Tiểu sử nhà thơ, nhà biên khảo Lê Quang Định
(1759 – 1813)
Nhà thơ, nhà biên khảo Lê Quang Định, tự Trí Chỉ, hiệu Tấn Trai. Quê gốc : huyện Phú Vinh (cũng gọi là Phú Vang) tỉnh Thừa Thiên. Xuất thân từ gia đình viên chức nhỏ, sớm mồ côi cha, nhà lại nghèo, ông phải theo anh đời quê vào Gia Định kiếm kế sinh nhai. Vốn thông minh, hiếu học, nên ông được một thầy lang từ tâm giúp đỡ và gả con gái cho. Có điều kiện, Lê Quang Định theo học danh sư Võ Trường Toản, cùng kết bạn với Trịnh Hoài Đức và Ngô Nhân Tĩnh. Ba ông lập Bình Dương thị xã và đều nổi tiếng là ba nhà thơ xuất sắc ở Gia Định. Năm 1788, khi Nguyễn Ánh chiếm lại được Gia Định, cho mở khoa thi tuyển nho sinh, ông và Trịnh Hoài Đức dự thi và đều trúng tuyển. Ông được sơ bổ vào Viện Hàn lâm lo việc biên tu. Tiếp đến, ông được thăng chức Hữu tham trị, rồi Thượng thư bộ Binh, kiêm chức Khâm thiên giám. Năm 1802, sau khi Gia Long lên ngôi, lập triều Nguyễn, Lê Quang Định được sung chức Chánh sứ sang Yên Kinh cầu phong. Về nước, ông tiếp tục được Gia Long giao nhiều trọng trách khác. Năm 1806, ông được giao biên soạn bộ sách lớn đầu tiên của triều Nguyễn là Hoàng Việt địa dể chí. Năm 1810, được thăng Thượng thư bộ Hộ, bộ quan trọng trong lục bộ.
Tác phẩm của nhà thơ, nhà biên khảo Lê Quang Định
Về sáng tác, ông để lại tập thơ Ho nguyên thi thảo bằng chữ Hán. Ông còn có thơ trong cuốn Gia Định tam gia thi viết chung với hai ông Trịnh Hoài Đức và Ngô Nhân Tĩnh.
Từ khi ra làm quan, hoạn lộ của ông khá hanh thông, lại được vua tin dùng và giao trọng trách, nên cuối đời, ông đạt đến tột đỉnh vinh quang. Do đó, khi sáng tác, dù ở trong nước hay dẫn đầu sứ bộ ra nước ngoài, thơ ông đều toát lên niềm vui, lạc quan, yêu đời.
Trên đường đi sứ qua sông Tiêu Tương (Trung Quốc) với tiêu đề Tiêu Tương chu hành tạp hứng (Đi thuyền trên sông Tiêu Tương hứng tản mạn) ông viết một chùm thơ ngũ ngôn bát cú như Dạ tửu hứng, Triêu họa hứng, Ngọ trà hứng, Vấn thị hứng: thể hiện bút pháp giản dị, nhẹ nhàng mà giàu hình tượng, dồi dào cảm xúc. Tương truyền, trong thời gian lưu lại ở Yên Kinh, Tấn Trai đã chính phục được người Trung Quốc vì tài làm thơ nhanh, vẽ giỏi và viết chữ đẹp. Quả đúng như vậy. Đọc một bài thơ khác Đề mỹ nhân dao lỗ đô (Đề bức tranh người đẹp bơi thuyền) càng chứng tỏ bút pháp tài hoa, phong cách đặc biệt của Tấn Trai : “Vẻ đẹp thiên nhiên gợi người ta thèm thuồng muốn “ăn” „ người đẹp bơi chèo lại càng thêm ưa mắt. Giải lưng thướt tha như làn gió nhẹ lướt cành dương liễu, Phấn thoa mặt mát như màn sương nhạt điểm lên hoa phù dung…” (Lời dịch xuôi).
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác