Lục Vân Tiên trích đoạn Lẽ Ghét Thương

Từ Lẽ ghét thương bàn về vai trò,  trách nhiệm của trí thức thời nay

Dàn ý bài làm: 

Từ đoạn trích Lẽ ghét thương (trích Truyện Lục Vân Tiên), bàn về vai trò,  trách nhiệm của trí thức thời nay.

1. Vai trò, trách nhiệm của kẻ sĩ thời xưa trong Lẽ ghét thương

– Kẻ sĩ trong Lẽ ghét thương: những người tài trí, đức độ, có chí hướng hành đạo giúp đời, giúp dân nhưng không đạt sở nguyện bởi không gặp thời vận.

-Mặc dù không đạt sở nguyện nhưng ý chí, lí tưởng họ đeo đuổi thực đáng trân trọng, noi theo.

2. Bàn về vai trò, trách nhiệm của trí thức thời nay

– Trí thức thời nay phải học kẻ sĩ thời xưa ở tấm lòng yêu nước thương dân, ở ý chí hành đạo giúp đời.

– Trí thức thời nay có điều kiện học tập, phát huy đạo đức, năng lực của mình vậy nên phải cố gắng tu dưỡng đạo đức và không ngừng học tập để hoàn thiện bản thân, cống hiến cho đất nước.

– Trí thức thời nay phải biết linh hoạt khắc phục những hoàn cảnh khó khăn do điều kiện khách quan mang đến để hoàn thành chí nguyện của mình.

Đọc thêm các bài phân tích văn mẫu lớp 10

Bài làm văn mẫu

Ở thời đại xã hội nào, kẻ sĩ – trí thức cũng là lực lượng quan trọng góp phần không nhỏ trong việc dựng xây đất nước. Trong đoạn trích Lẽ ghét thương (trích Truyện Lục Vân Tiên), Nguyễn Đình Chiểu đã bày tỏ lòng yêu mến, ngợi ca những bậc thánh nhân quân tử thời phong kiến. Kể lại chuyện xưa, nhà thơ mù Đồ Chiểu muốn nhắc chúng ta về vai trò, trách nhiệm của người trí thức hôm nay. 

Lời thơ của Nguyễn Đình Chiểu nhắc chúng ta nhớ đến Nhan Tử, Gia Cát, Đổng Tử, Nguyên Lượng, Hàn Dũ, Liếm, Lạc – những người có tài trí đức độ, có chí hướng muốn hành đạo giúp đời, giúp dân. Suốt cuộc đời, các đức thánh nhân này đã đeo đuổi sự nghiệp, chí nguyện của mình nhưng tiếc thay họ không đạt sở nguyện. Khổng Tử lận đận Khi nơi Tống, Vệ, lúc Trần, lúc Khuông, Nhan Uyên dở dang chết sớm, Gia Cát đã đành phui pha tài năng bởi không thể xoay chuyển nổi thời vận nhà Hán, Đổng Trọng .

Đọc thêm  Những bài tả người thân đang làm việc lớp 5 hay nhất

Thư chí lớn mà không ngôi, Nguyên Lượng phải lui về cày, Hàn Dũ bị đày đi xa, Chu Đôn Di và Trình Di, Trình Hạo bị xua đuổi. Thời thế nhiễu nhương đã khiến những bậc tài đức đó phải lánh nơi danh lợi chông gai cực  lòng. Thời vận đã không cho những hiền tài đó thực hiện hoài bão của mình mà đẩy họ đến nỗi phải đành phui pha. Nhưng mặc dù vậy, ý chí, lí tưởng họ đeo đuổi vẫn thực đáng trân trọng, noi theo. Và chúng ta, những trí thức hôm nay, cần học lắm ở những kẻ sĩ thời xưa tấm lòng yêu nước thương dân và ý chí hành đạo giúp đời.

