Về bản dịch bài thơ Nam quốc sơn hà được đưa vào sách giáo khoa lớp 7 -  ChúngTa.com

Giới thiệu tác phẩm Nam Quốc Sơn Hà

Về bản dịch bài thơ Nam quốc sơn hà được đưa vào sách giáo khoa lớp 7 - ChúngTa.com

Giới thiệu tác phẩm Nam Quốc Sơn Hà

Bài thơ thất ngôn tuyệt cú lâu nay gán lầm cho Lý Thường Kiệt, nay nên coi là bài thơ thần, khuyết danh.

Về mặt văn bản, qua quá trình khảo cứu lâu dài của nhiều thế hệ độc giả, nay đã xác định bài thơ có khoảng ba chục văn bản khác nhau, với những dị biệt của nhiều câu chữ, nhất là với câu kết : Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư -Bạch nhận phiên thành phá trúc dư – Tống binh bắt niễn tán như vân – Nhất trận phong ba tận táo trừ (?)… Xuất xứ bài thơ cũng được dẫn từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau như sử ký (Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử tiêu án), truyện   ký phi chép thần linh (Việt điện u linh), truyền thuyết và truyện cổ tích (Lĩnh Nam chích quái), thần phả, thần tích (Trương tôn thần sự tích) và nhiều bản ghi chép sự tích ở các đền miếu khác nữa.

Vấn đề tác giả và thời điểm xuất hiện bài thơ đã đến lúc cần có kiến giải khoa học, cập nhật. Trong thư tịch cổ, bài thơ này được ghi là của thần Trương Hống – Trương Hát, vốn là thuộc tướng của Triệu Quang Phục (TK VD hiển linh đọc để giúp Lê Hoàn đánh quân Tống vào năm 981, có khi được coi là hiện tượng thần âm phù giúp Lý Thường Kiệt phá tan quân Tống vào năm 1076 – nghĩa là cách nhau ngót một TK… Có điều không một văn bản nào trong mấy chục văn bản ghi đích danh hoặc tương truyền bài thơ do Lý Thường Kiệt viết ra, ngược lại văn bản nào cũng trực tiếp hoặc gián tiếp ghi chép bài thơ là của thần. Thần ở đây là Trương Hống và em là Trương Hát, sau khi qua đời, thần thường hiển linh đọc bài thơ trên, âm phù cho các thế hệ thời sau đánh giặc cứu nước. Trước nguồn tư liệu đa dạng về văn bản nhưng nhất quán về tác giả như thế, GS Hà Văn Tấn khẳng định : “Không một nhà sử học nào có thể chứng minh được rằng bài thơ Nam quốc sơn hà Nam đế cư là của Lý Thường Kiệt” (Lịch sử, sự thật tà sử học, báo Tổ quốc, số 401, 1988). Các GS Trần Nghĩa, Bùi Duy Tân… cũng đã trực tiếp hoặc gián tiếp phủ nhận tác giả bài thơ là Lý Thường Kiệt. Tất cả đều cho bài thơ là bài thơ thần, của thần, tức là của trí thức trong các TK đấu tranh khẳng định nền độc lập dân tộc viết ra, lưu truyền, sửa chữa rồi đưa đẩy vào các huyền thoại, huyền tích, các thiên u lĩnh, chích quái… truyền lại cho đời.

Đọc thêm  Giới thiệu tác giả Nguyễn Nghiễm (1708 - 1776)

Về mặt nội dung, Nam quốc sơn hà là áng thơ đặc sắc ghi nhận sự trưởng thành của ý thức dân tộc, sự khẳng định quốc gia trong buổi đầu xây dựng nền độc lập tự chủ. Điểm nổi bật ở đây là sự khẳng định cương giới, khẳng định quyền độc lập của một quốc gia bất khả xâm phạm, khẳng định biểu tượng “Nam đế cư” như là sự thống lĩnh ý chí của nhà nước quân chủ phong kiến. Hai câu kết của bài thơ vừa nói đến kẻ xâm lược trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể vừa có ý nghĩa khái quát, thể hiện sức mạnh chính nghĩa của dân tộc sẽ đánh tan mọi kẻ thù. Bài thơ ngắn gọn mà sâu sắc, có sức truyền cảm và giá trị lâu bền, có ý nghĩa mở đầu cho truyền thống văn học yêu nước dân tộc. Vì thế, đã từ lâu bài thơ được xem như bản Tuyên ngôn độc lập; đầu tiên của nước Đại Việt.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top