How to Write a Novel. 10 Steps to Get Your Novel off the… | by Michelle  Richmond | Medium

Giới thiệu tác giả Nguyễn Triệu Thuật

How to Write a Novel. 10 Steps to Get Your Novel off the… | by Michelle Richmond | Medium

Giới thiệu tác giả Nguyễn Triệu Thuật

(? – 1946)

Nhà văn Nguyễn Triệu Luật (? -1946), chưa rõ năm sinh, mất năm 1946). Quê gốc : Du Lâm (tên gọi cũ là Cói), huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông sinh trưởng trong một gia đình khoa bảng, quan lại (ông nội là Nguyễn Tư Giản, đậu Hoàng giáp, từng làm Thượng thư).

Sau khi tốt nghiệp trường nam Sư phạm ở Hà Nội, Nguyễn Triệu Luật làm nghề dạy học. Năm 1930, ông tham gia Việt Nam quốc dân đảng, bị bắt rồi được tha. Ông thường viết báo và viết tiểu thuyết lịch sử cho tờ Phổ thông bán  nguyệt san và mất tích từ những ngày đầu toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (12-1946).

Tác phẩm của tác giả Nguyễn Triệu Thuật

Các tác phẩm chính của ông : Bà chúa Chè (1938), loạn kiêu binh (1939), Chúa Trịnh Khải (1940), Ngược đường Trường Thi (1939), Rắn báo oán (1941)…

Tuy được gọi là “lịch sử tiểu thuyết” nhưng phần lớn các tiểu thuyết của Nguyễn Triệu Luật thiên về tính ký sự. Ông chú trọng đến sự thực, muốn ghi chép trung thành với thực tế khách quan, chứ không mượn lịch sử để trao vào đó những quan niệm, ước muốn chủ quan của mình. Trong lời tựa cho cuốn Bà chúa Chè, Nguyễn Triệu Luật đã viết : “Tôi chỉ là người thợ vụng, có thể nào làm nên thế, gốc tre già cứ để là gốc tre già, chứ không có thể hun khói lấy màu, vẽ vân cho gốc trúc hóa long”. Nhờ được viết với quan niệm đó mà nhiều tiểu thuyết của ông có tính chân xác về mặt tư liệu. Ông cũng là người biết dàn dựng, tạo không khí sinh động cho các câu chuyện. Nhiều trang viết của Nguyễn Triệu Luật đậm màu sắc lịch sử, kể cả trong ngôn ngữ của các nhân vật.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn, nhà báo Phi Vân

Khi viết về lịch sử, lời văn của Nguyễn Triệu Luật nhìn chung gọn gàng, trong sáng. Ông cũng không hay chạy theo những sự tích ly kỳ bằng lối diễn đạt giật gân. Nhưng ông lại mắc một nhược điểm là thích bàn tán, chú giải, hay liên tưởng so sánh dài dòng, lắm lúc lạc mạch.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ , tác giả khác

Scroll to Top