Red Ink Pen And Pad On Wood Texture Stock Photo, Picture And Royalty Free  Image. Image 14021584.

Giới thiệu tác giả Nguyễn Nhược Pháp

Red Ink Pen And Pad On Wood Texture Stock Photo, Picture And Royalty Free  Image. Image 14021584.

Tiểu sử tác giả Nguyễn Nhược Pháp

 Nhà thơ Nguyễn  Nhược Pháp, sinh ngày 12.12. 1914, mất ngày 19.11. 1938. Ông sinh tại Hà Nội. Quê gốc: làng Phượng Vũ, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Đông, nay thuộc huyện Phú Xuyến, tỉnh Hà Tây. Ông là con trai của Nguyễn Văn. Vĩnh, chủ bút Đồng Dương tạp chí. Học trung học trường Anbe Xarô, Hà Nội, sau khi đỗ Tú ti, ông theo học ban Luật, trường Cao đẳng Hà Nội. Bắt đầu làm thơ từ năm 1932, khoảng 1933 ông bước chân vào nghề báo, từng viết cho các báo Hà Nội báo, Đông Dương tạp chí, Tỉnh hoa, Ngày nay, An Nam mới (tiếng Pháp). Nguyễn Nhược Pháp vừa làm thơ, viết phóng sự, vừa sáng tác truyện ngắn và kịch.

Tác phẩm của tác giả Nguyễn Nhược Pháp

Tác phẩm đã xuất bản : Ngày xưa (thơ – 1935), Người học vẽ (kịch vui – 1936). Sau khi ông mất, người anh ruột là thi sĩ Nguyễn Giang sưu tập một số truyện và kịch đã đăng trên các báo, in thành tập, lấy tên là Tình trẻ thơ (1950).

Nguyễn Nhược Pháp để lại một số lượng tác phẩm không nhiều.Trong đó phóng sự, truyện ngắn, kịch ngắn gần – như không còn lại dư âm gì đáng kể ngoài cái “duyên” của một cây sút hài hước và nhân hậu. Những vấn đề ông đặt ra trong sáng tác của mình thường là các mối quan hệ mẹ – con, vợ – chồng, bè bạn của lớp người thành thị với những mâu thuẫn, trái ngang của nó, nhưng lại không nhìn thấy nguyên nhân xã hội ẩn chứa bên trong. Dù vậy, nó vẫn làm thức tỉnh trong lòng người đọc những suy tư về cuộc đời.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Cao Bá Quát

Nguyễn Nhược Pháp thực sự được nhớ đến với tư cách là một nhà thơ qua tập thơ ngày xưa. Tập thơ tuy mỏng manh, nhưng là sự khẳng định tư cách và vị trí của ông trong phong trào Thơ mới. Nguyễn Nhược Pháp đã đem đến cho thơ lúc đó một giọng điệu riêng, mới mẻ. Cũng là tìm về “ngày xưa” trong trào lưu chung của các nhà thơ lãng mạn nhằm giải tỏa cái “tôi” cô đơn, nhưng thơ Nguyễn Nhược Pháp vẫn lóe lên cái hồn nhiên, tươi vui của một hồn thơ trẻ trung và đa cảm. Cuộc

đọ sức quyết liệt giữa Sơn Tỉnh – Thủy Tỉnh, tấn bi kịch của mối tình My Châu – Trọng Thủy, những phong tục, lễ hội truyền thống qua cái nhìn và bút pháp của nhà thơ đã hiện lên rất sống động. Sơn Tỉnh Thủy Tình và Chùa Hương được xem là những bài thơ hay của phong trào Thơ mới. Có thể tìm thấy  trong Chùa Hương sự kết hợp nhuần nhị giữa tự sự và trữ tình, giữa thực và mộng, giữa độc thoại và miêu tả, sự hòa quyện của âm thanh, màu sắc và hình ảnh, và xuyên suốt bài thơ là sự dịu dàng, e ấp trong tâm hẳn của một thiếu nữ mới lớn “không biết ai đã giúp Nguyễn Nhược Pháp tìm ra nụ cười kín đáo, kiêu hãnh và có duyên ấy” (Hoài Thanh). Tiếc rằng, “trong vườn thơ nó chỉ nở ra có một lần”. 

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Thanh Thảo

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top