Thời nay, giới trí thức có có điều kiện học tập, phát huy đạo đức, thể hiện năng lực bản thân. Đảng và Nhà nước ta có những chính sách khuyến trọng nhân tài, thực sự coi hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Mặt khác, khoa học công nghệ kĩ thuật phát triển mạnh, đó là một trong những điều kiện thúc đẩy sự phát triển của tầng lớp trí thức thời đại ngày nay. Chúng ta có cơ hội để nắm bắt nhiều hơn, sâu hơn những tri thức của nhân loại. Thêm vào đó có rất nhiều thách thức nhưng đồng thời đó cũng là những cơ hội để những người trí thức có thể “khoe tài, trổ đức”.. Nhìn chung, các yếu tố khách quan để người tài phát huy khá đầy đủ. Vậy thì yếu tố mang tính chất quyết định còn lại chính là thái độ, tư tưởng, tình cảm, là tài năng,

Đọc thêm  Suy nghĩ về triết lý thế sự của Nguyễn Trãi trong Bảo kính cảnh giới

nội lực cá nhân. Do đó, người trí thức hôm nay phải cố gắng tu dưỡng đạo đức và không ngừng học tập để hoàn thiện bản thân, cống hiến cho đất nước. Trong các giai tầng xã hội hiện nay, chúng ta rất tự hào bởi đội ngũ trí thức nước ta ngày càng đông và có trình độ cao. Điều đáng quý là tình thần học tập, trau dồi kiến thức ở nhiều người rất tốt. Không ít bạn trẻ vừa tốt nghiệp cao đẳng lại tiếp tục liên thông lên đại học. Không ít người vừa làm vừa học để nâng cao năng lực, tay nghề… Như đã bàn bên trên, sở dĩ các đức thánh nhân trong câu chuyện mà Nguyễn Đình Chiểu kế lại cho chúng ta không thể thực hiện được chí nguyện của mình là bởi tuy có thực tài nhưng họ “sinh bất phùng thời”. Thời vận không hanh thông khiến cho những Nhan Tử, Gia Cát Lượng,  Đổng Tử, Nhan Uyên.. không thể thực hiện thành công ước mơ, hoài bão của mình. Tất nhiên, không thời đại nào giống thời đại nào, mọi thời đại có những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau. Nhưng cũng từ chính những câu chuyện mà cụ Đồ Chiểu đã kể, trí thức thời nay nên rút ra cho mình một bài học quý báu, đó chính là phải biết linh hoạt khắc phục những hoàn cảnh khó khăn do điều kiện khách quan mang đến để thực hiện lí tưởng mình đang theo đuổi, đúng như tỉnh thần của Hồ Chủ tịch:

Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên.

Chẳng hạn như việc chúng ta không ngừng học tập để nâng cao trình độ kiến thức cho mình. Có thể nhiều người chưa có điều kiện để tiếp tục bồi dưỡng năng lực nhưng hãy luôn nhớ rằng chúng ta có thể thực hiện những cách khác, chẳng hạn như học từ xa, học qua đài, báo, qua chính bạn bè đồng nghiệp của mình.. Hay đơn giản như với học sinh chúng ta, nhiều bạn không có điều kiện đến các trường công lập, dân lập để học thì cũng có thể tham gia các lớp bổ túc văn hóa để hoàn thiện kiến thức phổ thông.. Biết khắc phục hoàn cảnh khách quan, chúng ta sẽ làm được nhiều hơn những mình nghĩ.

Đọc thêm  Ảnh hưởng cuộc đời đến sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu

Trong Lẽ ghét thương, khi viết về những người hiền bất đắc chí Nguyễn Đình Chiểu đã bày tỏ sâu sắc sự đồng cảm, yêu mến, thương tiếc cho nhân cách, tài năng của họ. Chúng ta – những trí thức thời nay – chỉ nên lựa chọn, nhận lấy lòng yêu mến, trân trọng và gửi lại mối đồng cảm tiếc thương đó cho những kẻ sĩ thời xưa.

Tham khảo các bài phân tích về Lục Vân Tiên

Scroll to Top