Đề: Nghệ thuật sử dụng từ ngữ và ý thức tìm tòi, sáng tạo một thể thơ viết bằng tiếng Việt của Nguyễn Trãi trong Cảnh ngày hè
Dàn ý
– Nghệ thuật sử dụng từ ngữ trong Cảnh ngày hè:
+ Nguyễn Trãi đã lựa chọn một hệ thống từ ngữ giản dị, tỉnh tế (rôi, tán rợp giương, tiễn, phun…) xen lẫn từ Hán (hoè lục, thạch lựu, hồng liên trì, ngư phủ, tịch dương) và điển tích (cây đàn của vua Thuấn gảy khúc Nam, phong).
+ Sử dụng hàng loạt các từ láy độc đáo: đùn đùn, lao xao, dắng dỏi…
-> Bài thơ là một mẫu mực trong cách sử dụng và sáng tạo tiếng Việt. Ngôn từ trong bài thơ góp phần làm phong phú, giàu có thêm cho tiếng Việt; thể hiện tài năng nghệ thuật của Nguyễn Trãi.
– Ý thức tìm tòi, sáng tạo một thể thơ viết bằng tiếng Việt: Nguyễn Trãi sáng tạo thể thơ thất ngôn xen lục ngôn chưa từng có trong văn học dân tộc.
+ Nguyễn Trãi là người khởi đầu và sáng tác theo thể thất ngôn xen lục ngôn nhiều nhất.
+ Cảnh ngày hè là một sáng tạo về hình thức thơ, câu thất ngôn xen lục ngôn, các câu đối chỉnh tề, tiết tấu đa dạng.
=> Với những sáng tạo độc đáo trong, bài thơ là một minh chứng chứng tỏ Nguyễn Trãi là người đặt nền móng cho thi ca Việt Nam.
Bài làm
Nguyễn Trãi là tác giả lớn đầu tiên của văn học trung đại Việt Nam. Vị trí hàng đầu của thi nhân không chỉ được biểu hiện ở những giá trị tư tưởng) sâu sắc mà còn ở năng lực nghệ thuật nổi trội. Việc sử dụng từ ngữ và ý thức tìm tòi, sáng tạo một thể thơ viết bằng tiếng Việt là một trong các năng lực đó. Bài thơ Cảnh ngày hè là một minh chứng tiêu biểu cho tài năng nghệ thuật của nhà thơ. Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới, bài 43) nằm trong Quốc âm thi tập – 3 tập thơ Nôm nổi tiếng của Nguyễn Trãi. Không phải đến Nguyễn Trãi chữ Nôm mới xuất hiện nhưng phải đợi đến ông thì thơ Nôm mới đúng là thợ của người Việt. Sở dĩ có thể nói như vậy là bởi khi viết Quốc âm thi lập nhà thơ đã sử dụng tiếng Việt, chữ Việt một cách nhuần nhuyễn, thuần thục. Trong Cảnh ngày hè, Nguyễn Trãi đã lựa chọn một hệ thống từ ngữ rất giản dị, tình tế:
Rồi hóng mát thuở ngày trường
Hoè lục đùn đùn tán rợp gương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.
Bài thơ mở đầu bằng từ rồi. Rồi là từ cổ, có nghĩa là “nhàn nhã, không vướng bận điều gì”. Dùng chữ rồi, đặt ở đâu câu, tách ra thành một nhịp, tác giả muốn nói lên cảm nhận của mình về thời gian rỗi. Các từ ngữ tán rợp lương, tiễn, phun là những động từ mạnh, thuần Nôm, gợi tả sức sống căng đầy chất chứa từ bên trong tạo vật, tạo nên những hình ảnh mới lạ, gây ấn tượng. Nguyễn Trãi đã sử dụng rất tự nhiên những từ ngữ này đồng thời xen lẫn chúng với các từ Hán như ñoè lục, thạch lựu, hồng liên trì, ngư phủ, tịch dương và điển tích (Ngưu cảm). Những từ ngữ Hán Việt cùng với điển tích đã góp phần mang đến bài thơ vẻ đẹp của sự cô đọng, hàm súc. Bức tranh hiện lên với bao hình ảnh đầy sức sống: lá hòe xanh thẫm mượt, hoa thạch lựu đỏ chói chang, sen hồng dâu đã cuối hạ nhưng hương thơm vẫn nức không gian và có nắng chiều buông xuống đấy nhưng không hề u buồn, ảm đạm. Bài thơ thất ngôn bát cú có đến sáu câu tả cảnh khiến cho bức tranh cảnh vật ngày hè hiện lên với đủ màu sắc, đường nét, âm thanh, hương thơm. Nguyễn Trãi chỉ dành hai câu để “ngụ tình” và chỉ khéo nhắc lại điển Ngư cẩm, nhà thơ đã gợi ra mênh mông nỗi niềm tâm sự. Ngu cầm là đàn của vua Ngu Thuấn tương truyền vua Nghiêu có ban cho vua Thuấn một cây đàn. Vua Thuấn thường gảy đàn ca khúc Nam phong:
Gió nam mát mẻ
Làm cho dân ta bớt ưu phiền.
