Dàn ý khái quát về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Nguyễn Du trong Truyện Kiều
– Tâm lí, nội tâm là phần bên trong mỗi con người. Người nghệ sĩ chỉ có thể khám phá được đời sống nội tâm con người nếu thực sự thấu hiểu và đồng cảm với nhân vật.
– Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong 7rao duyên và Nỗi thương mình:
- Để trao duyên, Kiều phải đối thoại với Thúy Vân nhưng trong Nổi thương mình, Kiều lại một mình đối diện với chính mình. Sự khác đó đã chi phối cách Nguyễn Du miêu tả tâm lí nhân vật ở mỗi đoạn trích.
- Trong Trao duyên, để khắc hoạ tâm lí nhân vật Thuý Kiểu, Nguyễn Du đã sử dụng thành công lời đối thoại và độc thoại của nhân vật.
- Trong Nỗi thương mình, trên chất liệu ngôn từ, Nguyễn Du đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật điệp từ, cụm từ đan xen, lời nửa trực tiếp, hình thức đối để làm nổi bật nỗi thương xót đến cháy lòng cho cảnh ngộ và thân phận của chính mình.
Nhận xét, đánh giá:
- Nguyễn Du đã rất linh hoạt trong khi lựa chọn các biện pháp nghệ thuật để miêu tả tâm lí nhân vật của mình.
- Thành công ấy có cội nguồn là tấm lòng và tài năng của người nghệ sĩ này.
Đọc thêm các bài phân tích văn mẫu mới 10
Bài làm văn mẫu
Có người cho rằng Truyện Kiều là tập đại thành về nghệ thuật của Nguyễn Du. Điều này quả không sai bởi lẽ viết Truyện Kiều, Nguyễn Du đã dùng tâm, dụng công rất nhiều khi lựa chọn, sử dụng các biện pháp nghệ thuật. Và một trong những thành công của nhà thơ khi xây dựng nhân vật là nghệ thuật miêu tả tâm lí.
Tâm lí, nội tâm con người vốn là vũ trụ đầy bí mật. Người nghệ sĩ chỉ có thể khám phá được đời sống nội tâm con người nếu thực sự thấu hiểu và đồng cảm với nhân vật của mình. Nhân vật Nguyễn Du thương yêu nhất trong Truyện Kiêu và có lẽ trong suốt đời thơ ông là Thuý Kiều ~ người con gái tài hoa mà bạc mệnh. Trong hoàn cảnh nào, nhà thơ cũng thấu hiểu, đồng cảm với Kiều đến mức mọi diễn biến tâm lí của nàng đêu được nắm bắt và thể hiện một cách tỉnh tế. Qua hai đoạn trích Trao duyên và Nỗi thương mình, có thể thấy Nguyễn Du rất thành công trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của mình.
Cả Trao duyên và Nỗi thương mình đều là những đoạn thật Hay, thật xúc động. Song có thể thấy rõ sự khác biệt giữa hai đoạn trích này. Để trao duyên, Kiều phải đối thoại với Thúy Vân nhưng trong Nỗi thương mình, Kiều lại đối diện với chính mình. Sự khác biệt đó đã chi phối cách Nguyễn Du miêu tả tâm lí nhân vật ở mỗi đoạn trích.
Trong Trao duyên, để khắc họa tâm lí Thuý Kiều, Nguyễn Du đã sử dụng thành công lời đối thoại và độc thoại của nhân vật. Đoạn trích mở đầu bằng những lời Kiều nói với Vân:
“Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.”
Nguyễn Du đã rất tỉnh tế khi để Kiều nói là cậy mà không phải là nhờ vì cậy hàm ý tin chắc người được nhờ nhất định sẽ nghe mình. Cũng vậy, chịu lời và nhận lời có vẻ tương tự nhau nhưng chịu lời là nhận lời làm việc không do mình tự nguyện hoặc một việc khó từ chối. Hai chữ mặc em chốt lại màn đạo đầu nhưng lại mang hàm ý giao phó trách nhiệm. Rõ ràng, Kiều ý thức rất rõ trao duyên cho em là việc cần thiết, quan trọng. Nàng không chắc Thuý Vân đã nhận lời nên mỗi từ Thuý Kiều nói ra đều được cân nhắc kĩ càng. Không thấu hiểu, đồng cảm với nhân vật của mình, Nguyễn Du không thể viết những câu thơ với những từ ngữ đắt như thế.
