Trong Dương Từ – Hà Mậu, Nguyễn Đình Chiểu viết:
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm,
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.
Bằng những sáng tác thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu mà anh/chị đã học, hãy làm sáng tỏ quan niệm trên.
Dàn ý bài làm:
– Giải thích:
- Đạo: là đạo lí nhân nghĩa của nho gia nhưng với Nguyễn Đình Chiếu, đạo còn là đạo nghĩa của nhân dân.
- Thuyên: văn chương nghệ thuật
- Khẩm: đắm.
- Thằng gian: những kẻ bất nghĩa.
- Tờ: mòn, vẹt,
— > Câu thơ thể hiện quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu: Văn chương phải chuyên chở đạo lí và chiến đấu cho sự nghiệp chính nghĩa.
– Chứng minh:
- Trong Lễ ghét thương, Nguyễn Đình Chiểu phê phán, lên án những vị vua chúa chỉ biết đắm say tửu sắc, bỏ bê chính sự, làm hại đến nhân dân.
- Trong Chạy giặc, nhà thơ tố cáo tội ác của quân xâm lược, phê phán sự hèn yếu, bạc nhược của triều đình phong kiến nhà Nguyễn.
- Trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, ông tố cáo tội ác của kẻ thù và nguyễn rủa những kẻ bán nước cầu vinh.
– Nhận xét, đánh giá: :
- Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Đình Chiểu hết sức đúng đắn, thể hiện tinh thần hiện thực và giá trị nhân đạo của văn chương.
- Quan niệm của Nguyễn Đình Chiểu nhận được sự đồng vọng từ các nhà thơ, nhà văn lớn: Phan Bội Châu, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, Tố Hữu…
Đọc thêm các bài phân tích văn mẫu lớp 10
Bài làm văn mẫu
Viết văn làm thơ là một hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Nhưng Nguyễn Đình Chiểu, hoạt động sáng tạo nghệ thuật đó luôn gắn liền một mục đích cao cả như ông đã viết trong Dương Từ – Hà Mậu:
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm,
Đám mấy thằng gian bút chẳng tà.
Trong hai dòng thơ trên, có thể hiểu đạo là đạo lí nhân nghĩa của gia. Nho giáo quan niệm con người trong xã hội phải có đủ “tam cương “ngũ thường”, người phụ nữ trong xã hội phong kiến phải có đủ “tam tòng” “tứ đức”. Là một nhà nho, Nguyễn Đình Chiểu thấm thía những đạo lí mà hơn ai hết. Nhưng với ông, đạo còn là đạo nghĩa của nhân dân. Đạo lí mà ông hướng tới chính là đạo nghĩa của nhân dân. Hình ảnh thuyền trong câu thơ của Nguyễn Đình Chiểu là hình ảnh biểu trưng cho văn chương nghệ thuật; thằng gian là cách nhà thơ gọi những kẻ bất nghĩa; phẩm là đắm tà nghĩa là mòn, vẹt. Tựu chung lại, câu thơ trên thể hiện một quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu: Văn chương phải chuyên chở đạo lí mà chiến đấu cho sự nghiệp chính nghĩa.
Nhìn vào sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu từ trước và sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, có thể thấy nhà thơ rất trung thực với quan niệm đó. Trong Lẽ ghét thương (trích Truyện Lục Vân Tiên) Nguyễn Đình Chiểu đã bày tỏ nỗi ghé những hôn quân bạo chúa:
Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm,
Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang.
Ghét đời U, Lệ đa đoan,
Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần.
Ghét đời Ngũ bá phân vân,
Chuộng bê dối trá làm dân nhọc nhằn.
Ghét đời thúc quý phân băng,
Sớm đầu tối đánh lằng nhằng rối dân.
Lời thơ là tiếng nói phê phán, lên án những vị vua chúa chỉ biết đắm say tửu sắc, bỏ bê chính sự, không chăm. lo đến đời sống của dân, khiến dân phải chịu mọi tai ách, khổ sở trăm chiều. Điệp từ ghét lặp lại bốn lần, đứng đầu các câu thơ lục nhấn mạnh cảm xúc căm phẫn của Nguyễn Đình Chiểu.
