journal and pen - Skybound Coaching & Training

Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi

journal and pen - Skybound Coaching & Training

Tiểu sử tác giả Nguyễn Trãi

Nhà thơ, đại thí hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi, có hiệu lỨứ Trai. Ông sinh. Năm Xương Phù thứ 4 đời Trần Phế Đế (1380), tại dinh quan Tư đồ (Tể tướng) Trân Nguyên Đán ở Thăng Long. Ông mất ngày 19.0.1442, tức 16 tháng Tám năm Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ 3, trong vụ án Lệ Chỉ Viên (tức vụ án Trại Vải, huyện Gia Lương, nay thuộc Bác Ninh), vụ án tru di tam tộc vào loại oan khốc nhất trong lịch sử Việat Nam. Quê gốc : làng Ngái (Chí Ngại) huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang, nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Quê ngụ : xã Ngọc Ôi, sau đổi là Nhụy Khê, hoặc Nhị Khê, huyện Thượng Phúc, nay thuộc huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Nguyễn Trãi lúc nhỏ sống với mẹ ở . dinh quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, có lúc theo ông ngoại về Côn Sơn, rồi theo cha về ở Nhị Khê sau 1385, khi mẹ mất.

Vẻ tư chất, thuở nhỏ Nguyễn Trãi là một “đứa trẻ” khỏe mạnh, thông minh, biết chữ Hán từ rất sớm. Trong bài thơ Gia viên lạc (Thú quê nhà) của Nguyễn Phi Khanh có hai cầu mở đầu như sau : “Cố viên loạn hậu hữu tiên lư, Lục tuế  nhi đồng phả ái thư” (Vườn cũ sau loạn,  may còn mái nhà xưa, Đứa trẻ sáu tuổi  đã ham đọc sách). Theo Phan Huy Chú trong Lịch triểu hiển chương loại chí  thì, rất có thể đứa trẻ 6 tuổi đã ham đọc  sách đó là Nguyễn Trãi. Năm 1400,  Nguyễn Trãi đi thi lần đâu, đỗ ngay  Thái học sinh (tức Tiến sĩ). Năm ấy nhà  Hồ lấy đỗ 20 người, Nguyễn Trãi đỗ  thứ tư trong số 20 người đó. Cùng đỗ với Nguyễn Trãi khoa này, có cả Vũ Mộng Nguyên, Lý Tử Tấn, Lý Từ Cấu, Bùi Ứng Đầu, Nguyễn Thành… Sau đó,  Nguyễn Trãi được bổ làm quan Ngự sử đài chánh chưởng. Khoảng cuối năm  (1401 đầu năm 1402) cha ông là : Nguyễn Ứng Long đổi tên là Nguyễn  Phi Khanh cũng ra nhận một chức quan  Học sĩ Viện hàn lâm, sau thăng đến Tư  nghiệp Quốc tử giám của triều Hồ. Thế là hai cha con Nguyễn Trãi, trở thành hai quan chức đồng triều, đều vào thành Tay Giai, làm quan cho nhà Hồ. Năm 1407, giặc Minh xâm lược Đại Việt. Nhà Hồ chống cự quyết liệt nhưng nhanh chóng thất bại, cả ba cha con Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương, Hồ Nguyên Trừng và nhiều quần thân khác, trong đó có cả Nguyễn Phi Khanh, đều bị giặc bất hoặc buộc phải đầu hàng, rồi lần lượt bị nhốt xe tù, dẫn giải về Trung Quốc. Nguyễn Trãi cùng với em là Nguyễn Phi Hùng, theo xe tù của cha, lên ải Nam Quan. Tại đây, Nguyễn Phi Khanh khuyên Nguyễn Trãi nên trở về tìm cách “rửa nhục cho nước, trả thù cho cha, thì mới là đại hiếu”. Nghe lời cha, Nguyễn Trãi trở về Đông Quan, còn Nguyễn Phi Hùng thì tiếp tục theo cha sang Trung Quốc. Nhưng vừa về đến Đông Quan, Nguyễn Trãi đã bị giặc Minh bắt giam. Tướng giặc Trương Phụ dụ hàng không được, định giết ông, nhưng Hoàng Phúc – một tướng Minh khác – lại tha không giết, mà giam lỏng ông ở thành Đông Quan. Trong thời gian bị giam lỏng ở Đông Quan,  Trãi đã có suy nghĩ về con đường cứu nước phục thù, nuôi lớn thêm tầm tư tưởng, chí anh hùng “Trừ độc trừ tham trừ bạo ngược. Có nhân, có chí, có anh hùng” (Quốc âm thi tập)- Nguyễn Trãi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn và ngay buổi đầu tiên, ông đã dâng lên vị chủ soái Bình Ngô sách tức là sách lược bình định giặc Ngô, giải phóng đất nước. Bình Ngô sách nay không còn, chỉ thấy Ngô Thế Vinh (1802 – 1856) nhận định về sách ấy trong Bài tựư tập thơ văn của Tế văn hâu họ Nguyễn hiệu Ức Trai như sau : “Công của (Ức Trai) tiên sinh là công mở nước giúp đời. Ông đứng vùng dậy, bắt đầu hiến mưu chước lớn, không nói đến việc đánh thành mà lại khéo nói việc đánh vào lòng người. Cuối cùng nhân dân và đất đai của mười lăm đạo nước ta đều đem về cho ta cả”. Với “Bình Ngô sách, Nguyễn Trãi được lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn Lê Lợi mời vào trong bộ chỉ huy bàn định mưu lược nơi màn trướng và được phong là Hàn lâm thừa chỉ học sĩ. Ông được dự bàn các việc quân cơ và thảo thư giao thiệp với các tướng giặc, hoặc gửi đi các thành lộ. Trong bộ chỉ huy nghĩa quân, các ý kiến đóng góp của Nguyễn Trãi thường được Lê Lợi tin dùng và đều dẫn đến thắng lợi. Những tác phẩm luận chiến nổi tiếng thời này sau được tập hợp thành Quán trung từ mệnh tập. Nguyễn Trãi không chỉ thảo hịch thư, mà còn tự mình nhiều lần vào hang ổ giặc dụ hàng.

Tác phẩm tác giả Nguyễn Trãi

Đại Việt sử ký toàn thư chép : “Các thành Nghệ An, Thuận Hóa, Tây Đô và Đông Đô đều sai văn thần là Nguyễn Trãi làm thư chiêu dụ, nên không phải đánh, mà giặc ra hàng cả”. Ngay trong bài Biểu rợ… Nguyễn Trãi cũng viết : “Cửa viên ruổi ngựa, làm việc lớn mà nửa đời trung nghĩa được tròn. Miệng – cọp lăn mình, quyết nghị hòa mà hai – nước can qua đều nghỉ”. Riêng đối với : Nguyễn Trãi, chính trong những ngày lq kháng chiến hào hùng này là thời kỳ ông đã thực hiện sở nguyện của mình, một cách đắc chí nhất. Cũng cuối năm ( 1427, vâng lệnh vua, Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo, công bố cho toàn dân Đại Việt biết công cuộc kháng chiến chống giặc Minh đã hoàn toàn thắng lợi, đất nước được độc lập, nhân dân được hưởng nền thái bình muôn thuở. Đây là bản Tuyên ngôn Độc lập lịch sử, bản hùng văn của muôn đời, tí không tiền khoáng hậu (trước đó chưa có, và sau đó cũng không có).

Năm 1428, Lê Lợi chính thức lên ngôi hoàng đế, Nguyễn Trãi được ban tước Quan phục hầu, được ban quốc tính (họ Lê). Như vậy, từ một sĩ phu yêu nước, ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, trở thành một khai quốc công thân của triểu Lê sơ, một nhân vật vĩ đại của lịch sử.

Khoảng trên dưới I0 năm ông làm quan với triểu Lê sơ, lúc được trọng dụng, lúc bị nghỉ ngờ, bị dèm pha và bị bỏ rơi, tấm lòng ông đối với vua, đối với đất nước vẫn vẹn nguyên niềm trung tín. Ông có hoài bão, muốn đem tài sức của mình phục hưng đất nước, sửa sang nền văn trị, tạo dựng nền thái bình muôn thuở cho dân, cho nước, an cư lạc nghiệp. Tiếc thay, những hoài bão tốt đẹp của ông không được nhà vua và triểu đình ủng hộ nên ông phải về ẩn cư ở Côn Sơn cuối năm 1437. Tuy vậy, tấm lòng của ông đối với dân với nước vẫn “Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông” (Quốc: âm th tập). Năm 1439, theo lệnh vời của vua Thái Tông, Nguyễn Trãi trở lại triều. Ông viết bài 8iế¡ tự của Gián nghị đại phu kiêm Trỉ tam quán sự nói lên lòng cảm kích trước ơn tri ngộ mới của nhà vua, nguyện đem tấm thân tàn giúp việc trị nước, nhận thêm nhiều trọng trách mới. Bài Biểu rạ viết : “Cúi nghĩ : sáu chục tuổi thân tàn…” thì năm Nguyễn Trãi sáu chục tuổi phải là năm 1439 (vì tính theo tuổi âm lịch) chứ không thể là năm 1440 như nhiều niên biểu về Nguyễn Trãi đã từng ghi. Vậy là Nguyễn Trãi trở lại chốn triều chính ít nhất được 3 năm rồi mới chịu thảm án tru di.

Năm 1442, Nguyễn Trãi chủ trì khoa thi Tiến sĩ ở kinh đô, lấy Nguyễn Trực đỗ Trạng nguyên. Cũng năm này, nhà vua đi tuần thú duyệt võ ở Chí Linh khi về có ghé thăm Nguyễn Trãi ở Côn Sơn. Sau đó, nhà vua bị ngộ biến ở Lệ Chi Viên. Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ bị khép tội giết vua, chịu thảm án tru di tam tộc vào ngày 19.9.1442, tức 16 tháng Tám năm Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ 3. Nguyễn Trãi, người anh hùng dân tộc, nhà văn hào kiệt xuất, kết tỉnh của sáu TK văn học viết Việt Nam, nhà tư tưởng, nhà triết học, thấu đạt cả Nho, Phật, Lão, Trang, đã  xuống dưới lưỡi dao oan nghiệt của chính cái triểu đại mà ông đã không  tiếc công sức khai lập, tạo dựng. Cuộc đời đây oanh liệt và cũng hết sức oankhốc của ông luôn đồng hành cùng lịch sử dân tộc.

Toàn bộ tác phẩm của Nguyễn Trãi – mặc dù bị mất mát nhiều, vẫn còn khá đồ sộ về số lượng và về chất lượng.

