Tiểu sử tác giả Hịch đánh Tây
Hịch đánh Tây còn gọi là Hịch lãnh Cồ, xuất hiện khoảng năm 1883-1884, trong cuộc khởi nghĩa chống Pháp do Lãnh Cổ khởi xướng và lãnh đạo. Chưa rõ có phải ông là tác giả hay không. Lãnh Cô (? – 13. 6.1889), còn gọi là Quận Cô, không rõ tên thật, người thôn Linh Chiểu, xã Sen Chiểu, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây. Theo sách Danh nhân quê hương tập I, Ty văn hoá thông tin Hà Tây xuất bản 1973 thì Lãnh Cổ có tên thật là Phùng Văn Minh. Ông nội Cổ vốn người Nam Định, định cư ở đất Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây, lấy vợ tại đây và sinh 4 con trai. Một trong 4 người con trai đó lên thôn Linh Chiểu lấy vợ và sinh ra Phùng Văn Minh vào khoảng năm 1849 – 1850. Vì nhà nghèo, lại là dân ngụ cư nên Cổ phải ở đợ cho tổng Chính từ nhỏ. Sinh trưởng trong một gia đình nông dân nghèo, ông từng phải đi ở đợ và làm đậu phụ bán để kiếm sống. Khi thực – dân Pháp xâm lược, ông tập hợp những người yêu nước chống lại quân giặc tàn bạo. Ông biết dùng binh, lại có tài tổ chức, nên đội quân của ông dần dần trở thành một trong những đội quân mạnh ở vùng Sơn Tây, làm cho quân giặc phải vất vả đối phó. Căn cứ chính của nghĩa quân đặt tại vùng núi huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên, rồi từ đó đánh xuống đồng bằng. Nghĩa quân chiến đấu ngoan cường, lập được nhiều chiến công oanh liệt. Ông đã ba lần bị giặc bắt, cả ba lần ông đều dũng cảm vượt – ngục và tiếp tục duy trì cuộc kháng chiến tới gần bảy năm trời. Địch phải dùng đến nội gián để ám hại ông. Ông bị bắn trộm ở sau lưng và hy sinh trong trận đánh đồn Vật Lại ngày 13.6. 1889.
Tác phẩm của tác giả Hịch đánh Tây
Hịch đánh Tây là một bài văn Nôm, viết theo lối biền ngẫu, hiện mới sưu tầm được 14 liên. Tác phẩm vạch trần âm mưu thâm độc của thực dân, lên án gay gắt sự phản bội của bọn Việt gian bán nước, sự đầu hàng của triều đình nhà Nguyễn. Trước tình thế gian nguy của đất nước, bài hịch kêu gọi toàn dân hãy tự mình đứng lên chiến đấu để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ chính cuộc sống của mình. Sức thuyết phục mạnh mẽ nhất của bài hịch là ở tính thần quyết chiến, quyết thắng và niềm tin cao độ vào sức mạnh đoàn kết của cả dân tộc : “Góp gió làm bão, đấu gạo đồng tiền, chụm cây nên rừng, gậy tẩy giáo vạt. Chí đã quyết sống còn với địch, chớ lo châu chấu đá voi, việc phải tin thành bại ở người, há sợ dã tràng xe cát”. Ở vào thời điểm này, khi mà vua quan nhà Nguyễn đã hoàn toàn bị khuất phục trước sức mạnh của kẻ thù, một niềm tin như thế vừa thể hiện ý chí sắt thép của nhân dân, vừa là một đòn đánh mạnh vào chính sách đầu hàng. Nó có sức động viên to lớn. Lời văn của bài hịch rất giản dị, chân thành, ít viện dẫn chữ nghĩa, ngược lại, dùng nhiều thành ngữ, tục ngữ dân gian có giá trị biểu cảm cao, dễ đi vào quần chúng. Lối văn biển ngẫu ở đây tuy có vần luật nhưng không gò bó về câu chữ, lại gây được âm hưởng hào hùng, mạnh mẽ. Đương thời, bài hịch được lưu truyền rộng rãi. Ra đời trong hoàn cảnh đất nước đã lọt hoàn toàn vào tay giặc, triều đình quỳ gối đầu hàng lại còn nối giáo cho giặc, ra lệnh cho quan quân trong nước cũng phải bó giáo quy hàng, bài hịch là một lời hiệu triệu đanh thép của lực lượng kháng chiến, có ý nghĩa không nhỏ trong việc khích động tinh thần yêu nước và ý chí chiến đấu của nhân dân.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác