Getting Started with Google Colab Notebooks | by Ahmed Gad | Heartbeat

Giới thiệu nhà văn Nguyễn Bá Học

Getting Started with Google Colab Notebooks | by Ahmed Gad | Heartbeat

Tiểu sử nhà văn Nguyễn Bá Học (1857 – 1921)

Nhà văn Nguyễn Bá Học, sinh năm 1857, mất năm 1921. Quê gốc: làng Nhân Mục, huyện Từ Liêm, nay là quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ông xuất thân trong một gia đình nho học, sớm dùi mài kinh sử, sau khi thi hai khóa Hán học không đỗ, ông chuyển sang tân học và làm nghề dạy học suốt 31 năm tại Sơn Tây, Nam Định và Hà Nội. Sau khi về hưu (1918), Nguyễn Bá Học chuyên viết báo và sáng tác truyện ngắn đăng trên Nam phong tạp chí.

Tác phẩm của nhà văn Nguyễn Bá Học

Tác phẩm : Câu chuyện gia đình (1918), Chuyện ông Lý Chắm (1918), Có gan làm giàu (1919), Câu chuyện nhà sư (1919), Dư sinh lịch hiểm ký (1920), Chuyện cô Chiêu Nhì (1921), Và Câu chuyện một tối tân hôn (1920). Ngoài sáng tác, Nguyễn Bá Học còn viết khoảng hơn hai mươi bài báo (hoặc dịch) như : Lời khuyên học trò, Bàn về nghĩa tự do kết hôn, Gia đình giáo dục ký, Chuyện việc làng, Văn mình Á – Âu khác nhau thế nào…

 Truyện ngắn của Nguyễn Bá Học nhìn chung có tính thần phê phán xã hội thuộc địa, nửa phong kiến đương thời, đồng thời bộc lộ tâm trạng xót xa của tác giả trước thực trạng đó. Truyện của ông đã phác họa một bức tranh cuộc sống nhiều vẻ của xã hội Việt Nam đầu TK XX. Chất liệu cho sáng tác là dựa vào những điều nhà văn tai nghe mắt thấy, tạo dựng được không khí thời đại. Đóng góp của Nguyễn Bá Học chính là ở chỗ, đưa cuộc sống bình thường vào văn học. Có thể nói, Nguyễn Bá Học là một trong những nhà văn đầu tiên ở Việt Nam đầu TK XX viết truyện ngắn, phản ánh cuộc sống xã hội thành thị đang trên đà tư sản hóa. Cuộc sống này, được mô tả trong không khí náo động, xô bồ, chen chúc các loại người, các mưu mô và sự trụy lạc gia tăng ở thành thị, ngược hẳn với một nông thôn vắng lặng và tàn tạ, nho học sụp đổ kéo theo một lớp người thất thế sống an phận thủ thường. Nguyễn Bá Học đã nhìn thấy và phơi bày trong tác phẩm, tất cả những xấu xa, sa đọa, những quan hệ thù địch với cuộc sống bình thường của con người. Nhà văn đã có một cái nhìn thực tế, cụ thể với hiện thực đời sống. Đặc điểm này là một ưu thế cải biến sự hình dung ban đầu của ông về một xã hội tư sản lý tưởng. Cái mâu thuẫn lại chính là ở chỗ, trong khi hình dung một xã hội lý tưởng phải là xã hội tư sản với một đạo đức cũ thì ông lại không ngừng phê phán xã hội hiện tại bao quanh mình. Kết quả của mâu thuẫn này làm cho nhà văn không thể hướng lý tưởng thẩm mỹ của mình vào việc khẳng định xã hội tư sản và cái gọi là “điều hòa tân – cựu” hay “thờ nạp Á – Âu” mà ông chịu ảnh hưởng, chỉ là những ý niệm trừu tượng, không khúc xạ được vào tác phẩm.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ, nhà biên khảo Lê Quang Định

Trong quá trình sáng tác, Nguyễn Bá Học cũng bị mâu thuẫn. Một mặt ông vừa học tập cách mô tả khách quan theo lối “thái Tây” (ảnh hưởng Âu châu) – hay nói chính xác hơn là mô tả hiện thực cuộc sống, mặt khác lại không dứt ỏ được quan điểm văn học cũ. (treo gương đạo đức), vừa vận dụng kể chuyện, mô tả, đối thoại theo bút pháp hiện đại, lại vừa không dứt hẳn với lối văn biền ngẫu và sử dụng hình ảnh có tính chất ước lệ, tượng trưng của văn học truyền thống. Tóm lại, Nguyễn Bá Học thuộc thế hệ ngòi bút của buổi giao thời Á – Âu, cũ và mới đầu TK XX.

Vũ Ngọc Phan trong sách Nhà văn hiện đại đã xếp Nguyễn Bá Học vào đội ngũ “Các nhà văn đi tiên phong” và đánh giá đúng mức công lao của nhà văn này : “Nguyễn Bá Học chỉ có thể coi là một nhà văn đi tiên phong về truyện ngắn lối mới ở nước ta thôi… Trong khoảng 1917 – 1921, Nguyễn Bá Học sở dĩ được kể là một nhà văn viết đoản thiên tiểu thuyết có tài, là vì độc giả hồi đó, phần nhiều còn là người cựu học, chưa biết gì đến những tài nghệ của những nhà tiểu thuyết Tây Âu… Nó là tang chứng của thời kỳ tiểu thuyết mới phôi thai ở nước ta thôi”.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top