Toàn bộ tác phẩm của Nguyễn Trãi còn hiện hữu đến ngày nay là nhờ vàocông sưu tập của Trần Khắc Kiệm đưới đời vua Lê Thánh Tông và nhất là của Dương Bá Cung giữa TK XIX. Trong những dịp kỷ niệm Nguyễn Trãi ở TK XX, các nhà khoa học cũng có sưu tập thêm được một số tác phẩm và bổ sung thêm vào kho tàng đồ sộ này. Tuy vậy, phần cốt lõi của tác phẩm Nguyễn Trãi, vẫn là bộ Ức Trai di tập sưu tập, đề tựa và khắc in năm 1868.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Võ Văn Trực

Tác phẩm của Nguyễn Trãi có nhiều loại, phần sáng tác nghệ thuật bao gồm thơ chữ Hán, thơ quốc âm, hồi ức và phần văn loại viết theo các thể văn hành chính quan phương thời trung đại như : cáo, chiếu, biểu, bi ký, địa chí, lịch sử, thư… Tuy nhiên, vì là sản phẩm tỉnh thần của một trí thức uyên bác, một tâm hồn vĩ đại, một nhân cách cao thượng, một nhà tư tưởng và triết học kiệt xuất, nên toàn bộ tác phẩm của Nguyễn Trãi đều đạt đến đỉnh cao nghệ thuật và theo quan niệm văn sử bất phân của văn học trung đại, toàn bộ các tác phẩm đó đều được coi là kho tàng vô giá của văn học Việt Nam.

Các tác phẩm của Nguyễn Trãi được dịch và xuất bản trong vài chục năm gần đây đã trở nên quen thuộc với giới nghiên cứu, giảng dạy. Nguyễn Trãi là một trong số chín tác gia quan trọng nhất trong chương trình văn học của nhà trường phổ thông. Công trình Nguyễn Trái toàn tập (NXB Khoa học xã hội, H,I976), giới thiệu toàn văn những tác phẩm của đại thì hào mà chúng ta được biết như sau : Bình Ngô đại cáo, Quản trung từ mệnh tập, Lam Sơn thực lục, Vĩnh Lăng thân đạo bị, Chí Linh sơn phú, Dư địa chí, Băng Hồ di sự lục, Úc Trai thi tập, Quốc âm thi tập, và một số chiếu, biểu viết dưới triều Lê.

  1. Bình Ngô đại cáo, về mặt lịch sử là một văn kiện lịch sử vô giá, ghi lại và tổng kết lịch sử hào hùng cuộc khởi nghĩa kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh TK XV. Về mặt văn học, bài Cđo là một “áng thiên cổ hùng văn” với những hình tượng thẩm mỹ đặc sắc. Bài văn được bố cục theo hệ thống ý, gồm 4 phần rõ rệt.

Phần 1 gồm hai ý : nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, quan niệm quốc gia và vị thế của Đại Việt trong lịch sử. –

Phần 2 gồm các ý : lên án tội ác của giặc Minh cướp nước, đặt ách thống trị trong 20 năm, tàn dân hại vật, gây ra cho nhân dân biết bao đau thương, tang tóc.

Phần 3 gồm các ý : nêu bật những trăn trở suy ngẫm của vị chủ soái nghĩa quân Lam Sơn trước sự tồn vong của đất nước, thuật lại quá trình phát sinh phát triển của một cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, từ khi còn gian khổ yếu kém ban đâu, đến lúc công đồn diệt viện, chiến thắng oanh liệt và liên tiếp. Bài Cáo đã dựng lên hình ảnh hoành tráng hào hùng về một trong những cuộc chiến tranh nhân dân rộng lớn nhất của lịch sử dân tộc. Đó là cuộc khởi nghĩa chống quân Minh do Lê Lợi lãnh đạo ở TK XV. :

Phần 4 gồm các ý : khẳng định ý nghĩa lịch sử trọng đại, ý nghĩa tái tạo, ý nghĩa đổi mới của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, thể hiện nỗi khát khao muôn thuở nền thái bình bền vững của nhân dân Đại Việt.

Bình Ngô đại cáo đã sử dụng thành công một thể tài văn chương chính luận quan phương : thể cáo. Nguyễn Trãi đã làm cho thể cáo phong phú hơn về chức năng, về cách thể hiện, làm cho thể cáo phát triển thêm một bước mới. Với năng lực biện luận vững vàng sắc sảo, với bố cục chặt chế hợp lý, với nhịp điệu hùng hồn trầm bồng, với từ ngữ chính xác, điêu luyện, bài Cáø tràn đầy cảm hứng văn chương, xuất phát từ một trái tim đầy nhiệt huyết. Bài Cáo là một thành công lớn về mặt xây dựng hình tượng. Bằng lối tư duy hình tượng sắc sảo, người viết đã làm sinh động toàn bộ những dòng văn biển ngẫu vốn đây quy cách gò bó, đối nhịp. Bài Cáo là cả một thế giới hình tượng đa dạng phong phú về giang sơn tổ quốc, về quân thù, về Lê Lợi, về nghĩa quân, về những tên bại tướng, về khúc ca khải hoàn. Hình tượng nào cũng ẩn chứa một hàm lượng thẩm mỹ đặc sắc. Bài Cáo còn thể hiện nhiều giọng điệu linh hoạt, uyển chuyển, hào sảng, mạnh mẽ, tiếp nối dâng trào. Bài Cáo phát huy được khả năng tối ưu của lối văn biển ngẫu biến cách nhịp nhàng đối xứng, tạo nên một bản giao hưởng trang nghiêm, hùng tráng, bất hủ. Xét cho đến cùng, giá trị nghệ thuật của Bình Ngô đại cáo chính là sự kết hợp hài hòa giữa tư duy lôgíc – văn chính luận khái niệm – và tư duy hình tượng nghệ thuật, là sự kết hợp hài hòa giữa cảm hứng chính trị sáng suốt và cảm hứng nghệ thuật sâu sắc ở mức nhuần nhuyễn, thăng hoa.

  1. Quân trung từ mệnh tập là tập thư từ văn bản giao dịch ở nơi bộ chỉ huy nghĩa quân, lúc đầu do Trần Khắc Kiệm sưu tập dưới đời vua Lê Thánh Tông gồm 42 bức thư do Nguyễn Trãi viết thay mặt chủ soái Lê Lợi giao thiệp với các tướng giặc Minh và cả Biểu cấu: phong, Văn hội thê, Dụ gửi tướng sĩ nghĩa quân… trong thời gian 1423 – 1421. Lam Sơn thực lục (quyển 2) có ghi : “Vua từ khi khởi nghĩa đến khi bình Ngô phục quốc, bao nhiêu văn thư qua lại trong quân đều sai Nguyễn Trãi làm cả”. Cho đến nay số lượng bài của Quản trung từ mệnh tập đã được sưu tập từ nhiều nguồn thư tịch, có khoảng 70 bản văn. Trong số những bức thư gửi các  tướng lĩnh nhà Minh cầm quân xâm. lược Đại Việt hồi ấy, như : Phương Chính, Sơn Thọ, Thái Phúc, Trần Trí, Vương Thông và cả Liễu Thăng nữa, thì tùy theo hành trạng của từng tên mà Nguyễn Trãi có cách viết mềm .mỏng hoặc cứng rắn khác nhau. Đối với Phương Chính, Nguyễn Trãi viết đến năm bức thư vừa mắng nhiếc, vừa thách đố, với những ngôn từ mở đầu quyết liệt: “Bảo cho mày giặc dữ Phương Chính”… Trái lại viết cho Vương Thông (có đến: 20 bức thư), lời lẽ trong thư lại là sự phân trần điều hơn lẽ thiệt, sự tiến lui, sự biết thời hợp thế của người làm tướng ví như : “Tôi nghe : múc một gáo ‘nước, biển cả không vì thế mà vơi, thêm một gáo nước, biển cả không vì thế mà đây…”. Quân trưng từ mệnh tập thể hiện năng lực của một nhà tư tưởng và một nhà biện luận thiên tài, vừa mắng nhiếc, vừa phân tích, lại vừa mềm mỏng, dụ hàng. Và tất cả đều nhằm một mục đích duy nhất, đẩy kẻ địch đến chỗ thế cùng, phải chịu từ bỏ âm mưu xâm lược và nô dịch nước ta. Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, chính với sách lược “mưu phạt tâm công” bằng thư từ này, Nguyễn Trãi đã góp phần làm tan rã hàng ngũ địch và hạ một số thành lũy của giặc Minh mà không tốn xương máu.
  1. Chiếu biểu viết dưới triều Lê, như các bài chiếu, bài biểu, viết theo lệnh vua ở chốn triểu đình của Nguyễn Trãi, lại thêm một cơ hội để ông có điều kiện để cao tư tưởng nhân nghĩa, tư tưởng thân dân, giảng giải cho kẻ làm vua ở ngôi chí tôn, kẻ làm quan ở bậc phụ mẫu, làm tròn phận sự theo các tiêu chuẩn của đạo đức lý tưởng. Đó là phép trị nước an dân của các bậc vua tiên hiển trong lịch sử Trung Quốc cổ đại, như lý tưởng suốt đời của ông : “Dân Nghiêu Thuấn, vua Nghiêu Thuấn, Dường ấy ta đà phi sở nguyễn” (Quốc âm thỉ tập). Những bài văn loại này, trước đây được tập hợp trong Ngọc đường di cảo, tuy được viết theo thể văn hành chính quan phương, nhưng Nguyễn Trãi vẫn thể hiện được sâu sắc tâm vóc tư tưởng và phong cách chính luận chững chạc mà cũng đẩy nhiệt huyết.
  2. Vĩnh Lăng thân đạo bí (Văn bia Vĩnh Lăng). Vĩnh Lăng là tên ngôi lăng an táng thi hài vua Lê Thái Tổ tại Lam Sơn, nay thuộc xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Bia Vĩnh Lăng là một phiến đá lớn, đặt trên một con rùa đá, dựng năm 1433, là một tác phẩm điêu khắc tiêu biểu thời Lê sơ còn lại đến nay. Bài văn bia do Nguyễn Trãi soạn nêu tóm lược gia thế, tiểu sử, tư chất và công nghiệp dựng nước của người anh hùng dân tộc Lê Lợi qua các năm khởi sự Mậu Tuất (1418), chiến thắng Ninh Kiểu, Tốt Động năm Bính Ngọ (1426), vây Đông Quan và diệt viện Liễu Thăng năm Định Mùi (1427). Thời gian sáu năm ở ngôi vua chỉ được tóm lược trong một câu : “Vua thức khuya dậy sớm sáu năm, mà trong nước thịnh trị, đến nay băng”. Đọc Văn bịa Vĩnh Lang, thấy văn phong Nguyễn Trãi hết sức kiệm lời, khách quan mà trang trọng đã phác họa những đường nét chính yếu nhất của con người Lê Lợi : “Tuy gặp thời loạn mà chí càng thêm bền, giấu mình ở Lam Sơn làm nghề cày cấy. .Vì quân giặc tàn bạo càng chuyên tâm vào sách lược thao, dốc hết cửa nhà khoản đãi tân khách”, cũng như những sự kiện quan trọng nhất của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn vào những năm I418, 1426, 1427. Phần cuối bài, qua ghi chép về việc bang giao với các nước lân bang, bài văn bia đã nêu cao được uy thế của quốc gia Đại Việt hồi ấy. Chí Linh sơn phú (Phú núi Chí Linh). Núi Chí Linh ở miền tây Thanh Hóa, là căn cứ địa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong những năm 1418, 1419, 1422. Do vậy, núi Chí Linh trở thành nơi linh địa tương tự như núi Mang Đăng, nơi Hán Cao Tổ Lưu Bang lập  nghiệp, như núi Bạc, nơi vua Thành  Thang nhà Thương mở đầu. Bài Phú núi Chí Linh của Nguyễn Trãi gồm gần 100 câu văn biển ngẫu, viết theo lối phú cổ thể bằng chữ Hán nhằm ca ngợi vua Lê Thái Tổ là một “bậc thánh”, một “rồng thiêng”, xuất tự núi Chí Linh và nhờ đó mà núi này được lưu danh thiên cổ. Bài phú thuật lại cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, dưới sự dẫn dắt của vị chủ soái, làm nên kỳ tích lẫy lừng, công trạng ấy vượt cả công nghiệp của Việt Vương Câu Tiển, Hán Vương Lưu Bang, có thể sánh với Nhị Đế, Tam Hoàng thời cổ đại Trung Hoa. Nội dung bài phú có nhiều nét tương đồng với nội dung bài Bình Ngó đại cáo, song hơi văn, khí văn, hình tượng văn không hùng tráng bằng. Với Phú nứi Chí Linh, Nguyễn Trãi thêm một lần nữa tạc bia cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và người anh hùng dân tộc Lê Lợi.
  1. Lam Sơn thực lực Hiện nay, về văn bản và cả về tác giả Lam Sơn thực lục tuy chưa được minh định, song coi là của Nguyễn Trãi viết vẫn là có cơ sở hơn cả. Đây là bộ sử xưa nhất về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do chính Lê Thái Tổ sai biên soạn vào đầu năm 1432 và tự đẻ Tựa với bút danh “Lam Sơn động chủ”. Lưm Sơn thực lực gồm 3 quyển mỏng, dịch in khoảng 30 trang trong Nguyễn Trái toàn tập. Nội dung quyển I kể lại gia thế, tiểu sử, tư chất của lãnh tụ Lê Lợi từ lúc mới sinh đến những hành trạng khi đã trưởng thành. Năm hơn 30 tuổi, nhà vua khởi nghĩa ở Lam Sơn. Lúc đầu nghĩa quân gặp nhiều khó khăn, sau dân thu được những thắng lợi lớn hơn,  phá được thế bị bao vậy, mở thông  nhiều vùng rộng lớn. Quyển l kết thúc  ở các sự kiện vây thành Nghệ An vào  năm 1424. Quyển 2 tiếp nối các sự kiện từ năm 1425 đến năm Định Mùi 1427, bình Ngô phục quốc, trong đó có chuyện vây thành Tây Đô, đánh chiếm Tân Bình, Thuận Hóa, rồi tiến quân ra Bắc, chiến thắng Tốt Động, Ninh Kiểu, bao vây Đông Đô và diệt viện Liễu Thăng… Quyển 3 tổng kết chặng đường dựng nghiệp gian nan, dặn dò con cháu đời sau, chớ nên quên nguồn cội, tiếp nối truyền thống, giữ nghiệp đế vương như lời Tựa ở đầu sách từng ghi rõ “để trọng cái nghĩa gốc nguồn, cũng là để kể sự nghiệp gian nan của Trắm để lại cho con cháu đời sau vậy”. Toàn bộ Lam Sơn thực lực chỉ là một truyện lịch sử, có tính chất giáo huấn cội nguồn, giáo dục truyền thống cho con cháu nối nghiệp. Bên cạnh những chỉ tiết lịch sử, còn có nhiều chỉ tiết dã sử dân gian. Bộ sách cũng thiếu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng và vắng mặt nhiều nhân vật quan trọng của cuộc khởi nghĩa.
Đọc thêm  Giới thiệu Nguyễn Huy Tự (1743 - 1790)

 

  1. Dư địa chí. Tập biên khảo địa lý lịch sử đầu tiên của văn hiến Đại Việt gồm 54 mục, viết theo kiểu thiên Vũ Cống của bộ Kinh Thư Trung Quốc. Tập biên khảo, ghỉ chép sơ lược địa lý tự nhiên, kể cả các sản vật và hành chính lãnh thổ Đại Việt qua các giai đoạn lịch sử. Tập sách là bộ địa văn hóa cổ nhất của nước Việt nên đã trở thành nguồn gốc trực tiếp hoặc gián tiếp của các công trình địa chí sau Nguyễn Trãi như bộ Lịch triểu hiến chương loại chí của Phan Huy Chú TK XIX cho đến các tập địa chí các tỉnh, thành hiện nay. Băng Hỏ di sự lực (Chuyện cũ về cụ Băng Hô). Đây là bài văn xuôi chữ Hán hồi ức về người ông ngoại – quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, tên hiệu là Băng Hồ tiên sinh, đời vua Trần Nghệ Tông, nhà Trần. Mẹ Nguyễn Trãi là bà Trần Thị Thái, con gái thứ ba của Băng Hồ tướng công, sinh và nuôi Nguyễn Trãi tại tư dinh quan Tư đồ ở đất Thăng Long. Năm 1385, Trần Nguyên Đán về trí sĩ ở động Thanh Hư trên núi Côn Sơn, huyện Phượng Sơn, phủ Lạng Giang, gần Chi Ngại quê gốc họ nội Nguyễn Trãi, mang theo cả mẹ con Nguyễn Trãi. Ít lâu sau bà Thái mất, Nguyễn Trãi ở với ông ngoại, trực tiếp được ông ngoại chăm nuôi, dạy dỗ. Mãi đến sau khi ông ngoại mất (1390). Nguyễn Trãi và các em mới về Ở hẳn với cha là Nguyễn Phi Khanh ở đất Nhị Khê, huyện Thượng Phúc, lộ Đông Đô. Năm tháng qua đi, ấn tượng vẻ phẩm cách của người ông ngoại càng trở nên sâu sắc, tình cảm ân nghĩa của người cháu ngoại càng thêm dạt dào, nên sau cuộc kháng chiến chống quân Minh, Nguyễn Trãi trở lại Côn Sơn, nhân mượn thợ vẽ tranh (ông ngoại), “góp chuyện cũ chép ở sau cất ở nhà, để tỏ ý không quên, ngõ hầu được gần với tấm – lòng của Đào công, Tô công và Văn công vậy”. Bài hồi ức chỉ với ít nét chấm phá, Nguyễn Trãi đã dựng gợi được chân dung ông ngoại, một bậc nhân sĩ tiêu biểu nổi tiếng cuối đời Trần. Điều đó chứng tỏ ngòi bút văn xuôi hình tượng của Nguyễn Trãi cũng hết sức điêu luyện già dặn.