Gió nam thổi đúng lúc
Làm cho dân ta ngày thêm nhiều của cải
Điển tích Ngư cẩm đã khắc sâu thêm ước muốn ngàn đời của Nguyễn Trãi: mong cho muôn dân được ấm no, hạnh phúc. Hàm súc, cô đọng mà cũng hết sức nôm na, tỉnh tế, đó là cái tài trong cách sử dụng từ ngữ, kết hợp các từ ngữ thuần Việt, Hán Việt của thi nhân.
Cũng trong bài thơ, chúng ta còn bắt gặp khá nhiều các từ láy, gồm cả từ láy tượng hình (đàn đùn) và từ láy tượng thanh (/œo xao, dắng dỏi). Với từ đùn đùn, độc giả có thể cảm nhận rõ ràng một sức sống, sức sinh sôi không ngừng từ bên trong đang tuôn trào ra ngoài. Các từ tượng thanh như lao xao đặt trước chợ cá, dắng dỏi đặt trước câm ue, làm nổi bật không nhộn nhịp của chiều hè nơi làng quê. Như vậy, một lần nữa chúng ta lại có thể khẳng định Cảnh ngày hè là tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp về ngôn từ góp phần làm phong phú, giàu có thêm cho tiếng Việt.
Bảo kính cảnh giới (bài 43) không chỉ là một mẫu mực trong cách sử dụng và sáng tạo tiếng Việt mà còn là một điển hình cho ý thức sáng tạo một thể thơ viết bằng tiếng Việt của Nguyễn Trãi. Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật nhưng có sự phá cách ở chỗ tác giả đã xen vào những câu lục ngôn. Thể thơ thất ngôn xen lục ngôn là thể thơ tiếng Việt, được ưa chuộng ở các thế kỉ XV, XVI, XVII. Các tác giả sáng tác theo thể này là Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trịnh Căn. đặc biệt là Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi là người khởi đầu và sáng tác theo thể này nhiều nhất. Quốc âm thi tập có 254 bài thì có đến 186 bài làm theo thể này.
So với các bài thất ngôn bát cú thông thường, tác phẩm Cảnh ngày hè có sự khác biệt về số lượng câu chữ và cấu trúc tiết tấu. Câu thơ đầu tiên và câu thơ cuối cùng đều được tác giả viết chỉ với sáu chữ, thể hiện cảm xúc dồn nén của Nguyễn Trãi:
– Rồi hóng mát thuở ngày trường
– Dân giàu đủ khắp đòi phương
Câu thơ thứ ba và thứ tư ngắt nhịp 3/4:
Thạch lựu hiên / còn phun thức đỏ
Hồng liên trì / đã tiễn mùi hương
Những sự khác biệt này làm cho cấu trúc bài thơ thay đổi. Câu một và câu tám trở thành câu độc lập, khác với thể thơ Đường luật. Trong thơ Đường luật, câu một phải gắn với câu hai thành một “liên” chỉnh thể. Câu bảy và câu tám cũng vậy. Mặt khác, câu sáu chữ dùng xen câu bảy chữ làm cho bài thơ có tiết tấu đa dạng hơn so với thể thơ thất ngôn Đường luật của Trung Quốc:
Rồi / hóng mát / thuở ngày trường
Hoè lục đùn đùn / tán rợp giương
Thạch lựu hiên !còn phun thức đỏ
Hồng liên trì / đã tiễn mùi hương
Lao xao chợ cá / làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve / lầu tịch dương
Dẽ có Ngu cầm / đàn một tiếng
Dân giàu đủ / khắp đòi phương
Như vậy, có thể thấy Cảnh ngày hè là một sáng tạo về hình thức thơ, câu thất ngôn xen lục ngôn, các câu đối chỉnh tề, sử dụng từ ngữ rất tài tình. Những sáng tạo tuyệt vời đó còn được Nguyễn Trãi thể hiện thành công trong rất nhiều các sáng tác khác, đặc biệt là trong Quốc âm thi tập. Và bởi vậy nên ông xứng đáng nhà thơ lớn đầu tiên của văn học trung đại Việt Nam, là người đặt nền móng cho thi ca Việt Nam.