The Pocket Notebook - Wanderings - Journals and Journeys

Giới thiệu truyện Thạch Sanh

The Pocket Notebook - Wanderings - Journals and Journeys

Giới thiệu truyện Thạch Sanh

Truyện Thạch Sanh thường gọi là Thạch Sanh, là một truyện thơ Nôm bình dân gồm 1.812 câu lục bát. Tác phẩm diễn ca từ một truyện cổ tích thần kỳ hết sức phổ biến ở cả ba miền đất , nước Việt Nam. Người Cao Bằng ở cực Bắc cho rằng Thạch Sanh là người “Cao Bình”, quê hương họ. Người Châu Đốc, Hà Tiên lại chỉ ra hang động, nơi ẩn náu của Chằn Tính (miền Bắc gọi là Trăn Tỉnh), Mãng Xà, do đó chàng trai họ Thạch là người ở cực Nam đất

nước…

Chuyện kể rằng :

Ông bà họ Thạch nghèo nhưng rất từ tâm, luôn giúp đỡ người khác, hiểm một nỗi hiếm con. Cảm động trước nghĩa cử và đức độ của ông bà, Ngọc Hoàng đã cho con xuống trần đầu thai vào nhà họ Thạch, ra chào đời được cha mẹ đặt tên là Thạch Sanh. Chàng mồ côi cả cha lẫn mẹ lúc còn nhỏ. Không nơi nương tựa, Thạch Sanh bèn ở cội đa, ngày ngày bán củi độ thân. Sống hiền lành chất phác, chàng được Tiên ông truyền phép và dạy võ nghệ. Trong làng có hai mẹ con Lý Thông làm nghề lái buôn, thấy Thạch Sanh khỏe mạnh được việc, bèn đưa về nhà kết nghĩa em nuôi với Lý Thông. Trong vùng ấy, vốn có một ác lực hiện hình dưới dạng con Trăn Tinh ăn thịt người. Dân làng phải lập miếu thờ, hằng năm phải nộp cho nó một mạng người để cầu yên. Năm ấy, đến lượt Lý Thông phải nộp mạng.Hai mẹ con bí mật bàn nhau đưa Thạch Sanh đến gác miếu thay mình, để làm mồi cho Trăn Tỉnh. Chẳng ngờ, Thạch Sanh đã chém chết ác quỷ, nửa đêm xách đầu về nhà. Mẹ con họ Lý tưởng chàng đã hóa kiếp, về gõ cửa hạch tội nên sợ hết hồn. Nhưng khi biết đầu đuôi, Lý Thông lên tiếng dọa Thạch Sanh rằng, đó là “vật báu vua nuôi !”. Thạch Sanh lại về gốc đa. Lý Thông tâu về triều công lao trừ được Trăn Tinh. Hắn liên được Viện Vương phong làm đại thần. Bấy giờ tại triều, công chúa Quỳnh Nga đang kén chồng. Một hôm, chẳng may nàng bị con yêu tinh Đại Bàng cắp bay mất. Trên đường bay về hang, Đại Bàng bị họ Thạch trông thấy.  Chàng liên giương cung bắn gãy một cánh, rồi lần theo vết máu và đã biết được hang trú ẩn của nó. Trong lúc đó, cả triều đình hoảng hốt, bèn cử Lý Thông đi cứu nạn. Tên này lại đến cây đa gặp Thạch Sanh. Khi đã tường mọi việc, hắn đưa quân triều đình theo Thạch Sanh đến hang Đại Bàng. Thạch  Sanh xuống hang, tìm thấy công chúa, đưa công chúa bám dáy lên mặt đất trước. Khi công chúa đã lên kiệu về triệu thì Lý Thông cho lấp hang đá để một lần nữa cướp công Thạch Sanh. Chưa lên được, Thạch Sanh trổ tài giết chết Đại Bàng, lại giải thoát cho thái tử con vua Thủy Tế khỏi nhà ngục. Lưu lại  thủy cung ít lâu, Thạch Sanh còn xung “trận đánh con Hồ Tỉnh, một thủy quái bất trị. Cuối cùng, chàng hóa phép giam nó vào miệng núi. Thủy Tề tặng chàng chiếc đàn muôn điệu và làm phép cho chàng rẽ nước trở về cội đa cũ. Còn công chúa, từ khi về triều, vì không gặp được người đã cứu mình, nàng hóa câm. Vua cha và cả triều đình lo lắng. Lý Thông bèn lập đàn cầu cho nàng nói cười để hắn lên ngôi phò mã ! Cũng vào thời điểm đó, hai con quái vật đã chết, hiện hồn lập kế trả thù Thạch Sanh. Chúng lẻn vào kho nhà vua đánh cắp bạc vàng rải khắp cội đa, rồi phi báo về triều Lý Thông sai quân quan bắt Thạch Sanh bỏ ngục. Để giải buồn, chàng đem đàn ra gẩy. Tiếng đàn da diết tố cáo Lý Thông độc ác và oán trách công chúa Quỳnh Nga lỗi hẹn. Tiếng đàn thấu tới nội cung, bỗng nhiên công chúa tươi vui, cười nói và xin vua cha đưa chàng đến trước điện để bày tỏ gót đầu. Lập tức mẹ con Lý Thông bị bắt giam để chờ ngày phán xử. Thạch Sanh xin vua tha tội, cho mẹ con hắn về quê. Dọc đường, thần Sét đã đánh chết .mẹ con Lý Thông và cho hóa kiếp thành loài bọ hung ! Thạch Sanh lên ngôi phò mã. Quỳnh Nga vốn sắc nước hương trời nên thái tử I8 nước đều muốn trở thành phò mã. Họ tức giận vì không toại nguyện, bèn kéo quân đến vây thành. Thạch Sanh không động binh. Một lần nữa cây đàn thần muôn điệu lại ngân lên lời lẽ phải trái, lay động lòng người. Quân I8 nước rời rã, cuốn cờ giải giáp. Thạch Sanh lại trao cho họ một niêu nhỏ nấu cơm, ăn mấy cũng không hết ! Đất nước trở lại thanh bình. Thạch Sanh thay vua cầm quyền trị nước.

