Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến

Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến qua Khóc Dương Khuê

Dàn ý bài làm:

Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến qua Khóc Dương Khuê

  1. Sơ lược về con người Nguyễn Khuyến

– Thời đại lịch sử xã hội đầy đau thương.

– Tâm trạng Nguyễn Khuyến đầy đau buồn.

 -> Ảnh hưởng đến sáng tác thơ ca.

  1. Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến qua hai bài thơ

– Con người điềm đạm, tâm hồn giàu tình cảm (bạn bè): Khóc Dương Khuê

– Tâm hồn nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, tạo hoá: Thu điếu

  1. Đánh giá

Những vẻ đẹp tâm hồn được biểu hiện trong hai bài thơ:

– Thể hiện nhân cách, lẽ sống, tâm hồn: giàu tình cảm, có nhân cách, khí tiết.

– Đem đến thơ Nguyễn Khuyến một chiều sâu tư tưởng.

Đọc thêm các bài phân tích văn mẫu lớp 10

Bài làm văn mẫu

Khóc Dương Khuê và Thu điếu  chỉ hai thi phẩm đó thôi cũng đủ nhắc chúng ta nhớ đến người nghệ sĩ tài năng có một nhân cách, một tâm hồn thật đẹp: Nguyễn Khuyến.

Sinh trưởng trong lúc đất nước gặp nạn ngoại xâm, như bao người dân đất Việt, Nguyễn Khuyến thấm thía vô cùng kiếp sống của người dân vong quốc. Mặc dù đỗ đạt và được bổ nhiệm những chức quan tương đối cao trong triều đình nhưng Nguyễn Khuyến chỉ làm quan trên dưới chục năm rồi lấy cớ đau mắt, ông xin về hưu. Sống ở làng quê hai mươi lăm năm nhưng trước lòng ông chưa khi nào nguôi nỗi mặc cảm về sự bất lực của bản thân trước hiện  tình đất nước. Tâm trạng đau buồn ấy đã được nhà thơ gửi gắm vào nhiều các sáng tác của mình. Tuy nhiên, phải thấy rằng nỗi buồn trong thơ Nguyễn Khuyến là nỗi buồn trong sáng. Thơ ông buồn mà không bi lụy bởi lung linh trong mỗi sáng tác của Yên Đổ là những tình cảm hết sức cao đẹp. Chúng ta bắt gặp trong Khóc Dương Khuê một con người điểm đạm, một tâm hồn đa cảm:

Bác Dương thôi đã thôi rồi,

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

Dương Khuê (1839 – 1902) là một người bạn rất thân của Nguyễn Khuyến. Khi nghe tin bạn mất, Nguyễn Khuyến không kìm nổi tiếng kêu thương với nỗi niềm thất vọng. Cụm từ (thôi đã thôi rồi toàn hư từ là cách nói tránh về sự mất mát, trống vắng, không phương bù đắp. Câu thơ tám chữ dàn trải, diễn tả rõ hơn về nỗi mất mát ấy. Hình ảnh nước mây man mác hiện lên trong câu thơ như thể đồng cảm, chia sẻ với nỗi đau mất bạn của thi nhân.

Đọc thêm  Phân tích đánh giá đóng góp văn học trung đại Việt Nam

Sau tiếng thơ xót xa đó, Nguyễn Khuyến hồi tưởng lại những kỉ niệm của tình bạn thắm thiết thuở thanh xuân thơ mộng, êm đẹp. Đó là những ngày đôi bạn chuyên cần đèn sách: Vấn sớm hôm tôi bác cùng nhau, là những ngày cùng nhau vui thú nơi dặm khách: Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo, nơi gác hẹp trong lời ca tiếng đàn, nhịp phách Có khi tâng góc cheo leo, Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang. Cuộc đời, tình bạn của hai người đẹp như giấc mơ tiên. Và tất cả hiện lại trong những dòng thơ hồi cố nghẹn ngào, đứt nối (cũng có lúc, có khi).

Trong bài thơ Bạn đến chơi nhà, Nguyễn Khuyến cũng đã bày tỏ lòng vui mừng khôn xiết trong ngày có bạn đến thăm. Dầu chẳng tìm ra nổi một thức gì để đãi bạn quý nhưng nhân vật trữ tình vẫn thấy vui sướng, hạnh phúc bởi Bác đến chơi đây ta với ta, bởi hai người vẫn thấu hiểu, cảm thông với nhau, vẫn là tri âm, tri kỉ của nhau. Và nếu người bạn trong bài thơ ấy là Dương Khuê thì có lẽ đó là lần gặp gỡ cuối cùng của hai ông bạn già. Đôi bạn gặp lại nhau mừng mừng tủi tủi bởi cả hai vẫn tỉnh thân chưa can.

Ba năm sau lần gặp gỡ đó, Nguyễn Khuyến đã không còn Dương Khuê trên cõi đời này. Mất bạn, ông hãng hụt, như mất đi một phần cơ thể: Chợt nghe tôi bỗng chân tay rụng rời. Và hơn khi nào hết, nhà thơ cảm thấy rõ ràng sự hụt hẫng, trống vắng, cô đơn trong lòng mình:

Rượu ngon không có bạn hiền,

Không mua không phải không tiền không mua.

– Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,

Viết đưa ai, ai biết mà đưa.

Giường kia treo cũng hững hờ,

Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn.

Để rồi cuối cùng, bao nỗi nhớ thương, tiếc nuối, bao nỗi trống vắng trong tâm can Nguyễn Khuyến đã kết đọng thành giọt nước mắt chảy ngược vào tim, nỗi đau trong lòng thi nhân đã trở nên vô tận:

Tuổi già hạt lệ như sương,

Hơi đâu chuốc lấy hai hàng chứa chan!

Bài thơ kết thúc nhưng lắng đọng trong người đọc một nỗi xúc động nghẹn ngào. Xúc động bởi tình cầm cao đẹp của những người bạn tri âm, tri kỉ và xúc động bởi được gặp gỡ một tâm hồn giàu tình cảm, luôn coi trọng tình bạn như Nguyễn Khuyến.

Đọc thêm  Cảm nhận về con người Nguyễn Trãi qua bài thơ Cảnh ngày hè

Không chỉ là người đa cảm, không chỉ là một người bạn trung thành Nguyễn Khuyến còn là một thi nhân vô cùng nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Trong Thu điếu, chúng ta bắt gặp một người nghệ sĩ gắn bó sâu sắc với thiên nhiên làng quê:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngót,

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

Bằng cảm nhận tinh tế của mình, Nguyễn Khuyến đã nắm bắt và thể hiện được cái thần thái rất riêng của cảnh thu xứ Bắc.

Bức họa được vẽ lên bằng những sắc màu dịu nhẹ: nước trong veo, sóng biếc, lá vàng, trời xanh ngắt, đặc biệt có sự hòa sắc tạo hình giữa các điệu xanh: xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo và có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi (Xuân Diệu). Cùng với đó là những đường nét chuyển động nhẹ nhàng tinh tế: sóng hơi gợn tí, ;lá khẽ đưa vèo, mây lơ lửng. Cảnh vật toát lên sự hài hoà, xứng hợp: ao nhỏ – thuyển bé; gió nhẹ – sóng gợn; trời xanh – nước trong; khách vắng teo – chủ thể trầm ngâm. Tất cả thật gợi buồn, thật tĩnh lặng, khơi gợi ấn tượng về một thế giới ẩn dật, lánh đời thoát tục.

Cũng trong Khóc Dương Khuê và Thu điếu người đọc còn nhận thấy một con người luôn canh cánh bên lòng nỗi niềm tâm sự u ẩn, sâu kín trước thời cuộc. Đó là Nguyễn Khuyến đây bất mãn, thất vọng, bất lực, đầy chua chát khi đối thoại với Dương Khuê:

Bác già, tôi cũng già rồi,

Biết thôi, thôi thế thì thôi mới là.

Đó là Nguyễn Khuyến trầm ngâm, đây ưu tư trong hai câu kết bài thơ Thu điếu:

Tựa gối ôm cần lâu chẳng được,

Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

Nói chuyện câu cá nhưng thực ra thi nhân không hề chú ý vào việc câu cá. Nói chuyện câu cá nhưng thực chất là để đón nhận trời thu, cảnh thu vào lòng và gửi gắm tâm sự. Từ lời thơ, ta cảm nhận rõ ràng cõi lòng tĩnh lặng của thi nhân. Cõi lòng nhà thơ tĩnh lặng để cảm nhận độ trong veo của nước, cảm nhận cái hơi gợn của sóng, cảm nhận độ rơi khẽ của lá. Đặc biệt sự tĩnh lặng trong tâm hồn được gợi lên sâu sắc từ một tiếng động nhỏ: tiếng cá đớp mồi. Đó là sự tĩnh lặng tuyệt đối của tâm cảnh, của tấm lòng thi nhân. Phải chăng cái se lạnh của cảnh thu đã thấm vào tâm hồn nhà thơ? Hay chính cái lạnh của tâm hồn thi nhân đang thấm vào cảnh vật? Có lẽ cả hai.

Đọc thêm  Đánh giá vai trò của văn học đời Lý trong văn học dân tộc

Hai câu thơ nói lên tâm sự của một nhà nho lánh đời thoát tục song vẫn không nguôi nghĩ về đất nước nhân dân, về sự bế tắc, bất lực của bản thân. Nhàn thân song không nhàn tâm, Nguyễn Khuyến không thể ung dung đi câu như một ẩn sĩ thực thụ.

Hai bài thơ, hai nỗi lòng khác nhau nhưng tựu chung lại vẫn là một tâm hồn đa cảm, gắn bó tha thiết với thiên nhiên đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc. Và đó cũng chính là chiều sâu tư tưởng trong thơ Nguyễn Khuyến.

Xem thêm các bài viết của tác giả Nguyễn Khuyến

Scroll to Top