Dàn ý tiểu sử cuộc đời Nguyễn Du
1. Vài nét về tiểu sử, cuộc đời, những mốc quan trọng:
– Nguyễn Du (1765 — 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.
– Quê: làng Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh nhưng sinh ra ở Thăng Long.
– Xuất thân trong một gia đình đại quý tộc.
– Nguyễn Du là con bà thứ, mô côi cha mẹ từ nhỏ, sống nhờ người anh cùng cha khác mẹ, sau phải sống nhờ vào người anh vợ họ Đoàn.
– Nguyễn Du đã ra làm quan với nhà Nguyễn từ khi Gia Long lên ngôi (1809) nhưng lại tỏ ra không mấy hào hứng với sự nghiệp chính trị và quan cao lộc hậu.
2. Sự nghiệp sáng tác, những tác phẩm chính, vài nét về một số tác phẩm tiêu biểu:
- Chữ Hán: Thanh Hiên thi tập; Nam trung tạp ngâm; Bắc hành tạp lục.
- Chữ Nôm: Truyện Kiều; Văn chiêu hồn.
3. Một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Du:
– Về nội dung:
- Giá trị hiện thực: vạch trần bản chất tàn bạo của chế độ phong kiến bọn vua chúa tàn bạo, bất công chà đạp lên quyền sống của con người.
- Giá trị nhân đạo: Quan tâm đến số phận con người. Chủ nghĩa nhân đạo Nguyễn Du: đề cao quyền sống, để cao hạnh phúc của con người tự nhiên, trần thế, trân trọng những giá trị tinh thần, trân trọng chủ thể sáng tạo ra những giá trị tinh thần đó.
– Về nghệ thuật:
- Thành công trong nhiều thể loại thơ ca: ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật, ca, hành…
- Thơ chữ Hán, chữ Nôm đều đạt đến tuyệt đỉnh thi ca cổ trung đại góp phần làm giàu cho ngôn ngữ dân tộc.
– Thành tựu mà tác giả đã đạt được:
- Nguyễn Du xứng đáng ở vị trí hàng đầu trong lịch sử văn học dân tộc
- Ông được suy tôn danh hiệu Danh nhân văn hóa thế giới năm 1965.
4. Những đóng góp của tác giả cho nền văn học nước nhà:
– Về nội dung: Nguyễn Du là nhà thơ nhân đạo lỗi lạc với tấm lòng thương người sâu sắc, bao dung, là ngòi bút hiện thực phê phán mạnh mẽ sắc bén.
– Về nghệ thuật:
- Kết tinh những thành tựu văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm của dân tộc, tổng hợp tinh hoa của nhiều thể loại văn học để sáng tác Truyện Kiều như một tiểu thuyết bằng thơ với nghệ thuật miêu tả tâm lí thần tình chưa từng có;
- Đưa ngôn ngữ văn học tiếng Việt lên trình độ điêu luyện, cổ điển.
Đọc thêm các bài phân tích văn mẫu lớp 10
Bài làm văn mẫu:
Nếu như nước Nga tự hào có A.Puskin, nước Pháp tự hào có V.Huy-gô H.Ban-dắc… thì Việt Nam tự hào có Nguyễn Du – một Đại thi hào dân tộc xứng tâm thế giới. Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh nhưng sinh ra ở Thăng Long.
Ông xuất thân trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan to dưới triều vua Lê chúa Trịnh. Đây cũng là gia đình có truyền thống yêu chuộng văn chương, rất sành văn thơ Nôm và thích hát xướng. Cha là Nguyễn Nghiễm, làm quan đến chức Đại tư đồ (Tể tướng), tước Thượng thư bộ Hộ triều Lê. Mẹ là Trần Thị Tân, vợ thứ, quê ở Tiên Du, Bắc Ninh, có tài hát xướng. Những ngày thơ ấu Nguyễn Du sống trong nhung lụa nhưng sớm mồ côi cha mẹ, phải sống nhờ người anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản (làm đến chức Tham tụng trong phủ chúa Trịnh). Năm Nguyễn Du mười lăm tuổi, Nguyễn Khản bị bắt giam. Bốn năm sau, Nguyễn Du đỗ tam trường, rồi làm một chức quan võ ở Thái Nguyên.
Năm 1789, nhà Lê sụp đổ, Nguyễn Du lánh về quê vợ, ở nhờ nhà người anh vợ là Tiến sĩ Đoàn Nguyễn Tuấn tại Thái Bình. Từ đây, Nguyễn Du bắt đầu cuộc sống “mười năm gió bụi”. Cuộc sống khốn khó, nghèo đói, ốm đau trong những năm này giúp ông thấu hiểu số phận con người.