Đến khi phải trao cho Thuý Vân những kỉ vật của tình yêu, trong Kiều nỗi đau cuộn lên thành những mâu thuẫn giằng xé:
“Chiếc vành với bức tờ mây, .
Duyên này thì giữ, vật này của chung”
Lẽ thường khi yêu, lứa đôi hay trao cho nhau những kỉ vật, vừa để kỉ niệm, vừa để làm vật chứng cho tình yêu, nhắc nhở mỗi người hãy nhớ đến người kia. Trong ca dao, ta cũng từng gặp bao chàng trai – cô gái cởi áo trao nhau để sưởi ấm người yêu mỗi khi có gió tây lạnh lùng, Thúy Kiều -Kim Trọng cũng không là ngoại lệ. Trong đêm thể nguyễn, hai người đã ghi lời thề nguyền của mình lên một tờ hoa tiên và chàng Kim còn trao tặng cho Thúy chiếc vòng vàng làm của tin. Giờ đây, khi quyết định nhờ Thúy Vân trả nghĩa cho người yêu, Thúy Kiều buộc lòng phải trao lại em hai kỉ vật thiêng liêng đó. Nhưng dường như trao đi rồi mà vẫn tiếc, vẫn xót xa quá nên nàng phải buông lời: “Duyên này thì giữ, vật này của chung”. Duyên phải trao đi vì nàng không thể cùng chàng Kim trọn lời thể ước. Nhưng trao đi không có nghĩa là trao hẳn mà chỉ là để cho em giữ (giữ hộ, may chăng, sau này nàng còn có thể nhận lại!). Còn những kỉ vật kia – chứng tích của một tình yêu trong sáng, hạnh phúc – phải dứt lòng gửi hết cho Thuý Vân, Kiều không thể không tiếc nuối. Hai chữ của chung diễn tả sâu đậm nỗi tiếc xót, nỗi đau đớn và cả sự níu kéo, giữ phần trong nàng. Màn trao kỉ vật chỉ vẻn vẹn được Nguyễn Du họa lại bằng hai câu thơ nhưng cũng chỉ cần thế thôi cũng đủ để thi nhân khắc sâu tô đậm tình yêu sâu nặng Thúy Kiều dành cho Kim Trọng. Với Kiều hạnh phúc của người yêu cũng chính là ước nguyện của nàng, là điều nàng luôn băn khoăn xây đắp và khao khát thậm chí hi sinh để có được cho chàng Kim.
Đang nói với Thuý Vân mà đường như Thúy Kiều quên mất sự có mặt của em. Nhắn nhủ chuyện tương lai mà tâm tưởng nàng lại đắm đuối và những kỉ niệm của tình yêu, của đêm thể nguyễn thiêng liêng hôm nào:
“Mai sau dù có bao giờ,
Đốt lò hương ấy so tơ phím này.”
Điều đó càng chứng tỏ rằng trong tâm hồn Kiều, những kỉ niệm đẹp đẽ với chàng Kim có sức sống thật mãnh liệt. Gợi lại cảnh chàng Kim cho thêm hương vào lò (đời sen nối sáp lò đào thêm hương) và cảnh Thúy Kiề đàn cho Kim Trọng nghe (so dần dây vũ dây văn) trong đêm thể nguyền Nguyễn Du tài tình quá khi để mỗi kỉ niệm đã qua thêm lần nữa khắc sâu yêu dấu vào lòng nàng. Càng hồi tưởng lại càng yêu, nhưng càng yêu lại càng cảm thấy cuộc đời trống trải, vô nghĩa khi tình yêu vuột mất. Và khi cuộc đời trở nên vô nghĩa thì sự sống cũng chẳng đáng được níu kéo. Như một lẽ tự nhiên, Kiều liên tưởng đến cái chết, một cái chết đây oan nghiệt sẽ đến với nàng trong ngày không xa:
“Trông ra ngọn cỏ lá cây,
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.
Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.”
Mọi cung bậc cảm xúc diễn ra trong Kiều đều được Nguyễn Du tái hiện lại một cách hết sức chân thực, logic. Từng từ ngữ, hình ảnh đã được nhà thơ lựa chọn kĩ lưỡng để lột tả một cách chân xác, sinh động tâm trạng nhân vật
Nhưng đó là những nghĩ suy cho tương lai, một tương lai đầy u ám. Trở về hiện tại, Kiều lại phải đối diện với nỗi đau đớn khôn xiết khi đành dứt tình với chàng Kim. Nỗi đau đó được Nguyễn Du thể hiện trong những lời độc thoại nội tâm ở phần sau đoạn trích:
“Bây giờ trâm gãy gương tan,
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!”
Dường như Kiều đã quên hết xung quanh, quên rằng bên mình đang còn có Thúy Vân, nàng chỉ còn khóc, khóc thổn thức cho mình, cho mối tình đầu ngắn ngủi. Để rồi sau cùng, như oan uất quá, như khao khát lắm một người để sẻ chia, để được thấu hiểu, Kiều đã cất tiếng kêu chàng Kim:
“Trăm ngàn gửi lạy tình quân,
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi! .
Phận sao phận bạc như vôi!
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”
Tình quân, Kim lang, chàng, tất cả những tiếng ấy đều là lời Thúy Kiều gọi Kim Trọng. Dẫu là tình quân, Kim lang hay chàng, tất cả đều đong đầy yêu thương, xót xa, đau đớn… Riêng từ Kim lang được điệp thêm một lần nữa và đi liền sau các thán từ ôi, hỡi đây thê thiết, điều đó chứng tỏ trong tâm tưởng, Thuý Kiều đã coi Kim Trọng là chồng. Tiếng gọi, tiếng khóc cất lên vừa tiếc nuối vì tình lứa đôi lỡ dở vừa hàm chứa nỗi đau đớn khôn xiết trong nàng. Thúy Kiều gọi Kim Trọng để nhận lỗi về mình, để oán trách chính mình, vì mình là kẻ bội ước, vì mình đã phụ chàng Kim (mặc dù nàng có lí do rất chính đáng, cao đẹp). Và có lẽ hơn bất cứ lúc nào
trong đời Kiều, đây là giây phút đáng thương nhất bởi trước đó chẳng lâu chính người con gái ấy được êm đềm trướng rủ màn che, say đắm trong tình yêu đầu trong sáng, nồng cháy.
Như vậy, bằng cách xây dựng ngôn ngữ đối thoại và độc thoại, Trao duyên đã thể hiện thành công diễn biến tâm lí trong nhân vật Thuý Kiều. Nhưng đến Nỗi thương mình, Nguyễn Du đã không lặp lại cách cũ để miêu tả tâm lí cho chính nhân vật đó. Vẫn trên chất liệu ngôn từ, nhà thơ đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật điệp từ, cụm từ đan xen, lời nửa trực tiếp, hình thức đối để làm nổi bật tâm trạng Thuý Kiều trong tình cảnh trớ trêu:
Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh,
Giật mình mình lại thương mình xót xo.
Tham khảo các bài phân tích Truyện Kiều
Lời thơ là lời giãi bày, tâm sự bày tỏ tâm trạng, nỗi niềm của Kiều. Tỉnh dậy khi đêm tàn canh, Kiều giật mình đối diện với chính mình. Giật mình vừa là sự tự ý thức về nhân phẩm, vừa là nỗi thương thân xót phân.
Không chỉ thương thân xót phận, những lúc tỉnh rượu, tàn canh, Kiều càng thấm thía hoàn cảnh sống nhơ nhớp của mình:
Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!
Mặc người mưa Sở, mây Tần,
Nghĩ mình nào biết có xuân là đì.