Xem thêm các bài viết của tác giả Nguyễn Đình Chiểu
Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, ngòi bút Đồ Chiểu có sự chuyển hướng trong đối tượng phê phán. Ở Chạy giặc, vẽ lên thám cảnh nước mất nhà tan, nhân dân lâm vào loạn lạc, li tán, nhà thơ đã tố cáo tội ác của quân xâm lược:
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,
Mất ổ bầy chim dáo dác bay.
Vì đâu lũ trẻ, bây chim phải bỏ nhè, mất ổ, vì đâu chúng phải lơ xơ dáo dác hoảng loạn, mất phương hướng như thế? Vì đâu nên nỗi tan tác, chia lìa đau đớn như thế? Kẻ tàn ác nào đã gây lên thảm cảnh đau đớn đó? Câu trả lời vẻn vẹn nằm trong ba chữ: thực dân Pháp. Khi chúng đặt gót giầy đỉnh xâm lược đến đất nước quê hương này cũng chính là lúc đau thương, tang tóc nhuộm màu khắp mọi không gian:
Bến Nghé của tiền tan bọt nước,
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.
Cũng với cảm hứng tố cáo, trong Vỡn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu gọi đám cướp nước này bằng những từ ngữ : giặc, thằng Tây, lũ treo dê bán chó, quân tả đạo, lũ man di, bình tướng nó.. đẩy coi thường, khinh bỉ. Hóa thân vào những người nông dân nghĩa sĩ, nhà thơ đã thể hiện sâu sắc lòng căm thù đến tận xương tủy bè lũ cướp nước:
… mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ. Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì muốn ra cắn cổ.
Cùng vẫn bằng cảm hứng phê phán, lên án đối với những thằng gian, cũng vẫn trong Chạy giặc và Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu còn chĩa mũi nhọn vào quan quân triều đình phong kiến nhà Nguyễn. Trên lập trường nhân dân, nhà thơ từng mong môi trông tin nhạn:
Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa.
Nhưng trông người người càng vắng bóng (Nguyễn Trãi) nên nhà thơ phải cất tiếng gọi hỏi:
Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,
Nỡ để dân đen mắc nạn này?
Trang dẹp loạn là những đấng bậc từ vua chí quan của triều đình nhà Nguyễn bấy giờ. Lẽ ra khi giặc Pháp xâm lược, họ phải xuất hiện để thực thi trách nhiệm với nước, với dân. Nhưng ngược lại, những kẻ ăn lương dân, đội mũ quan đó lại bặt vô âm tín, để mặc dân đen chống chọi với quân thù. Chúng đâu xứng đáng được gọi là những trang dẹp loạn? Câu hỏi vang lên vừa ngầm ý hi vọng mong manh vừa thể hiện sự chán ngán, chua xót trước thái độ nhu nhược, đầu hàng của những người thuộc “phương diện quốc gia” của triều đình phong kiến.
Như vậy, có thể thấy với quan niệm để ra, Nguyễn Đình Chiểu đã thực thi một cách triệt để trong các sáng tác của mình. Lên án, tố cáo các thế lực phi nghĩa, nhà thơ đã thực hiện trọn vẹn sứ mệnh chở đạo của mình. Và rõ ràng cái đạo đó không đơn thuần chỉ là “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín…mà còn là đạo nghĩa làm người theo quan điểm của nhân dân. Có thể khẳng định quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Đình Chiểu hết sức đúng đắn và mang giá trị nhân văn sâu sắc. Và chính bởi đúng đắn nên sau này, Nguyễn Đình Chiểu nhận được sự đồng vọng từ các nhà thơ, nhà văn lớn như Phan Bội Châu, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, Tố Hữu…
Nếu như quan điểm nghệ thuật là một ngọn hải đăng soi cho con thuyền thơ của người nghệ sĩ không lạc lối trên biển khơi giữa đêm giá lạnh thì quan niệm trên đây của Nguyễn Đình Chiểu đã thực thi đúng sứ mệnh cao cả của mình. Nguyễn Đình Chiểu xứng đáng là một nghĩa sĩ trên mặt trận thơ ca.
Tham khảo các bài phân tích truyện Lục Vân Tiên