pen-and-journal | Chapel of the Flowers Blog

Giới thiệu nhà văn Nguyễn Đình Lạp

pen-and-journal | Chapel of the Flowers Blog

Tiểu sử nhà văn Nguyễn Đình Lạp 

Nhà văn Nguyễn Đình Lạp sinh ngày 19.9.1913, mất ngày 24.4. 1951. Các bút danh khác : Yến Đình, Song Dực. Quê gốc: làng Hoàn Long, tỉnh Hà Đông (nay là phố Bạch Mai, Hà Nội). Ông sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống yêu nước và cách mạng. Bốn tuổi mồ côi mẹ, được ông nội Nguyễn Đình Phúc (một chí sĩ phong trào Đông Kinh nghĩa thục) và chú ruột Nguyễn Phong Sắc (từng là Ủy viên TƯ, cán bộ lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương) nuôi dạy, cho ăn học. Bởi vậy, ông sớm được hấp thụ những tư tưởng cách mạng. Thuở nhỏ, ông học ở Bạch Mai. Tốt nghiệp trung học, chuyển sang làm báo, viết văn. Được tiếp xúc với nhóm Văn hóa cứu quốc, ông hồ hởi tham gia hoạt động Cách mạng và có mặt trong  đoàn văn nghệ sĩ Nam tiến vào mặt trận Liên khu V. Năm 1946, ông là một trong những nhà văn đầu tiên gia nhập quân đội và tham gia Hội văn nghệ  Liên khu IV. Những năm 1951 – 1952, ông được biệt phái về công tác tại mặt trận Hà Nội, sau đó chuyển sang Ty công an Hà Nội. Ông mất tại Thanh Hóa. 

Tác phẩm của nhà văn Nguyễn Đình Lạp 

         Tác phẩm : Ngoại ô (tiểu thuyết – 1941), Ngõ hẻm (tiểu thuyết – 1943), Chiếc va ly tiên chuyến tàu AmiôĐanhvin (truyện vừa – 1950). Và một số phóng sự đăng trên các tuần báo : Chợ phiên đi tới đâu ? (1936), Thanh niên trụy lạc (1937), Từ ái tình đến hôn nhân (1937), Cường hào (1957).

Đọc thêm  Giới thiệu tác giả Sóng Hồng

           Từ năm 1933, Nguyễn Đình Lạp đã bắt đầu viết những bài báo nhỏ, đăng trên tờ Tân thiếu niên. Nhưng phải từ những năm 1937, với những phóng sự dài đăng tải trên các báo Tiểu thuyết thứ năm, Ích hữu, như Chợ phiên đi đến đâu, Thanh niên trụy lạc, Từ ái tình đến hôn nhân…, ông mới thực sự được công chúng quan tâm. Bằng cái nhìn sắc sảo, đặc biệt tấm lòng ưu ái với cuộc đời, Với con người, Nguyễn Đình Lạp không những chỉ phản ánh hiện trạng, hậu quả, mà còn đi sâu lý giải nguyên nhân xã hội của những vấn đề mà ông đưa ra. Loạt phóng sự này đã ghi nhận “tinh thần lao động nghệ thuật công phu, nghiêm túc và tâm huyết của nhà văn. Nổi bật nhất trong sáng tác của Nguyễn Đình Lạp là hai cuốn tiểu thuyết Ngoại  6(1941) và Ngõ hẻm (1943), cùng viết về cuộc sống lầm than của những người dân nghèo ngoại ô Hà Nội. Ở hai tiểu thuyết này, những thế mạnh của nhà văn : vốn hiểu biết phong phú, thấu đáo về cuộc sống của người dân nghèo thành thị, tấm lòng yêu thương và cảm thông sâu sắc, chân thành của nhà văn với những người dân nghèo lam lũ, đã giúp Ông miêu tả chân thực và cảm động cuộc sống khốn khó, cực nhọc, tăm tối, ngập chìm trong những lo lắng, uất hận triền miên của họ, đồng thời làm ánh lên vẻ đẹp nhân ái của những người nghèo, những con người đầy lòng hào hiệp, khẳng khái, sắn lòng sẻ chia, đùm bọc nhau trong hoạn nạn, khó khăn. Tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp giàu chất liệu hiện thực. Đó là loại tiểu thuyết phóng sự.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Tố Hữu

          Những năm công tác ở Hà Nội tạm bị chiếm, Nguyễn Đình Lạp dồn sức cho công tác kháng chiến, ông sáng tác .Truyện vừa Chiếc va ly trên chuyến tàu Amiô – Đanhvin viết về chiến công của các chiến sĩ tình báo đã đánh đắm chiếc tàu Amiô-Đanhvin của giặc Pháp là tác phẩm cuối cùng của ông.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top