Khi sao…. Giờ sao…, sự đối lập giữa thực tại và quá khứ thể hiện tiếc thương thân mình bị vùi dập và nỗi đau về sự thay thân đổi phận Càng nghĩ đến quá khứ giản, đến cuộc sống êm đềm, phong lưu, nền nếp trước đây, Kiều càng ngơ ngác, đau xót, không hiểu vì sao có thể thay đổi thân phận nhanh như vậy. Nhịp thơ nhanh, gấp gáp cùng các điệp từ (mình, khi, sao), các phép đối xứng, những câu hỏi tu từ… thể hiện tâm trạng nhức nhối trong trái tim người con gái bất hạnh. Cụm từ bướm chán ong chường chỉ tâm trạng chán chường, ghê sợ chính bản thân của Kiểu. Từ xuân trong câu thơ Nghĩ mình nào biết có xuân là gì không chỉ mùa xuân hay tuổi trẻ, vẻ đẹp mà chỉ hạnh phúc, niềm vui hưởng hạnh phúc lứa đôi Trong cái kiếp sống làm vợ khắp người ta, Kiều chỉ thấy nhục nhã, trơ lì vô cảm và chán ngán. Việc nàng phải tiếp khách, phải buông mình theo những cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm chỉ là cái bề ngoài mã cưỡng, còn thực chất bên trong, nàng dửng dưng và ê chê. Thì ra, giữa cản sống xô bồ ở lầu xanh, Kiều vẫn còn giữ nguyên một tấm lòng trinh bạch.
Sau sự tự ý thức sâu sắc về cảnh ngộ, thân phận ê chế của mình, Kiều nhận thấy mình lạc lõng, cô đơn và đau khổ đến tột đỉnh giữa chốn nhơ nhớp:
Đòi phen gió tựa hoa bê,
Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu.
Hai câu thơ tả cảnh thiên nhiên, tả cảnh Kiều cùng khách xem hoa hóng gió trong đêm trăng, đêm tuyết… Kiều vốn là cô gái có đời sống nội tâm phong phú nhưng dẫu có yêu cảnh sắc thiên nhiên đến mức nào, thì chốn lầu xanh, nàng cũng không thể toàn tâm toàn trí mà hưởng thú vui. Vậy nên, việc ngắm cảnh đẹp cùng khách lúc này thực ra chỉ là sự giả tạo, nàng thờ ơ, hờ hững, dửng dưng với tất cả cảnh vật xung quanh. Hai câu thơ còn gợi tả thời gian trôi chảy hết đêm lại đêm, gợi cuộc sống lặp lại, mỏi mòn, đặc biệt là nỗi cô đơn của Thuý Kiều giữa lầu xanh, giữa bao khách làng chơi, giữa cuộc say, trận cười mà vẫn đơn độc một mình, cô đơn, không ai chia sẻ.
Những câu thơ Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu, Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ? đã khái quát một quy luật của tâm lí con người được biểu hiện trong thơ văn. Vốn có tài năng cầm, kì, thi, hoạ nhưng ở chốn lầu xanh, Kiều cũng chỉ cố gắng tỏ ra vui một cách gượng ép vì không thể tri âm cùng ai. Đã không tri âm thì mọi thú vui đều trở thành vô nghĩa:
Vui là vui gượng kẻo là,
Ai tri âm đó mặn mà với di?
Nỗi thương mình đã trở thành một trong những đoạn tuyệt bút của Truyện Kiều khi dựng lại một cách chân xác, xúc động tâm lí của Thúy Kiều trong hoàn cảnh trớ trêu, éo le, bất hạnh.
Như vậy, từ hai đoạn trích, có thể thấy Nguyễn Du đã rất linh hoạt trong khi lựa chọn các biện pháp nghệ thuật để miêu tả tâm lí nhân vật của mình. Chính điều đó làm nên thành công cho Truyện Kiều, cho nhà thơ. Và chúng ta có thể lí giải thành công ấy từ tấm lòng và tài năng của người nghệ sĩ này.
Xem thêm các bài viết của tác giả Nguyễn Du