copy space, notebook, wooden, journal, writing, diary, pencil, Notebooks,  colourful, pencils | Pxfuel

Giới thiệu tác giả Vũ Đình Long

copy space, notebook, wooden, journal, writing, diary, pencil, Notebooks,  colourful, pencils | Pxfuel

Tiểu sử tác giả Vũ Đình Long

Nhà viết kịch Vũ Đình Long, sinh ngày 19.12.1896, mất ngày 14.8.1960. Quê gốc: xã Cao Dương, huyện Thành Oai, tỉnh Hà Tây. Từng theo học ngành bào chế, ở trường thuốc, sau ông chuyển sang dạy học ở thị xã Hà Đông. Từ 1925 mở hiệu sách và NXB Tân Dân, chủ trương các báo Tiểu thuyết thứ bảy (1934-1942), Phổ thông bán nguyệt san (1936-1941), tuần báo Hữu Ích (1937-1938), tạp chí Tao đàn (1937-1938), tuần báo Tuổi trẻ, Truyền bá (1941-1943). Ông là Ủy viên BCH Hội nghệ sĩ sân khấu khóa I.

Tác phẩm tác giả Vũ Đình Long

Tác phẩm chính : Chén thuốc độc (1921), Tòa án lương tâm (1923), Đàn bà mới (1944), Tổ quốc trên hết (kịch phóng tác – 1953), Quốc âm độc bản (giáo khoa – 1932), Thế giới trẻ em  (giáo khoa – 1927)..

Cùng với Nam Xương, Vi Huyền Đắc, Nguyễn Hữu Kiut.. Vũ Đình Long là người đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của kịch nói Việt Nam hiện đại trong buổi sơ khai. Tên tuổi của Vũ Đình Long gắn liền với vở Chén thuốc độc đã được trình diễn trên sân khấu Hà Nội từ năm 1921. Vở diễn này đã gây tiếng vang rộng rãi trong xã hội và như hồi chuông báo hiệu sự mở đầu của kịch nói dân tộc. Hai năm sau, Vũ Đình Long lại cho ra mắt Tòa án lương tâm, và cũng để lại dấu ấn nhất định trên kịch trường. Những năm tiếp theo, ông còn viết thêm một số vở nữa, nhưng có lẽ không vở nào vượt qua được Chén thuốc: độc và Tòa án lương tâm. Hai vở này đều nhằm mục đích phê phán sự suy thoái về đạo đức khi lối sống tư sản hóa thâm nhập vào đời sống thị thành. Gia đình – nền tảng của xã hội là phạm vi đối tượng để tác giả tập trung mũi nhọn tấn công vào những biểu hiện tiêu cực. Nếp sống đạo đức với những phong tục tập quán truyền thống có nguy cơ bị phá vỡ trước những biến động của xã hội Âu hóa. Những con người vốn hiền lành, chân chất, chỉ biết lao động kiếm sống nay bỗng lao vào con đường ăn chơi đàng điếm, dẫn đến tội lỗi và phá sản. Đó là thầy Thông Phu suốt ngày chỉ biết vào ra chốn thanh lâu. Đó là cụ Thông. cô Thông chỉ ham chuyện đồng bói, bói toán khiến gia đình ngày một sa sút. Trong Chén thuốc độc, tác giả đã để cho nhân vật giải thoát bằng chén thuốc độc, đẩy mâu thuẫn, kịch tính lên đen cao độ, rồi lại dùng yếu tố ngẫu nhiên để giải quyết xung đột đó. Còn ở Tòa án lương tâm, tác giả lên án mạnh mẽ lối sống vô đạo đức (cô giáo Quý vì mê trai mà bẻ thuốc độc giết chồng), nhưng cuối cùng, kẻ gây tội lỗi đã bị trừng phạt bằng chính lương tâm của mình.  Mặc dù còn nhiều hạn chế vẻ nghệ thuật nhưng kịch Vũ Đình Long đã gây được tiếng vang một thời. Nói đến lịch sử hình thành loại hình kịch nói ở nước ta đầu thế kỷ XX, không thể không nói đến Vũ Đình Long như một người có công mở đường. Với tư cách một ông chủ xuất bản và báo chí, ong có công tạo điều kiện cho nhiều nhà văn và tác phẩm văn học được xuất hiện trước công chúng độc giả trước Cách mạng tháng Tám 1945 trên những sách báo và ấn phẩm do ông chủ trương, mở đường. cho nền văn học hiện đại Việt Nam phát triển mạnh hơn nữa. 

Scroll to Top