Open Journal on a table. by Darren Muir - Stocksy United

Giới thiệu tác giả Hương Hải Thiền Sư

Open Journal on a table. by Darren Muir - Stocksy United

Tiểu sử tác giả Hương Hải Thiền Sư (1628 – 1715)

Nhà thơ, nhà biên dịch, trứ tác thiền sư Hương Hải, tục gọi tổ Cầu, chưa rõ tên thật. Ông sinh năm Mậu Thìn, niên hiệu Vĩnh Tộ thứ 10 (1628) tại xã Bình – An Thượng, phủ Thăng Hoa, Quảng Nam, mất ngày 12 tháng Năm năm Vĩnh Thịnh thứ 11 (1715) tại chùa Nguyệt Đường, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Tiên tổ ông vốn người huyện Chân Phúc (nay là huyện Nghi Lộc, Nghệ An) theo Nguyễn Hoàng vào Nam, có quân công, được phong Khởi Nghĩa kiệt tiết công thần.

Tác phẩm của tác giả Hương Hải Thiền Sư

Năm ông 18 tuổi (1645), thi đỗ Hương tiến, sau được bổ làm Tri phủ Triệu Phong (Quảng Trị), nhưng chỉ hơn 3 năm thì từ quan, tu Phật với pháp danh Huyền Cơ Thiện Giác, pháp tự Minh Châu Hương Hải. Lúc đâu, ông vượt biển ra đảo Tiêm Bút La, dựng am tu trì suốt 8 năm, tiếng tăm vang dội. Chúa Nguyễn từng cho lập Thiền Tĩnh viện ở núi Quy Kính để ông hành đạo, nhưng do một sự hiểu lầm, nhà chúa nghĩ ông có ý định trốn ra Bắc, bèn đưa ông quay trở lại Quảng Nam. Năm Nhâm Tuất (1682), khi đã 55 tuổi, Hương Hải cùng vài chục đồ đệ đã quyết định ra Bắc thật. Chúa Trịnh để ông ngụ tạm ở Sơn Tây một thời gian, rồi đưa ông về trấn Sơn Nam, cắt cho 3 mẫu đất. Hương Hải dựng am Chuẩn Đề và trong suốt 18 năm ròng ở đó, ông biên dịch, trứ tác đến 20 bộ sách gồm : Giải Pháp hoa kinh, Giải Sa – di giới luật, Giải kim cương kinh lý nghĩa (2 quyển), Giải Phật tổ tam kinh (3 quyển), Giải A – di – đà kinh, Giải Vô – lượng thọ kinh, Giải Địa tạng kinh (3 quyển), Giải tâm kinh Đại Điên, Giải Tám kinh ngũ chỉ, Giải Chân tâm trực thuyết, Giải Pháp bảo đàn kinh (6 quyển), Quán Vô lượng thọ kinh quốc ngữ, Phổ khuyến tu hành, Bảng điều nhất thiên, Cơ duyên vấn đáp tịnh giải, Giải Tâm chu nhất quản, Sự lý dung thông, Soạn cúng Phật tam khóa cái, Soạn cúng dược sư nhất khoa, Soạn cúng cửu phẩm nhất khoa. e Năm Canh Thìn (1700) khi đã ngoài 70 tuổi, Hương Hải lập chùa Nguyệt Đường tại Kim Động (Hưng Yên). Đệ tử theo học rất đông, vua Lê, các chúa Trịnh đều đến hỏi về Phật đạo, về mối quan hệ Nho – Phật. Hương Hải còn có cuộc tiếp xúc với một giáo sĩ và có những nhận xét về đạo Hòa lang (Thiên chúa giáo). Năm Giáp Ngọ (1714), Hương Hải bất đầu quy định hệ thống những người kế tự và năm sau (1715) ông mất.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Thạch Quỳ

Cùng với một vài cao tăng danh tiếng khác, Hương Hải là người đóng góp công lao rất lớn vào việc phục hưng Phật giáo Việt Nam giai đoạn nửa cuối TK XVII đầu XVIII. Ngoài những bộ sách vừa kể, ông còn là một thiền sư – thi sĩ với Hương Hải thiền sư ngữ lục. Tập sách do học trò tuyển thuật lại cuộc. đời, hành trạng, những lời thuyết pháp, những bài kệ, tụng của thiền sư Hương Hải, được khắc in vào tháng Năm, năm thứ 8 niên hiệu Cảnh Hưng (1747). Lê Quý Đôn chắc có dựa vào sách này để ghi chép về Hương Hải và 40 bài kệ, tụng của thiền sư trong mục “Thiền dật” của Kiến văn tiểu lục. Theo khảo sát của một số nhà nghiên cứu thì trong số 40 bài thơ dưới dạng kệ, tụng trên, có khá nhiều bài của các tác giả khác chép lẫn vào. Thực tế, Hương Hải thiền sư ngữ lục chép đến 60 bài kệ, tụng chứ không phải chỉ có con số 40. Nhưng tình trạng ấy cũng không cho phép đoán chắc 20 bài còn lại là của thiền sư cả. Dù thế, cố gắng gạn lọc, số sáng tác thật sự của Hương Hải cũng được khoảng trên một chục bài. Nhìn chung, thơ ông nối tiếp được phong vị của thơ thiền thời Lý – Trần, không chỉ nói toàn chuyện giáo lý sắc, không, tâm, đạo một cách khô khan. Người đọc thấy ẩn chứa trong thơ ông một lối nói giàu hình ảnh, tưởng tượng và một tâm hồn thi nhân giàu xúc cảm trước thiên nhiên, cảnh vật.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Nguyên Hồng

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top