Kháng - tận tâm từng phút với đời, văn | baotintuc.vn

Tiểu sử nhà văn Ma Văn Kháng

Nhà văn Ma Văn Kháng, sinh ngày 1.12.1936, có tên khai sinh là Đinh Trọng Đoàn. Quê gốc: phường Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội. 

Ma Văn Kháng tham gia quân đội từ tuổi thiếu nhi, được cử đi học ở Khu học xá Nam Ninh Trung Quốc. Năm 1963, sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm, ông lên dạy học ở Tây Bắc, từng là Hiệu trưởng trường trung học. Về sau, ông chuyển sang làm báo, là Phó tổng biên tập tờ báo của Đảng bộ tỉnh. Suốt 20 năm gắn bó với mảnh đất Tây Bắc, Ma Văn Kháng khá am hiểu lối sống, phong tục văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số. Bút danh Ma Văn Kháng phần nào đã nói lên tình yêu mà ông dành cho vùng đất giàu tình nghĩa ấy, đồng thời, từ trong tâm khảm, nhà văn đã coi Tây Bắc là quê hương thứ hai của mình. Từ năm 1976 chuyển về Hà Nội, nhà văn từng là Phó giám đốc -Tổng biên tập NXB Lao động. Từ tháng 3.1995, là Ủy viên Ban chấp hành, Ủy viên Đảng đoàn Hội nhà văn Việt Nam khóa V, Tổng biên tập tạp chí Văn học nước ngoài Ông được nhận Giải thưởng loại B của Hội nhà văn 1986 (dành cho tiểu thuyết Mùa lá rụng  trong vườn), tặng thưởng của Hội đồng văn xuôi Hội nhà văn 1995, Giải thưởng văn học Đông Nam Á 1998 (tập Trăng soi sân nhỏ).

Tác phẩm của nhà văn Ma Văn Kháng

Từ truyện ngắn đầu tay có tên là Phố cụt (1961) đến nay, Ma Văn Kháng đã cho xuất bản một khối lượng tác phẩm đáng chú ý : Đồng bạc trắng hoa xòe (tiểu thuyết – 1979), Mưa mùa hạ (tiểu thuyết – 1982), Vùng biên đi (tiểu thuyết – 1983), Mùa  lá rụng trong vườn (tiểu thuyết – 1985), Côi cút giữa cảnh đời (tiểu thuyết – 1989), Đám cưới không có giấy giá thú (tiểu thuyết – I989), Chó Bi, Đời hát lục (tiểu thuyết – 1992), Ngược dòng nước lũ (tiểu thuyết – !999) các tập truyện ngắn : Ngày đẹp trời (1986), Vệ sĩ của Quan Cháu (1988), Trái chín mùa thu (1988), Heo may gió lộng (1992), Trăng soi sân nhỏ (1994), Ngoại thành (1996), Vòng quay cổ điển (1997), Đầm sen.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Trần Quang Khải

Nhìn một cách tổng quát, ngòi bút của Ma Văn Kháng chủ yếu đi về trên hai miền đất chính : cuộc sống, phong tục của người dân miền núi (đặc biệt là vùng biên ải – nơi “đầu sóng đầu gió”) và những đa đoan, phức tạp của đời sống thị thành thời hậu chiến. Nếu như trước thập kỷ 80, những trang viết của Ma Văn Kháng in đậm dấu ấn của một “thời lãng mạn” thì những trang viết của ông sau này thể hiện sự bứt phá, thay đổi đáng kể về tư duy nghệ thuật. Cái nhìn mang hơi hướng sử thi đã nhường chỗ cho cái nhìn thế sự, tỉnh táo và sắc nét hơn. Cuộc sống giờ đây không còn đơn tuyến, mà đa tuyến, nhiều chiều. Cái “cõi nhân sinh bé tí” hóa ra chẳng đơn giản chút nào. Ở đó, cái xấu xen lẫn với cái tốt, ma quỷ chen lẫn với thánh thần. Không chỉ quan tâm đến thân phận người trong nhiều hoàn cảnh, nhiều quan hệ khác nhau, thậm chí đối lập nhau, Ma Văn Kháng còn có thức mở rộng liên hệ nghiên cứu về con người. Ông nhìn thấy cả phần con và cá phần người. Cái nhìn này xuất phát từ quan niệm của nhà văn : phải chú ý đầy đủ hơn sự “bí ẩn” của con người và thể hiện nó trong tính đa dạng,  toàn vẹn như nó vốn có. Cũng bởi thế, Ma Văn Kháng nói nhiều về đời sống bản năng, cái yếu tố hoặc dìm chết con người trong vòng đc khôn cùng, hoặc khiến con người thăng hoa trong hạnh phúc. Vấn đề quan trọng nhất đối với mỗi một cá nhân là cái đích mà họ hướng tới. Nếu cái đích ấy là đúng thì hạnh phúc sẽ mỉm cười ; nếu cái đích ấy lầm lạc thì cuộc đời là một chuỗi tai họa. Có thể nói, cùng với những cây bút nhạy cảm như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải… Ma Văn Kháng đã góp phần thổi vào văn học Việt Nam sau 1975 một luồng sinh khí mới : phải thoát khỏi tình trạng bao cấp về tư tưởng, phải nhìn thẳng vào hiện thực và viết về nó bằng cái nhìn in đậm chính kiến cá nhân của người cầm bút. 

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát

Ma Văn Kháng là người có tài khi viết về đời sống gia đình. Cái gia đình của cụ Bằng (Mùa lá rụng trong vườn) ngỡ như sẽ mãi bình yên với các giá trị truyền thống bỗng trở nên chao đảo khi cuộc sống đổi thay. Nền kinh tế thị trường vừa mới ló mặt đã lập tức làm rạn vỡ những mái nhà cổ kính rêu phong. Từ chuyện một gia đình, Ma Văn Kháng muốn nói đến những biến thiên của cuộc sống hiện tại. Có những người hôm qua sẵn sàng thay chồng nuôi con, sẵn sàng chấp nhận hy sinh gian khổ nay lại lún sâu vào bờ mê bến lú của quyền lực và tiền tài như Lý. Lại có người hôm -qua là người hùng, hôm nay bỗng trở nên lạc lõng, đơn giản như Đông. Thế đấy, sự vấn xoay của cuộc sống có những mặt khuất, bí ẩn vượt ngoài dự đoán của con người. Phải chăng, đó cũng chính là sự bí ẩn, quyến rũ của cuộc đời này.

Tuy nhiên, tỉnh lực và tài hoa của Ma Văn Kháng thể hiện rõ nhất trong các truyện ngắn được viết sau 1986. Không né tránh hiện tại, Ma Văn Kháng dám đi sâu vào mặt trái của xã hội, chỉ ra những đau đắng của kiếp người, lên án thói ích kỷ, vô đạo đức đang có nguy cơ làm xói mòn vẻ đẹp của những giá trị tỉnh thần truyền thống. Song cuỘc đời dù có quay đảo đến bao nhiêu đi chăng nữa, ngòi bút của ông dẫu có “tàn nhẫn” đến đâu đi nữa thì cái căn cốt làm nên hồn vía văn chương Ma Văn Kháng vẫn là dòng chảy tình đời, là niềm tin vào các giá trị chân – thiện – mỹ. Tất cả, xuất phát từ quan niệm sâu sắc của nhà văn : “Cái cao hơn cả là tình yêu”. 

Đọc thêm  Giới thiệu tác giả Đàm Văn Lễ

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top