Nguyễn Du đã ra làm quan với nhà Nguyễn từ khi Gia Long lên ngôi (1802) nhưng lại tỏ ra không mấy hào hứng với sự nghiệp chính trị và quan cao lộc hậu. Năm 1820, ông được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc nhưng chưa kịp đi thì mắc bệnh dịch, không thuốc thang và mất ngày 10 tháng 8.
Nguyễn Du đã sống một cuộc đời bi kịch và bi kịch lớn nhất của ông là từng khao khát một sự nghiệp vẫy vùng cho phỉ chí nhưng rút cuộc phải chấp nhận cuộc đời triển miên buồn chán.
Nguyễn Du là tác giả có nhiều thành tựu kiệt xuất về văn chương. Ông sáng tác trên nhiều thể loại và ở thể loại nào cũng đạt đến trình độ cổ điển. Về thơ chữ Hán, ông có Thanh Hiên thi tập (78 bài) viết trước khi làm quan với nhà Nguyễn; Nam trung tạp ngâm (40 bài) viết thời làm quan ở Huế, Quảng Bình và Bốc hành tạp lục (131 bài) viết trong thời gian đi sứ Trung Quốc. Thơ chữ Hán của Nguyễn Du thể hiện tư tưởng, tình cảm, nhân cách của ông. Về thơ chữ Nôm, Nguyễn Du có hai kiệt tác là Truyện Kiều và Văn chiêu hồn :
Thơ văn Nguyễn Du trước hết là những trang nhật kí trung thực, phản chiếu một cách chính xác bản chất tàn bạo của chế độ phong kiến, bọn vua chúa tàn bạo, bất công chà đạp lên quyền sống của con người. Trong Thái Bình mại giả ca, ông miêu tả cảnh quan lại quyển quý cơm canh, thịt cá thừa mứa ăn không hết, đem đổ xuống sông, trong khi người nghèo đói ca hát đến sùi bọt mép chỉ được mấy đồng kẽm. Hay trong Sở kiến hành, ông cũng miêu .tả cảnh đón tiếp sứ thần ở trạm Tây Hà mâm cao cỗ đầy, chó trong xóm cũng ngán ăn vì no trong khi bốn mẹ con người ăn mày chết vì đói:
Tục tiêu Tây Hà dịch,
Cung cụ hà trương hoàng!
Lộc cân tạp ngư xí,
Mãn trác trần trư dương.
Trưởng quan bất hạ trợ,
Tiểu môn chỉ lược thường.
Bát khí uô cố tích, ,
Lân cẩu yếm cao lương.
Bất trí quan đạo thượng,
Hữu thử cùng nÀi nương.
(Đêm qua ở trạm Tây Hà
Mâm cỗ cung đốn sao mà linh đình!
Nào là gân hươu, vây cá,
Đây bàn thịt lợn, thịt đê. :
Quan lớn không chọc đũa,
Người tùy tùng chỉ nếm qua.
Đồ bỏ không hề tiếc,
Chó hàng xóm cũng chán thức ngon.
Không biết trên đường cái quan,
Có mẹ con nhà này cùng cực đến thế!)
Trước những hiện thực được phơi bày, Nguyễn Du đã thể hiện một thái độ phê phán quyết liệt. Tiêu biểu hơn cả cho thái độ ấy chính trong Phản chiêu hồn:
Hôn hệ! Hôn hệ! Hôn bất quy?
Đông Tây Nam Bắc vô sở y.
Thướng thiên hà địa giai bất khả,
Yên, Dĩnh thành trung lai hà ui?
Thành quách do thị, nhân dân phi,
Trần di cổn cổn ô nhân y.
Xuất giả khu xa, nhập cứ tọa,
Tọa đàm lập nghị giai Cao, Quỳ
Bất lộ trảo nha dữ giác độc,
Giảo tước nhân nhục cam như dị!
(Hồn ơi! Hồn ơi! Sao không trở về?
Đông Tây Nam Bắc không nơi nương tựa. ˆ
Về thành Yên, Sính làm chi nữa!
Thành quách y nguyên, việc đời khác,
Cát bụi lầm cả áo người.
Đi ra xe ngựa, về vênh váo,
Lên mặt Cao, Quỳ tán chuyện đời.
Không lộ vuốt nanh cùng nọc độc,
Mà xé thịt người nhai ngọt xớt.)
Không chỉ phản ánh hiện thực, các sáng tác của Nguyễn Du còn thấm đượm tinh thần nhân đạo. Nổi bật trong toàn bộ sáng tác của Nguyễn Du là sự quan tâm sâu sắc tới thân phận con người. Thơ văn ông thể hiện tình cảm chân thành, sự cảm thông sâu sắc đối với cuộc sống và con người, đặc biệt là những con người nhỏ bé, bất hạnh, người phụ nữ. Từ kẻ tranh đoạt ngôi báu kẻ quyền cao chức trọng đến cung phi, tướng sĩ, những người vào sông ra bể, những kẻ chết oan ông đều thương cảm. Ông thương những trẻ em mất sớm:
Kìa những đứa tiểu nhi tấm bé,
Lỗi giờ sinh lìa mẹ la cha, ˆ
Lấy ai bồng bế vào ra,
Ù ơ tiếng khóc thiết tha não lòng.
thương những người sa cơ lỡ vận khi thời thế đổi thay:
Một phen thay đổi sơn hà, .
