Notepad Pen Coffee Desk Free Stock Photo - NegativeSpace

Giới thiệu nhà văn Nguyễn Thị Như Trang

Notepad Pen Coffee Desk Free Stock Photo - NegativeSpace

Tiểu sử nhà văn Nguyễn Thị Như Trang

Nhà văn, tên thật là Nguyễn Thị Như Trang, sinh ngày 31.12.1939. Quê gốc : xã Ngọc Thanh, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Thuở nhỏ, Như Trang sống ở quê cùng gia đình ; sau đó bà làm kế toán thương nghiệp. Năm 1965-1966 học khóa II, Trường viết văn của Hội nhà văn Việt Nam. Từ 1966-1969, bà là phóng viên báo Quản khu II Từ 1969 đến nay, là biên tập viên, phóng viên tạp chí Văn nghệ quản đội. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, bà đã vào công tác ở chiến trường miền Nam với tư cách phóng viên.

Tác phẩm nhà văn Nguyễn Thị Như Trang

Tác phẩm : Màu tím hoa mua (truyện ngắn – 1969), Ở thành phố bên bờ biển (truyện ngắn – 1972), Câu chuyện ở cửa rừng (truyện ngắn – 1976), Ánh lửa từ chân sóng (tiểu thuyết – 1976), Khoảng sáng trong rừng (tiểu thuyết – 1976), Cây thông non (tiểu thuyết – 1979), Hoa cỏ đắng (truyện thiếu nhỉ – 1976), Nhật ký Phnôm Pênh (truyện ngắn – 1981), Biệt thự có giàn hoa tím (tiểu thuyết – 1985), Trời miền nhiệt đới (truyện ngắn – 1987), Ngôi sao nhỏ của tôi (truyện ngắn – 1987), Khúc hát tôi yêu (truyện ngắn – 1988), Đứa cón bị ruồng bỏ (tiểu thuyết – 1989), Truyện ngắn Nguyễn Thị Như Trang (tuyển truyện ngắn – 1994), Chuyện thời con gái (truyện ngắn – 1999).

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn, nhà thơ Văn Lê

Nguyễn Thị Như Trang đến với văn học bằng vở kịch Ông cửa hàng trưởng, khi bà đang là kế toán tại một ty thương nghiệp. Sau khi học xong khóa V lớp viết văn trẻ, bà mới chính. thức chuyển sang hoạt động báo chí và viết văn. Tuy vậy, hai tập truyện ngắn đầu Màu tím hoa mua và Ở thành phố bờ biển vẫn chỉ là những thử nghiệm trong chặng đầu sáng tác của Như Trang. Từ cuối 1969 Như Trang về công tác ở tạp chí Văn nghệ quán đội giữa những cây bút đã thành danh, bà có điều kiện học hỏi thêm về nghề viết. Là cây bút xông xáo, bà đi nhiều nơi, tích lũy được nhiều vốn sống phong phú và từ đó say mê sáng tác. Đến nay, Như Trang đã cho xuất bản 10 tập truyện ngắn, truyện vừa và 5 tập tiểu thuyết dày dặn, chủ yếu tập trung vào đề tài người lính, chiến tranh cách mạng và những vấn đề nhức nhối sau chiến tranh. Từ tập tiểu thuyết đâu tay Khoảng sáng trong rừng được viết từ xúc cảm thực và sâu sắc về vẻ đẹp và sự quả cảm của những người thanh niên xung phong vùng trọng điểm – đơn vị 329 – thời chống Mỹ, đến Biệt thự có giàn hoa tím và Cây thông non viết về những người chiến sĩ biệt động chiến đấu anh đũng mà thâm lặng trong lòng địch và những tập truyện ngắn Nhật ký Phôm Pênh, Trời miền nhiệt đới… vẫn tiếp tục đi sâu khai thác những cạnh khía cạnh khác nhau về hiện thực chiến tranh. Sức nhạy cảm trước những vấn đề hiện thực của cuộc sống và con người, và đặc biệt sự say mê, tâm huyết của người viết, tạo cho trang viết của Như Trang nét đặc sắc riêng. Truyện của Như Trang thường kết cấu rất tự nhiên, nhân vật phát triển phù hợp với sự phát triển của các tình huống, hoàn cảnh và. sự diễn tiến trong chính nội tâm của nhân vật.

Đọc thêm  Giới thiệu truyện Thạch Sanh

Năm 1989, tiểu thuyết Đứa con bị ruồng bở của Như Trang được dư luận đánh giá cao. Từ vụ án người mẹ đau đớn buộc phải cầm búa giết chết đứa con trai duy nhất của mình đã bị sa ngã, rồi bị bọn xấu ép, dồn đẩy vào con đường hư hỏng, bất lương, những trang viết đầy trách nhiệm của bà đã mạnh dạn nhìn thẳng vào tình trạng suy thoái về nhân cách, đạo đức (đặc biệt với thế hệ thanh niên), góp một tiếng nói thiết thực trong cuộc đấu tranh để hoàn thiện cuộc sống.

Như Trang chỉ viết về những gì bà thuộc hiểu cặn kế và cũng chỉ có thể viết về những gì bà yêu mến, hoặc đau xót, cảm thông thực sự. Chính bởi vậy bà thường thành công và tạo được dấu ấn đậm và đẹp ở những nhân vật tích cực. Những nhân vật phản diện, tiêu cực, ngược lại, thường rất nhợt nhạt. Đó cũng là một ấn tượng bền lâu khi người đọc tiếp cận với những tác phẩm của bà.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác.

Scroll to Top