 

  1. Úc Trai thi tập (Tập thơ chữ Hán của Ức Trai) hiện còn 105 bài (kể cả 7 bài tồn nghi vì có liên quan đến thi liệu của một chuyến viếng thăm Trung Quốc), được sáng tác rải rác trong cả cuộc đời. Tập thơ được viết ra từ tâm trạng của một con người suốt đời “tiên ưu hậu lạc”, suốt đời chiến đấu cho nền độc lập của đất nước, cho hạnh phúc của nhân dân. Triết lý nhân nghĩa, tư tưởng an dân hầu như quán xuyến toàn bộ những bài thơ mừng đức vua, ca ngợi cảnh quan đất nước, suy ngẫm về lẽ hưng vong, khát vọng hòa bình. Các bài thơ Thượng nguyên hỗ giá chu trung tác, Hạ quy Lam Sơn, Hạ tiệp, Đề kiểm, Hải khẩu dạ bạc hữu cảm, Bạch Đảng hải khẩu, Quá Thân Phù hải khẩu, Quan duyệt thủy trận, Long Đại nham, Dục Thúy sơn, Vọng doanh, Quan hải… vừa có cái khí thế của người anh hùng tái tạo núi sông, vừa nêu lên những ý thơ cảm khái hào hùng, bộc lộ niềm tự hào kiêu hãnh về đất nước đầy những “địa linh nhân kiệt” với bao dấu tích lịch sử oai hùng. Bên cạnh đó Thơ chữ Hán Nguyễn Trãi còn phản ánh một nội tâm hết sức ưu tư, nặng tu đau buồn. Trong thơ ông không có những nỗi mừng vui dễ đãi, những ảo tưởng viển vông mà toàn là những chiêm nghiệm của cuộc đời đầy phức tạp, những gắng gỏi chịu đựng của con người biết vượt lên mọi hoàn cảnh. Đó chính là chủ đề của những bài : T/w dự lữ cảm, Thính vũ, Tặng him nhân, Thôn xá thụ châm, Loạn hậu cảm tác, Ký hữu, Thu dạ khách cảm và bài thơ trường thiên Côn Sơn cá, một bài thơ đủ làm nên một khu du lịch nổi tiếng của cả nước. Mặt khác những bài thơ chữ Hán viết về quê hương, gia đình, cha mẹ, bè bạn như các bài : Loạn hận đáo Côn Sơn cảm – tác, Hụ nhật mạn thành, Họa Tân Trai vận, Quy Côn Sơn chủ trung tác, Thanh mình, Khất nhân họa Côn Sơn đồ, Đoan ngọ nhật, Đề Hà hiệu uý Bạch Vân tư thân, Thu nhật ngắn thành… Đặc biệt Thơ chữ Hán Nguyễn Trái đã gợi mở đến một cái “tôi” cá nhân hết sức sống động góc cạnh và là trường hợp hiếm thấy trong văn học trung đại. Đó là một cái “tôi” vừa mặc cảm trữ tình, vừa kiêu sa ngạo nghề trong Côn Sơn ca. Đó cũng là một cái “tôi” không chịu quỳ gối khom lưng trước các thế lực đen tối : “Phủ ngưỡng tùy thân tạ bất năng” (Mạn hứng bài II) (Cúi ngửa theo người thì xin từ không thể làm được). Đó cũng là một cái “tôi” sơ cuồng mà vẫn tỉnh : “Tiếu ngã lão lai cuồng cánh thậm, Bàng nhân hưu quái Thứ công tỉnh” (Thứ vận Hoàng môn thị lạng Nguyễn Cúc Pha hạ tân cú thành). (Cười ta về già lại càng điên lắm, Hàng xóm đừng lạ rằng Thứ công vấn tỉnh đây). Nguyễn Trãi cũng là một nhà thơ rất có ý thức về chức trách và vinh dự nhà thơ của mình. Trong thơ quốc âm, ông đã từng viết : “Thừa chỉ ai rằng thì khó ngặt, Túi thơ chứa hết mọi giang san” (Tự thán – bài 2). Còn thơ chữ Hán trong bài Hý đề (Để chơi) ông viết : “Nhãn để nhất thì thi liệu phú, Ngâm ông thùy dữ thế nhân đa ?” (Một lúc trước mắt có biết bao thi liệu, Nhà thơ với người đời, ai giàu hơn ai ?). Thơ chứ Hán Nguyễn Trãi giản dị, chân thật, rõ ràng, ít có chỗ khó hiểu kể cả khi ông dùng điển tích Trung Hoa. Về nghệ thuật cấu tứ, Nguyễn Trãi tỏ ra già dặn, chững chạc, thể hiện được cách tư duy trong sáng của người Việt Nam.
Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Trần Đăng Khoa

10. Quốc âm thí tập (Thơ quốc -âm Nguyễn Trãi) gồm quyển 7, quyển cuối trong bộ Ức Trai di tập do Dương Bá Cung sưu tầm từ nửa sau TK XIX, bị thất lạc một thời gian dài, cho tới năm 1956 mới được Trần Văn Giáp, Phạm Trọng Điền tìm thấy và phiên âm ra chữ quốc ngữ. Đây là tập thơ tiếng Việt viết bằng chữ Nôm từ TK XV cổ nhất còn lại của văn học Việt Nam. Tập thơ đương nhiên trở thành một bảo tàng tiếng Việt cổ cả về từ ngữ, ngữ pháp và thi pháp thơ tiếng Việt cổ và với sự hiện hữu của Quốc ám thí tập, Nguyễn Trãi trở thành tác giả song ngữ (tiếng Việt và tiếng Hán) mở đầu của nền văn học dân tộc. Theo sự sắp xếp của Dương Bá Cung, 254 bài thơ của Quốc âm thi tập  được xếp trong 4 mục: Vô đề gồm 14 tiểu mục, 192 bài, Thì lệnh món gồm 9 tiểu mục, 21 bài, oa mộc môn 23 tiểu mục, 34 bài. Cẩm thú môn gồm 7 tiểu mục, 7 bài thơ. Nhìn bao quát thì 254 bài thơ trong Quốc âm thí tập trước hết là thơ về thiên nhiên. Nguyễn Trãi ca ngợi cảnh vật đất nước với tấm lòng tin yêu, rộng mở, gợi nhiều thi hứng đạt dào. Nhưng vượt lên trên sự kể tả đơn thuần, mỗi bài thơ vẫn ẩn chứa một đấu hỏi về con người, về cuộc đời, về vũ trụ. Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi hết sức sống động mang hồn người, cùng với con người là bè bạn chia sẻ, cảm thông. Mặt khác, những bài thơ về chủ để thiên nhiên này lại phản ánh một nỗi mặc cảm cô đơn, một tình yêu cuộc sống và một sự chống trả âm thầm, mà không kém quyết liệt đối với tình trạng bị nghỉ ky, bị bỏ rơi, bị gạt ra khỏi xã hội loài người “Dưới công danh đeo khổ nhục” (Ngôn chí – bài 2) mà triều đình nhà Lê sơ đã dành cho ông. Chính vì vậy, bên cạnh phần thơ viết về thiên nhiên, một chủ đề quan trọng khác của Thơ quốc âm Nguyễn Trái là sự bộc lộ hết mình tâm huyết của một bậc anh hùng cứu quốc, một bậc triết nhân “tiên ưu hậu lạc” với lý tưởng suốt đời của ông : “Bui có một niềm chăng nữa trễ, Đạo làm con lẫn đạo làm tôi” (Ngôn chí – bài I), “Quân thân chưa báo lòng canh cánh, Tình phụ cơm trời áo cha” (Ngôn chí – bài 7). Hầu hết nội dung ý tưởng của phần Thơ chữ Hán đều có trong Thơ quốc âm. Có điều, vì thể hiện bằng thơ tiếng Việt nên những nội dung tư tưởng ấy trở nên dễ tiếp nhận, sâu sát hơn, phong phú hơn và da diết hơn. Thơ Nôm Nguyễn Trãi bộc lộ tâm tình của một nhà thơ với cảm xúc đa dạng, gắn với nhiều cảnh ngộ khác nhau trong cuộc đời. Mỗi bài thơ bộc lộ một mảnh tâm tình một cách chân thành, cởi mở, hồn nhiên, đôi khi hết sức thoải mái : “Có thơ đây túi rượu đầy bình” (7 thán – bài 16). Cho nên, cũng như T?hø chữ Hán, Thơ quốc âm Nguyễn Trái cũng thể hiện một cái tôi cá nhân trữ tình hết sức độc đáo, hiếm thấy trong lịch sử văn học trung đại : “Dù bụt, dù tiên, ai kẻ hỏi, Ông này đã có thú ông này” (Mạn thuật – bài 6), hoặc : “Chớ cậy sang mà ép nể, Lời chẳng phải vuỗn khôn nghe” (Trần tình – bài 3).

Về nghệ thuật, Quốc ám thi tập có một giá trị mở đầu cho sự nghiệp phát triển riêng biệt của thơ tiếng Việt thời mới hình thành. Rất có thể, ông là một trong những thi nhân đầu tiên sử dụng thành thạo thể thơ bát cú hoặc thể thơ tứ tuyệt luật Đường đã được Việt hóa bằng cách chen câu lục (câu 6 chữ), câu ngũ (câu 5 chữ) vào những vị trí không nhất định. Nguyễn Trãi cũng là người khai phá việc đưa những từ ngữ, hình tượng dân dã có trong dân gian hoặctrong phương ngôn, tục ngữ vào trong thơ. Với Quốc âm thí tập, Nguyễn Trãi đã mở đường cho sự phát triển thơ tiếng Việt ở buổi sơ khai mà ngày nay đọc lại chúng ta thường gặp những câu mới lạ, cổ kính, thú vị.

