sang thu

Phân tích bài thơ Sang thu

Đề : Phân tích bài thơ Sang thu – Cảm nhận của em về bài thơ sang thu

Mùa thu là mùa chắp cánh cho tâm hồn thi nhân. Trong văn học Việt Nam có rất nhiều tác giả viết về mùa thu và cũng có nhiều bài thơ hay.  “ Sang thu” của Hữu Thỉnh vẫn có một vị trí đặc biệt vì đây là khúc giao mùa sang thu. Một mùa thu đang vận động hiện lên qua cảm nhận hết sức tinh tế của tác giả.

Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu

Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.

Bài thơ sang thu được sáng tác năm bao nhiêu

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ sang thu

Bài thơ được sáng tác vào gần cuối năm 1977. Bài thơ thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu. Qua đó bộc lộ tình yêu thiên nhiên tha thiết, tâm hồn nhạy cảm, sâu sắc của nhà thơ. Khổ thơ thứ nhất chính là khúc giao mùa và cảm nhận tinh tế của thi nhân. Mở đầu bài thơ, người đọc đã có thể nhận ra ngay cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh khi tiết trời sang thu:

“Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se”

Từ “bỗng” thể hiện sự đột ngột, bất chợt trong cảm nhận. Ở đây đó chính là bất chợt nhận ra đất trời đã chớm sang thu. Cái hay và tinh tế nữa đó là, tác giả nhận thấy mùa thu không phải vì bầu trời cao xanh hơn. Hay hoa cúc nở vàng như trong các bài thơ ta thường thấy. Mà ở đây là vì “hương ổi phả vào trong gió se”.

Đọc thêm  Giới thiệu Phạm Ngũ Lão

Sự tinh tế của tác giả chính là ở việc không tả mà chỉ gợi. Hương ổi thơm lừng trong gió se gợi cho người đọc màu vàng ươm của những trái ổi nơi vườn quê trong một buổi chiều cuối hạ, đầu thu.  Và vì có gió thu “se” lạnh nên hương ổi mới thêm nồng nàn, phả vào đất trời và hồn người để cho tác giả “bỗng” phát hiện ra thu đã về.Không chỉ có “hương ổi” trong “gió se”, nhà thơ còn nhận thấy:

“Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về”

Với cách nhân hóa, từ láy “chùng chình” gợi tả sự chậm rãi, nhẹ nhàng của màn sương giống như một nàng Thu yêu kiều đang bước tới gợi sự vận động chậm chạp như làm nũng như ngại ngùng của sương đầu thu. Sương thu  giăng mắc chuyển động nhẹ nhàng nơi đường thôn ngõ xóm.Thế nhưng, dù đã cảm nhận được mùa thu qua ba giác quan khứu giác (hương ổi – vị giác, gió se – xúc giác, sương chùng chình – thị giác) nhưng tác giả vẫn chưa hết sững sờ, vẫn chưa dám tin là thu đã về nên mới mơ hồ: “Hình như thu đã về”.  “Hình như” là chưa chắc chắn, không chắn chắn nhưng kì thực là tác giả đã tự khẳng định rằng: mùa thu về thật rồi.

Khổ thơ thứ hai thể hiện cảm nhận của nhà thơ trước những thay đổi của thiên nhiên , đất trời lúc sang thu.Thu về, không gian bức tranh màu thu được quan sát ở chiều cao, độ rộng với những cảnh vật cụ thể :

“Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu.”

Tác giả dùng biện pháp tu từ nhân hóa “dềnh dàng” miêu tả rất thực và sống động đặc điểm dòng chảy hiền hòa của dòng sông mùa thu. Dòng sông trôi mùa thu gợi cảm giác lững lờ, thanh thản. Đây cũng là nét đặc trưng của dòng hải lưu khi đất trời vào thu. Mùa thu được cảm nhận trong mọi thời điểm.Trong thơ hình ảnh cánh chim trên bầu trời thường gợi nhiều, gợi về dòng thời gian đang vận động. Cánh chim bay vội vã trước khi hoàng hôn về hay cánh chim đang vội vã bay đi tránh cái se lạnh của gió thu.

Đọc thêm  Cảm nhận hình tượng người anh hùng thời Trần qua Thuật hòai và Cảm hoài

Cánh chim trời “ vội vã” trong sự cảm nhận tinh tế của tâm hồn nghệ sĩ luôn tràn đầy cảm xúc trước vạn vật. Tất cả như đang vận động, gắn kết, hài hòa trong đất trời lúc sang thu.Mây trời vốn thay đổi nhanh chóng. Một cơn gió nhẹ đôi khi cũng khiến mây thay hình đổi sắc. Đám mây trong câu thơ là chiếc cầu mềm mại nối từ hạ sang thu. Khoảnh khắc giao mùa được ghi lại vừa mới mẻ, vừa tinh tế. Động từ “ vắt” gợi liên tưởng đám mây như tấm lụa , tấm khăn voan của người thiếu nữ lửng lơ trên bầu trời.

Khổ thơ cuối từ cảm nhận về mùa thu, nhà thơ hướng vào tâm tưởng

“ Vẫn còn bao nhiêu nắng.

Đã vơi dần cơn mưa.

Sấm cũng bớt bất ngờ.

Trên hàng cây đứng tuổi”.

Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn  sáng nhưng nhạt dần. Những ngày giao mùa ít đi những cơn mưa ào ạt, bất ngờ.Tác giả đã chọn dùng những từ không lặp lại để diễn tả một ý nghĩa : sự giảm đi về mức độ. Không gay gắt đổ lửa như nắng hạ, nắng thu dìu dịu trong lành.Không sầm sập trút nước như mưa hè, mưa thu lưa thưa. Sấm cũng không rền vang , bất ngờ mà ít đi, nhỏ hơn. Những tiếng sấm bất ngờ gắn với những suy ngẫm về cuộc đời, lẽ sống.

Tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa “hàng cây đứng tuổi” vừa tả thực những cây cổ thụ lâu năm. Vừa gợi tả thế giới sang thu của hồn người, đời người. Vẻ điềm tĩnh của cây trước sấm sét phải chăng là ẩn dụ chỉ sự từng trải, chín chắn của con người sau những bão giông. Khi con người đã từng trải thì càng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.

Đọc thêm  Qua "tỏ lòng" hình ảnh trang nam nhi thời Trần mang vẻ đẹp và ý nghĩa gì? Vẻ đẹp hình ảnh trang nam nhi thời Trần qua tỏ lòng

Bài thơ sang thu của tác giả nào ?

Từ cuối hạ sang thu đất trời có nhiều chuyển biến.Sự chuyển biến này được tác giả gợi lên bằng những cảm nhận tinh tế. Qua những hình ảnh tư ngữ giản dị , giàu sức biểu cảm, gần gũi với cuộc sống.Thơ 5 chữ nhẹ nhàng mà lắng đọng, thấm sâu.Sang thu đã miêu tả cảnh thu thiên nhiên đẹp, tình thu thi nhân thiết tha trìu mến.

Hữu Thỉnh đã dâng tặng cho đời khúc sang thu nhẹ nhàng mà sâu lắng làm phong phú tâm hồn.Bài thơ bé nhỏ xinh xắn nhưng chứa nhiều điều thú vị, bởi vì mỗi chữ, mỗi dòng là một phát hiện mới mẻ. Sang thu đã đánh thức trong lòng người đọc tình yêu thiên nhiên, đất trời, quê hương.

Scroll to Top