Đọc thêm  Giới thiệu tác giả Bùi Dương Lịch

Truyện Thạch Sanh hiện có 3 dị bản. Bản hiện lưu hành được in ấn bằng mộc bản vào năm 1912, đài 1.812 câu và hai bài thơ đề từ, là bản phổ biến hơn cả. So với nhiều truyện cố tích hình thành theo môtíp người dũng sĩ thì Truyện Thạch Sanh phong phú và chặt chế hơn. Các truyện kể truyền miệng đều đề cao gương dũng sĩ, phê phán thế tình đen bạc, nhưng về tình tiết còn có chỗ không giống nhau. Truyện thơ xuất hiện sau cùng đã cố định hóa các truyện kể. Dựa vào bối cảnh xã hội trong nội dung và hình thức thể hiện bằng thể thơ lục bát lưu loát, bằng ngôn ngữ dễ hiểu, khúc chiết, mạch lạc và nhiều đoạn gợi cảm nên có thể phỏng đoán truyện thơ Thạch Sanh ra đời vào khoảng cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX

Các độc giả thuộc nhiều thế hệ yêu thích truyện thơ Thạch Sanh : trước hết vì Thạch Sanh, nhân vật chính, đã trở thành người dũng sĩ, biểu tượng của tinh thần chiến thắng, tiêu diệt mọi ác lực tại mặt đất, trên không hay dưới nước. Chàng vì nghĩa mà quên mình. Nêu lên bộ mặt ghê tởm của tên lừa đảo, phản trắc Lý Thông (mà không bị chàng báo thù), tác giả vô danh (hay khuyết danh ?) có lẽ muốn khẳng định, tô đậm thêm tình thần “vì nghĩa” đó. Ngoài ra, tác giả muốn nêu lên một quy luật phổ biến : ở ác gặp ác, ở hiền gặp lành. Kết cục ở cuối truyện chính là cách lý giải của tác giả, đồng thời cũng là ước vọng của nhân dân ta thuở xưa. Truyện hấp dẫn bởi ba cuộc ác chiến thắng lợi. Có thể coi Trăn Tỉnh (hay Chẵn Tỉnh) gây tai gieo họa trên mặt  đất. Đại Bàng (đã biến thành yêu tỉnh) luôn luôn khống chế trên không trung, và Hồ Tỉnh quấy phá vùng sông nước, uy hiếp tính mệnh của ngư dân. Dựng lên hình tượng chàng dũng sĩ bách chiến bách thắng Thạch Sanh là để khẳng định tài trí của một con người và lòng tự tin mạnh mẽ vào tài trí đó. Đây quả là một ước mơ, một khát vọng tốt đẹp và bức xúc của con người.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ, nhà văn Phan Huy Ích

Chưa hết, khống chế được kẻ thù thiên nhiên, nhưng bọn người xấu vẫn tồn tại thì xã hội còn lắm đảo điên đau khổ ! Phác thảo chân dung mẹ con Lý Thông tráo.trở, phản trắc, lá mặt lá trái, bất cận nhân tình… và nêu lên kết cục bi thảm rất đáng kiếp của cuộc đời chúng, truyện treo mội tấm gương phản diện, cảnh báo cho mọi người lấy đó mà răn mình. Thi hào Nguyễn Du cũng đã khẳng định “Những người bạc ác tính ma, Mình làm mình chịu kêu mà ai thương ?”.

Ta còn gặp tiếng đàn kỳ diệu; niêu cơm kỳ diệu trong truyện ở một khía cạnh khác, thể hiện sức mạnh tinh thần và sức mạnh vật chất của con người là vô hạn.

Thể hiện đề tài người dũng sĩ, truyện cổ tích và truyện thơ Thạch Sanh đã bắt đúng mạch truyền thống anh hùng bất khuất của đất nước và dân tộc. Truyện thơ dùng thể lục bát đã được trau chuốt, dùng lời ăn tiếng nói nhân dân bình dị, mộc mạc mà trong sáng, có nhiều đoạn – sinh động, hấp dẫn đã khẳng định sức sống sâu rộng và lâu dài của tác phẩm. – Dĩ nhiên, về hình thức nghệ thuật, tác phẩm cũng còn nhiều non yếu như : chân dung nhân vật, tâm lý và sự diễn biến của tâm lý nhân vật qua nhiều chặng đường phát triển còn giản đơn, sơ sài, lời văn có chỗ còn vụng về, mang dấu ấn ngôn ngữ nôm na. Những hạn chế ấy là dễ hiểu bởi, tác giả (hay nhiều tác giả vô danh) chỉ là những nhà nho bình dân bị hạn chế bởi tầm nhìn và trình độ nghệ thuật. Tuy vậy, Truyện Thạch Sanh vẫn là một truyện thơ Nôm bình dân hay, được nhân dân ta trân trọng, yêu thích. 

Đọc thêm  Giới thiệu nhà viết kịch Tào Mạt

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top