Nguyễn Trãi là một anh hùng dân tộc vĩ đại. Sự nghiệp bình Ngô phục quốc là sự nghiệp quan trọng nhất trong cuộc đời ông. Nhưng bên cạnh đó Nguyễn Trãi còn là một đại thí hào dân tộc, người kết tỉnh chặng đường sáu TK phát triển văn học viết Việt Nam từ TK X đến TK XV.

Sự nghiệp trước tác của Nguyễn Trãi thật phong phú, đa dạng và ở mọi lĩnh vực văn, sử, triết, thi ca ông đều là người đi bước khai phá mở đầu và đặt nền móng cho nhiều hạng mục của nền văn hiến dân tộc. Những trước tác của ông còn lại đến ngày nay là tài sản vô giá của văn học dân tộc, là niềm tự hào chính đáng của các thế hệ người Việt Nam. ưa nay.

Ngay từ lúc còn tại triều, Nguyễn Trãi từng được những sĩ phu đương thời tôn lên là hàng “văn bá”. Nguyễn Mộng Tuân, người cùng đỗ một khoa với Nguyễn Trãi từng viết : “Kinh bang hoa quốc cổ vô tiền” (Có tài sửa sang việc thiên hạ, làm vẻ vang cho nước nhà, từ xưa chưa có ai được như thế). Còn Lý Tử Tấn, một bạn đồng khoa khác, cũng nhận xét : “Ưu du lễ nhượng an nhân trạch, Xuất nhập khiêm cung lạc tính thiên” (Thung dung với lễ nhượng, Ở yên trong nền nhân, Ra vào khiêm nhường cung kính, vui với tính trời). Đến Lê Thánh Tôn, nhà vua đời sau, người đã xuống chiếu giải oan cho Nguyễn Trãi và còn tặng ông câu thơ bất hủ : “Ứ Trai tâm thượng quang khuê tảo” (Lòng Ức Trai, rạng tỏa văn chương). Nhà vua còn ghi chú : “Quan thừa chí, tước Quan phục hầu, Nguyễn Trãi, hiệu Ức Trai, thi đậu từ đời Hồ. Lúc đức Thánh tổ mới dựng nghiệp, theo đến phò tá ở Lỗ: Giang, bên trong thì giúp việc trù hoạch mưu lược ở chốn màn quân, bên ngoài thì thảo văn từ chiêu dụ các thành, văn chương của ông làm vẻ vang cho nước, rất được vua yêu quý, tin dùng”. Những sĩ phu đời sau như Trần Khắc Kiệm, Hà Nhiệm Đại, Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú, Nguyễn Năng Tĩnh, Ngô Thế Vịnh, Dương Bá Cung… đều có những lời bình luận ngợi khen xác đáng.

Từ sau Cách mạng tháng Tám – 1945, địa vị Nguyễn Trãi được để cao trong lịch sử và trong văn học dân tộc.

Hàng loạt cắc bài nghiên cứu của các học giả Nam Bắc đều nhất trí đánh giá Nguyễn Trãi là anh hùng dân tộc vĩ đại, là đại thi hào của dân tộc. Năm 1980 Nguyễn Trãi đã được UNESCO, tổ chức văn hóa giáo dục Liên hiệp quốc, chính thức kỷ niệm là một danh nhân văn hóa thế giới. Ngay từ năm 1962, nhân kỷ niệm 520 năm ngày mất của Nguyễn Trãi, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đánh giá xác đáng về địa vị và vai trò của Nguyễn Trãi trong một bài viết có nhan đề : Nguyễn Trái người anh hìng của dân tộc in trên báo Nhân Dân với những lời lẽ nhiệt thành : “Nguyễn Trãi, người anh hùng dân tộc, văn võ song toàn, văn là chính trị : chính trị cứu nước, cứu dân, nội trị ngoại giao, mở nền thái bình muôn thuở, rửa sạch nỗi thẹn nghìn thu (Bình Ngô đại cáo), võ là quân sự chiến lược và chiến thuật (yếu đánh mạnh, ít địch nhiều… thắng “hung tàn bằng đại nghĩa” (Bình Ngô đại cáo), văn và võ đều là võ khí, mạnh như vũ bão, sắc như gươm dao “viết thư thảo hịch tài giỏi hơn hết một thời” (Lê Quý Đôn), “Văn chương mưu lược gắn liền với ‘sự nghiệp kinh bang tế thế” (Phan Huy Chú). Thật là một con người vĩ đại về nhiều mặt trong lịch sử nước ta… Dưới con mắt sáng suốt đầy nhiệt tình của chúng ta, Nguyễn Trãi đời sống và hoạt động, tâm tư và chí hướng, thơ và văn, tóm lại toàn bộ sự nghiệp và con người Nguyễn Trãi sống dạy, lớn lên và hướng tới chúng ta… Nguyễn Trãi sẽ sống mãi trong trí nhớ và tình cảm người Việt Nam ta. Và chúng ta còn phải làm cho tên tuổi và sự nghiệp của Nguyễn Trãi rạng rỡ ra ngoài bờ cõi nước ta”.

Bài viết của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm xưa cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị và vẫn đang dẫn dắt giới học thuật nước nhà đi sâu vào việc nghiên cứu, tìm hiểu con người, sự nghiệp và trước tác của Nguyễn Trãi.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác 

Scroll to Top