Tấm thân chiếc lá biết là về đâu.
(Văn chiêu hồn)
Và ông thương nhất những người phụ nữ, đặc biệt là những kẻ phải đem tài sắc mua vui cho thiên hạ. Hơn một lần, trong các tác phẩm của mình, Nguyễn Du đã khóc – tiếng khóc đây đau đớn, xót xa và chứa chan nỗi niềm thương cảm: Đau đớn thay phận đàn bà. Lời thơ cũng chính là sự chiêm nghiệm của Nguyễn Du về cuộc đời, về thân phận con người, mang tính triết lí cao và thấm đẫm cảm xúc.
Chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du đề cao quyền sống, đề cao hạnh phúc của con người tự nhiên, trần thế. Trong Truyện Kiêu, cứ mỗi lần miêu tả sự hội ngộ của Thúy Kiều với Kim Trọng, Thúy Kiều với Thúc Sinh, Thúy Kiều với Từ Hải, ngòi bút của nhà thơ lại ngân lên những nhịp điệu đắm say. Hay khi Kiều trao duyên cho em gái, đó là một việc nghĩa nhưng nàng không cảm thấy hạnh phúc của người làm việc nghĩa mà chỉ thấy đau đớn, nuối tiếc mênh mang:
Chiếc vành với bức tờ mây,
Duyên này thì giữ, vật này của chung.
(Truyện Kiều)
Một khía cạnh khác trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du chính là sự trân trọng những giá trị tính thần, trân trọng chủ thể sáng tạo ra những giá trị tinh thần đó. Trong Độc Tiểu Thanh kí, Nguyễn Du khóc thương cho nhất chỉ thư – mảnh giấy mong manh lưu lại nỗi niềm tâm sự của Tiểu Thanh:
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư.
Son phấn hữu thần liên tử hậu,
Văn chương vô mệnh lụy phần dư.
(Chỉ viếng nàng qua một tập sách đọc trước cửa sổ.
Son phấn có thần chắc phải xót xa vì những việc sau khi chết,
Văn chương không có thân mệnh mà cũng bi đốt dở.)
Nhưng hơn hết, thi nhân còn khóc thương cho Tiểu Thanh — chủ nhân của những mảnh giấy đó và cho những người cùng hội cùng thuyền với nàng:
Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kỳ oan ngã tự cư.
(Những mối hận cổ kim khó mà hỏi trời được.
Ta tự coi là kẻ cùng một hội với con người phong vận mắc nỗi oan lạ lùng.)
Cùng với giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo đã mang đến cho các sáng tác của Nguyễn Du tỉnh thần nhân văn sâu sắc.
Về phương diện nghệ thuật, có thể thấy Nguyễn Du viết và thành công trên nhiều thể loại thơ ca (ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật, ca, hành…) nhưng đạt đến trình độ mẫu mực cổ điển là hai thể thơ dân tộc (lục bát và song thất lục bát). Thơ chữ Hán, chữ Nôm của Nguyễn Du đều đạt đến tuyệt đỉnh thi ca cổ trung đại, góp phần làm giàu cho ngôn ngữ dân tộc.
Với tất cả những gì đã thể hiện trong văn chương, Nguyễn Du xứng đáng là ở vị trí hàng đầu trong lịch sử văn học dân tộc. Năm 1965, ông được tổ chức Unesco suy tôn danh hiệu Danh nhân văn hóa thế giới.
“Tam bách niên” đã trôi qua, nỗi niềm trăn trở Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như của Nguyễn Du đã được muôn triệu người hồi đáp. Và nhân dân Việt Nam nói riêng, toàn thể nhân loại nói chung sẽ mãi mãi còn nhớ đến cụ Tiên Điền — một nhà thơ nhân đạo lỗi lạc với tấm lòng thương người sâu sắc, bao dung, một ngòi bút hiện thực phê phán mạnh mẽ, sắc bén; một nghệ sĩ đã kết tỉnh những thành tựu văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm của dân tộc, tổng hợp tinh hoa của nhiều thể loại văn học để sáng tác Truyện Kiều như một tiểu thuyết bằng thơ với nghệ thuật miêu tả tâm lí thần tình chưa từng có; một người đã đưa ngôn ngữ văn học tiếng Việt lên trình độ điêu luyện, cổ điển. Nguyễn Du xứng đáng là Đại thi hào dân tộc Việt Nam.
Tham khảo các bài phân tích về Truyện Kiều