Thông tin tiểu sử nhà thơ Tế Hanh – Tuyển tập thơ hay Tế Hanh
Nhà thơ Tế Hanh ,tác giả của rất nhiều bài thơ về chủ đề quê hương đất nước. Mặc dù là bông hoa nở muộn trên thi đàn nhưng ông đã kịp ghi dấu ấn trong lòng công chúng bằng một hồn thơ trong trẻo và mộc mạc. Thơ ông không diễn đạt những điều cao siêu,hư hư, thực thực. Không quá mãnh liệt và sôi nổi như Xuân Diệu,Huy Cận,hay Chế Lan Viên. Ông chọn cho mình một lối đi riêng với giọng thơ nhẹ nhàng ,đằm thắm,có chút gì đó rất mộc,rất chân quê. Nhắc tới ông ,người ta nhớ tới con sông quê hương bình yên và đầy ắp những kỷ niệm.
Tiểu sử và sự nghiệp nhà thơ Tế Hanh
Tế Hanh tên thật là Trần Tế Hanh, ông sinh ngày 20/06/1921 tại Quảng Ngãi.Quê ông là một cù lao nổi trên sông Trà Bồng với nghề chài lưới truyền thống. Ông đã từng giới thiệu về nơi chôn rau cắt rốn ấy bằng một giọng thơ hết sức tự hào trong bài thơ “Quê hương”
“Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa này sông.”
Năm 1936, ông theo học tại trường Quốc học Huế.
Cha ông làm nghề thầy thuốc và dạy chữ,tuy nhiên lại rất yêu thích thơ ca. Được thừa hưởng những tố chất văn chương từ gia đình,nên từ nhỏ cậu học trò Tế Hanh đã bộc lộ năng khiếu viết thơ vô cùng đặc biệt. Bài thơ “Những ngày nghỉ học” là sáng tác đầu tay của ông.
Những tập thơ của ông ra đời sau này đều gây được tiếng vang lớn.Trong đó phải kể đến “Nghẹn ngào”,tập thơ đã giành được giải khuyến khích của Tự lực văn đoàn.Một giải thưởng uy tín trong giới văn nghệ sĩ lúc bấy giờ.
Năm 1945, ông tham gia sôi nổi vào phong trào cách mạng ,tham gia công tác văn hóa ,văn nghệ tại Huế và Đà Nẵng.
Sau năm 1954, ông giữ nhiều chức vụ quan trọng tại Hội nhà văn Việt Nam.
Với những đóng góp to lớn cho nền văn học nước nhà , ông đã vinh dự được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I(1996).
Năm 2009, ông mất tại nhà riêng sau nhiều năm chống chọi với bệnh tật.


Tác phẩm tiêu biểu của Tế Hanh
Thơ Tế Hanh
+ Nghẹn ngào(1939,tập thơ đầu tay của Tế Hanh)
+ Hoa Niên(1945,trong đó nổi tiếng nhất là bài thơ Quê hương)
+ Gửi Miền Bắc(1955)
+ Lòng Miền Nam(1956)
+ Tiếng sóng(1960)
+ Bài thơ tháng bảy
+ Hai nửa yêu thương
Thơ Tế Hanh dành cho thiếu nhi
+ Chuyện em bé cười ra đồng tiền(1960)
+ Những tấm bản đồ(1965)
+ Thơ viết cho con(1974)
+ Tiếng sáo,tiếng đàn ,tiếng hát(1983)
Tác phẩm phê bình văn học Tế Hanh
+ Thơ và cuộc sống mới(1961)
Tế Hanh – nhà thơ nặng lòng với quê hương
Nếu đã trót yêu hồn thơ của Tế Hanh ,chúng ta sẽ yêu luôn cả những dòng sông và những kỷ niệm ông hằng gắn bó. Đã có một dòng sông như thế,một dòng sông nặng nghĩa ân tình chảy suốt bao nhiêu thế hệ .
-“Nhớ con sông quê hương”:
Bài thơ trong trẻo ,da diết của một người con xa quê khi nhớ về dòng sông nơi chôn rau cắt rốn.Dòng sông hiền hòa và bình yên đó đã chở đầy những kỷ niệm của tuổi thơ. Để rồi khi đi xa ,bao nhiêu nỗi nhớ thương,bao nhiêu hồi ức chợt ùa về như từng đợt sóng:
“ Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
…
Có những trưa tôi đứng dưới hàng cây
Bỗng dâng cả một nỗi tràn đầy
Hình ảnh con sông quê mát rượi.”
Hình ảnh con sông quê đã tắm mát cả cuộc đời đâu dễ gì mà quên được.Cái cảm giác được đắm mình trong dòng nước mát lạnh đó đã khiến nhà thơ”dâng cả một nỗi tràn đầy.” Chỉ mong sớm được trở về úp mặt vào dòng sông,nghe thì thầm vị quê ,vị đất.Khát khao trở về thôi thúc ông:
“Tôi sẽ về dòng sông của mơ ước
Tôi sẽ về bến nước của tình thương
Tôi sẽ về bến nước của quê hương”
Quê hương- bến đỗ bình yên nhất trong cuộc đời con người,dù có đi đâu xa trong lòng chúng ta đều khao khát được trở về nơi bình yên ấy.
-“Quê hương” mảnh hồn làng giữa muôn trùng sóng biển.
Nếu như dòng sông quê hiền hậu và bao dung ,chở che cho những đứa trẻ “tụm năm tụm bảy” bơi lội giữa dòng,thì con thuyền với cánh buồm giương to thâu góp gió như chở đầy hy vọng,mong ước về một cuộc sống tốt đẹp hơn.Nhớ quê hương,nhà thơ nhớ da diết cái mùi nồng mặn của biển cả:
“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh cá bạc chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”
Một con người nặng lòng với quê hương bởi vậy lúc nào trong trái tim của ông cũng trào dâng ,thổn thức nhớ nhung miền quê ấy. Thơ ông mộc mạc ,chân chất như chính con người ông.Những sáng tác của ông dễ đi sâu vào lòng người cũng chính bởi sự gần gũi và đồng cảm. Như nhà thơ Thanh Thảo đã từng nhận xét: “Ngay từ lúc xuất hiện trong phong trào Thơ Mới,thơ Tế Hanh đã là hiện tượng vì sự mộc mạc,chân thành,vì sự trong trẻo,giản dị như một dòng sông”.
Có rất nhiều sáng tác về quê hương của rất nhiều nhà thơ nổi tiếng như Quê hương của Giang Nam với nhưng ngày trốn học đuổi bướm cạnh bờ ao,Quê hương của Đỗ Trung Quân với chùm khế ngọt ,cầu tre nhỏ…Tuy nhiên,những vần thơ của Tế Hanh vẫn có chỗ đứng nhất định trong lòng công chúng.Sự đặc biệt của hồn thơ Tế Hanh xuất phát từ sự giản dị và chân chất nhất,những cảm xúc đến cũng hết sức tự nhiên.