Văn học trung đại Việt Nam đã hấp thụ mạch nguồn văn học dân gian như thế nào? 2

Văn học trung đại Việt Nam đã hấp thụ mạch nguồn văn học dân gian như thế nào?

 Để: Văn học trung đại Việt Nam đã hấp thụ mạch nguồn văn học dân gian như thế nào?

Dàn ý Văn học trung đại Việt Nam đã hấp thụ mạch nguồn văn học dân gian

100 tác giả nổi bật trong nền Văn Học Trung Đại Việt Nam - Văn học trung đại Việt Nam đã hấp thụ mạch nguồn văn học dân gian
Văn học trung đại Việt Nam đã hấp thụ mạch nguồn văn học dân gian

– Bất cứ nền văn học dân tộc nào cũng phải hấp thụ mạch nguồn văn học dân gian. Văn học dân gian cung cấp để tài, cốt truyện, kinh nghiệm  nghệ thuật; định hướng, bảo tồn bản sắc dân tộc và song hành với văn học viết trong suốt thời kì trung đại.

– Sự hấp thụ mạch nguồn văn học dân gian của văn học trung đại Việt Nam:

+ Nhiều sáng tác văn xuôi chữ Hán sưu tầm, ghi chép, viết lại các truyền thuyết dân gian của người Việt.

+ Các thể loại truyện Nôm, ngâm khúc vừa tiếp thu tư tưởng từ nguồn cội dân gian, vừa phát huy kinh nghiệm nghệ thuật của ca dao, tục ngữ.

+ Nhiều tác gia lớn của dân tộc tiếp thu giá trị nội dung và kinh nghiệm nghệ thuật sáng tác của văn học dân gian, sáng tạo nên những tác phẩm có sức sống lâu bền.

Bài làm Văn học trung đại Việt Nam đã hấp thụ mạch nguồn văn học dân gian

Các đặc trưng nổi bật của văn học Trung đại Việt Nam
Văn học trung đại Việt Nam đã hấp thụ mạch nguồn văn học dân gian

Đến thế kỉ thứ X, văn học viết Việt Nam mới khai sinh nhưng ngay sau đó nó đã phát triển hết sức nhanh chóng và đạt được những thành tựu rực rỡ. Điều đó có được là bởi văn học viết Việt Nam – cụ thể là văn học trung đại – đã hấp thụ mạch nguồn văn học dân gian, tiếp thu từ văn học dân gian những tỉnh hoa tư tưởng và kinh nghiệm nghệ thuật.

Đọc thêm  Giới thiệu về chủ nghĩa yêu nước trong văn học đời Trần

Thực tế, phải thừa nhận rằng bất cứ nền văn học dân tộc nào cũng phải hấp thụ mạch nguồn văn học dân gian. Ở nước ta, nên văn học dân tộc chính thức ra đời sau ngàn năm bị phong kiến Trung Hoa đô hộ. Do đó, văn học dân gian lại càng quan trọng. Văn học dân gian không chỉ cung cấp đề tài, cốt truyện, kinh nghiệm nghệ thuật mà còn định hướng, bảo tồn bản sắc dân tộc và song hành với văn học viết trong suốt thời kì trung đại. Ngay từ những sáng tác văn xuôi chữ Hán đầu tiên như Việt điện u linh tập (Lí Tế Xuyên), Lĩnh Nam chích quái lục (Trần Thế Pháp), các tác giả đều sưu tầm, ghi chép, viết lại các truyền thuyết dân gian của người Việt: An Dương Vương, Thánh Gióng, Hai Bà Trưng, Triệu Quang Phục, Lí Phật Tử, truyện trầu cau, bánh chưng.. Đại Việt sử kí toàn thư cũng có nhiều trường hợp hấp thụ truyền thống văn học dân gian. Yếu tố dân gian càng phong phú hơn trong các tác phẩm truyền kì như Thánh Tông di thảo (Lê Thánh Tông), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ).. Trong Nam triều công nghiệp diễn chí (Nguyễn Khoa Chiêm) và Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái) ta cũng thấy nụ cười hóm hỉnh của dân gian.

Tìm hiểu đặc điểm văn học trung đại Việt Nam?Một số đặc điểm nổi bật

Với các sáng tác thơ ca, sự hấp thụ văn học dân gian được thể hiện ở việc tiếp thu các thể thơ như lục bát, song thất lục bát từ ca dao, dân ca.Các thể loại truyện Nôm, ngâm khúc vừa tiếp thu tư tưởng từ nguồn cội dân gian, vừa phát huy kinh nghiệm nghệ thuật của ca dao, tục ngữ. Chúng ta bắt gặp nỗi lòng, tâm sự của những cô gái trong các bài ca Thân em… trong thơ Hồ Xuân Hương. Chúng ta gặp lại thể thơ lục bát truyền thống trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, gặp lại thể song thất lục bát trong Chinh phụ ngâm khúc (bản dịch của Đoàn Thị Điểm), Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều) với những câu thơ du dương, trầm bổng, giọng điệu trữ tình ngọt ngào. Chúng ta bắt gặp trong văn học viết những câu tục ngữ, thành ngữ ba chìm bảy nổi, xanh như lá, bạc như vôi, năm thì mười họa, cố đấm ðn xôi quen thuộc trong thơ Hồ Xuân Hương: Bảy nổi ba chìm với nước non; Đừng xanh như lá bạc như vôi; Năm thì mười họa chăng hay chớ; Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm..

Đọc thêm  Đây thôn vĩ dạ

Tiêu biểu cho tỉnh thần tiếp thu sáng tạo mạch nguồn văn học dân gian phải kể đến những tác gia lớn của dân tộc như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Tú Xương.. Nhờ tắm mình trong suối nguồn văn hóa dân gian của dân tộc, hấp thụ dưỡng chất giàu có, lành mạnh đó mà sự nghiệp văn học của các tác gia này đã đơm hoa kết trái rực rỡ. Đó cũng là một quy luật phát triển của văn học trung đại.

Xem thêm: Phân tích đánh giá đóng góp văn học trung đại Việt Nam

Scroll to Top